3.096 ngày sống trong địa ngục (Kỳ cuối)
Ám ảnh quá khứ và nỗ lực hòa nhập cuộc sống của cô gái qua cuốn hồi ký của mình.
Viết thư gửi giới truyền thông
Nhiều tháng sau ngày được tự do, Natascha vẫn cảm thấy sợ hãi và cố gắng sống khép kín. Việc có nên công khai cuộc đời bị giam cầm của cô cũng gây nên mối tranh cãi gay gắt giữa những người thân trong gia đình. Trong khi đó, giới truyền thông liên tiếp đưa tin về vụ việc gây sốc có một không hai này. Chưa kịp trở lại cuộc sống bình thường sau 8 năm sống giam cầm, Natascha càng cảm thấy muốn khép kín và tránh tiếp xúc với người lạ. Cô phải viết một bức thư cho giới truyền thông. Cụ thể như sau:
Kính gửi các nhà báo và giới truyền thông
Tôi ý thức rất rõ câu chuyện của tôi ảnh hưởng mạnh mẽ tới công chúng những ngày qua. Tôi có thể tưởng tưởng được cảm giác choáng váng và sợ hãi khi một điều kinh hoàng như thế có thể xảy ra trên thế giới này. Tôi cũng biết quí vị rất tò mò về tôi và muốn biết chi tiết cuộc sống bị giam cầm của tôi thế nào. Tôi xin thông báo rõ cùng quí vị rằng tôi không muốn trả lời thêm bất kỳ câu hỏi nào về đời sống cá nhân ngoài những thông tin sau đây:
Không gian sống: Phòng tôi được trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết và tôi không có ý định công khai trước công chúng.
Sinh hoạt hằng ngày: Theo một phong cách rất cổ điển, bao gồm ăn sáng cùng Priklopil, làm việc nhà, đọc sách, xem tivi, nói chuyện, nấu ăn. Mọi việc đều như thế trong nhiều năm. Cùng với đó là nỗi sợ hãi, cô đơn trong lòng tôi rất lớn.
Căn nhà ngoại ô, nơi có căn phòng giam cầm Natascha Kampusch suốt 8 năm
Về mối quan hệ: Anh ta không phải là ông chủ của tôi. Tôi luôn phản kháng mạnh mẽ, đấu tranh cho sự ngang bằng nên thường lĩnh những chân đòn anh ta đánh bằng tay, chân. Tuy nhiên, anh ta đã bắt cóc nhầm người – cả anh ta và tôi đều biết điều đó. Một mình anh ta thực hiện vụ bắt cóc sau khi đã chuẩn bị mọi thứ từ trước. Tôi phải cùng với anh ta làm một căn phòng chỉ cao chừng 1,6m. Nhân tiện, tôi cũng không khóc sau khi trốn thoát được. Không có lý do gì để buồn. Trong mắt tôi, cái chết của anh ta là không cần thiết. Dù sao, anh ta cũng là một phần cuộc đời của tôi. Đó là lý do tại sao tôi để tang anh ta bằng một cách nào đó. Dĩ nhiên là tuổi trẻ của tôi vì bị bắt cóc đã rất khác so với những người khác. Tuy nhiên, tôi cảm giác mình không bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Nhờ sống với anh ta, tôi cũng tránh được nhiều điều xấu như hút thuốc, uống rượu hay có những người bạn xấu. Tôi cảm thấy tốt trong tình hình hiện tại.
Video đang HOT
Về việc trốn thoát: Khi tôi rửa ô tô của anh ta trong vườn, Priklopil đi ra ngoài để tránh tiếng ồn. Đó là cơ họi của tôi. Tôi rời căn vườn và chạy như điên.
Nhân tiện, tôi chưa bao giờ gọi anh ta là “ông chủ” mặc dù anh ta rất thích điều đó. Tôi nghĩ nó chẳng có ý nghĩa gì.
Wolfgang Priklopil – kẻ bắt cóc và giam cầm cô gái
“Chính là lỗi của Priklopil khi anh ta quyết định lao mình vào xe lửa. Tôi cảm thấy thương cho mẹ của anh ta. Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm tới tôi nhưng làm ơn cho tôi một thời gian, tới khi nào tôi có thể đứng dậy nói về chính mình”. Natascha Kampusch.
Ám ảnh quá khứ
“Tôi không dám ra ngoài một mình vì thấy quá nguy hiểm”, Natascha trả lời phỏng vấn sau 4 tháng được tự do. Cô cảm thấy khó chịu khi đứng trước đám đông và luôn nhận thấy mối nguy hiểm rình rập: “Phần lớn các cuộc gặp gỡ đều vô hại nhưng tôi vẫn thấy sợ hãi khi người lạ chào tôi”.
Natascha Kampusch lần đầu tiên lên tiếng kể về vụ giam cầm năm 2010 khi cô 22 tuổi.
Tuy nhiên, qua thời gian, cuộc sống và tâm lý của Natascha Kampusch dần ổn định trở lại. Cô bắt đầu sắp xếp lại những dòng nhật ký để xuất bản cuốn sách của mình. Tháng 9/2010, Natascha giới thiệu sản phẩm đầu tay nhưng mang đầy kinh nghiệm thực tế của mình. Cô trở nên mạnh dạn hòa nhập cộng đồng bằng việc trả lời báo chí, dẫn chương trình truyền hình “Trò chuyện với Natascha Kampusch”. Cuốn sách 3.096 ngày sống trong “địa ngục” đã đánh dấu sự hòa nhập thực sự với cộng đồng của cô gái. Được biết, cuốn sách mang lại cho cô hàng triệu đô la.
Ngày 28/2/2013, Natascha Kampusch đã tham dự buổi ra mắt một bộ phim mang ý nghĩa đặc biệt. Bộ phim này được sản xuất dựa trên quãng đời kéo dài 8 năm bị bắt cóc của cô.
Bộ phim mang tên: Ác mộng 3.096 ngày, được phát hành khắp Châu Âu.
Hiện nay, Natascha Kampusch sống hạnh phúc bên gia đình và đứng đầu một quỹ từ thiện chuyên cứu giúp những phụ nữ bị lạm dụng
Theo khampha
3.096 ngày sống trong "địa ngục" (Kỳ 6)
Sự linh cảm khiến Natascha hoang mang nhưng không giúp cô bé tránh được vụ bắt cóc.
Linh cảm
Sau này, trong hồi ký của mình, Natascha Kampusch kể cô đã linh cảm một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra trước khi bị bắt cóc. Buổi sáng định mệnh ấy, bé ngủ dậy, cảm thấy hoang mang mặc dù mọi việc diễn ra bình thường. Cô và người mẹ không được hợp tính nhau và thường xuyên cãi vã. "Đêm trước khi tôi bị bắt cóc, tôi đã cãi nhau với mẹ vì bố tôi đưa tôi về nhà quá muộn và không đưa tôi về tận cửa nhà". Tuy nhiên, sau khi tranh cãi, cô linh cảm bất an thực sự nên đã nói với mẹ rằng: "Chúa biết điều gì sẽ xảy ra. Một ai đó có thể bắt con". Và linh cảm đó đã thành sự thật.
"Mẹ tôi thường dặn tôi đừng bao giờ ra khỏi nhà sau khi cãi nhau mà không nói lời tạm biệt", Natascha nói.Quả thật, sau này Natascha kể, trong đi bộ, cô cảm thấy như có ai đó giục cô đừng đi sang bên kia đường. Tại đây, Natascha nhìn thấy một người đàn ông đứng gần chiếc xe tải màu trắng. Cô đã không nghe theo trực giác. Người đàn ông bên đường chính là Wolfgang Priklopil, kẻ đã bế thốc bé Natascha lên và ném vào trong ô tô chỉ trong khoảng khắc rồi phóng đi.
Một cảnh trong bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của Natascha Kampusch mang tên "Ác mộng 3.096 ngày".
Natascha bị giam trong một căn phòng bí mật chỉ rộng chừng 5 m2. Đó là một căn phòng đặc biệt nằm dưới mặt đất 2,5 mét, không có cửa sổ, cũng không có ánh sáng mặt trời. Cửa ra vào làm bằng thép nằm ẩn đằng sau lưng tủ đựng ly chén. Trong 6 tháng đầu, Natascha bị nhốt trong phòng cả ngày lẫn đêm. Sau đó, Priklopil cho phép em ban ngày lên nhà trên nhưng ban đêm phải trở về phòng giam ngủ. Những lúc y vắng nhà, Natascha cũng bị nhốt trong phòng. Vài năm sau, căn phòng được nâng cấp tương đối tiện nghi hơn.Khi cảnh sát vào trong phòng, họ thấy có tivi, bàn ghế, quần áo, sách vở, trò chơi, nước đóng chai...
Từ tháng 6/2005, Natascha được phép đi dạo trong vườn nhà. Từ tháng 2/2006, thỉnh thoảng Natascha được phép ra khỏi nhà. Có một lần Priklopil đưa Natascha đi trượt tuyết vài giờ. Tuy nhiên, Wolfgang Priklopil luôn biết nắm đúng tâm lýcủa Natascha tới mức biết rõ cô phản ứng thế nào nên hắn hoàn toàn có thể điều khiên Natascha theo ý muốn.
Trốn thoát
Sáng 23/8/2006, Natascha có nhiệm vụ dùng máy hút bụi làm vệ sinh chiếc BMW 850i trong sân vườn. Tới gần trưa, có một người gọi điện cho Priklopil. Vì chiếc máy hút bụi quáồn nên Priklopil bước ra ngoài để nghe điện thoại. Thừa dịp, Natascha nhảy hàng rào chạy trốn, vượt qua một con lộ khoảng 200 m, lại vượt rào và nhờ người qua đường gọi cảnh sát tới. Tuy nhiên, không ai quan tâm đến tình cảnh của cô.
Căn phòng nhốt Natascha Kampusch trong 8 năm và hình cô bé trước khi bị bắt cóc.
Cuối cùng Natascha gõ cửa sổ nhà một bà cụ 71 tuổi và nói: "Cháu là Natascha Kampusch". Ngay lập tức cảnh sát có mặt sau khi nhận được cú điện thoại của bà cụ. Natascha lập tức được đưa đến đồn cảnh sát thành phố Deutsch Wagram.Cảnh sát mau chóng xác định được cô gái đích thực là Natascha Kampusch qua xét nghiệm DNA, một vết thẹo trên người và sổ thông hành (tìm thấy trong phòng nhốt Natascha).
Khi bị bắt cóc, Natascha cân nặng 45 kg. Tám năm sau, em chỉ cao thêm được 18 cm và cân nặng 48 kg. Natasha cho biết ăn uống rất thất thường trong suốt thời gian bị giam cầm.Trong khi đó, Priklopil hay tin Natascha bỏ trốn đã lấy xe chạy trốn cảnh sát đến một trạm ga xe lửa ở ngoại ô Bắc Vienna. Kẻ bắt cóc điên loạn này đã nhảy vào đầu xe lửa tự tử chết. Trước đó, y có nói với Natascha rằng "cảnh sát sẽ không bao giờ bắt được ta lúc còn sống".
Theo một nguồn tin của cảnh sát, Prilklopil được chôn cất trong một ngôi mộ với cái tên giả để tránh bị phá hủy.
Theo khampha
3.096 ngày sống trong "địa ngục" (Kỳ 5) Khi hít phải những làn khói cay xè vào phổi, tôi cố hít thật sau. Nhưng sau đó tôi bắt đầu ho và ý nghĩ cố gắng sống sót trỗi dậy. "Nghe lời! Nghe lời! Nghe lời!" Những cơn giận dữ điên cuồng bùng phát tức thời của Priklopil dần trở nên thường xuyên hơn. Hắn liên tục đánh vào đầu tôi khiến...