30/4 và những điều teen vô tình quên
Quá thích thú với việc tận hưởng và thực hiện những kế hoạch trong ngày 30/4, các teen vô tình quên những điều bình dị nhất…
Quên rằng đó là ngày để… tưởng nhớ và kỷ niệm
Chiến thắng lịch sử 30/4 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Để kỷ niệm ngày này, từ nhiều năm nay, các trường học trong cả nước đều cho học sinh của mình một ngày nghỉ. Ngày nghỉ này không đơn giản chỉ là một ngày như bao ngày nghỉ khác. Nó giúp teen có thêm thời gian để tham gia những hoạt động cộng đồng, giúp teen có thời gian để tham gia vào lễ kỷ niệm lịch sử của dân tộc, hay đơn giản chỉ là có thời gian theo dõi và điểm lại những giờ phút oai hùng qua báo, đài, tivi hay internet.
Thế nhưng cũng từ lâu, nhiều teen bỗng trở nên lạnh nhạt với ngày kỷ niệm ấy. Theo cách nói của N.K.T (học sinh trường LTV) thì: “Nghỉ thì đi chơi với bạn bè hay bạn gái chứ rỗi hơi đâu mà ngồi xem lại lịch sử qua tivi. Có thấy trên tivi, trên net hay trên báo thì cũng chỉ biết hôm nay là 30/4 vậy thôi”. Trường hợp teen nghĩ như N.K.T không thiếu. Thậm chí không ít teen còn giả ngây không biết ngày 30/4 là ngày gì, hay 30/4 năm bao nhiêu thì xảy ra chiến thắng lịch sử? Những cách suy nghĩ vô tình như vậy làm mất đi ý nghĩa của ngày 30/4 trọng đại.
Quên dành thời gian cho gia đình
Ngày 30/4 không chỉ đơn giản là ngày để teen nghỉ và… làm gì thì làm. Nó còn là thời gian giúp teen quây quần bên gia đình mình. Đôi khi, chính những bữa cơm gia đình, những câu chuyện của ông bà kể về ngày này năm xưa lại rất hay và ý nghĩa. Thế nhưng, đôi khi cái guồng cuộc sống khiến teen dần quên đi điều đó. Như Trà My, 17 tuổi, sau bao ngày học tập căng thẳng thì Trà My quyết định dành hẳn ngày 30/4 là ngày ăn chơi toàn tập. Sáng cô nàng ngủ đến 11h, dậy một phát là Trà My bắn đi sang nhà bạn chơi rồi lê la hàng quán đến chiều. Chiều tạt về nhà thay đồ rồi cô nàng bắn lên trung tâm hát karaoke với lũ bạn. Đến tối trở về nhà Trà My không quên dành chút thời gian nghía qua bài vở và chuẩn bị cho ngày học hôm sau”.
Một cái lịch kín mít thế khiến teen không còn nhớ đến việc dành thời gian cho gia đình, dành thời gian để nghe lại chiến thắng đi vào sử sách qua lời kể của “những nhân chứng sống” trong gia đình. Chính những giây phút trò chuyện ấy lại giúp teen trở nên gần gũi và hiểu hơn về bậc cha ông đi trước nữa í.
Dành thời gian cho gia đình trong những ngày nghỉ lễ nữa các bạn nhé! (Ảnh minh họa)
Quên góp mình cho những hoạt động xã hội
Video đang HOT
Ngày bình thường, teen quá bộn bề với lịch học kín mít, những công tác Đoàn Đội trên trường. Thế nên vừa được nghỉ một cái, nhiều teen lo “ăn bù, chơi bù, ngủ bù”. Teen quên đi rằng ngày 30/4 là một ngày của cộng đồng. Tại sao lại nói đó là ngày của cộng đồng ư? Đơn giản vì nó là ngày diễn ra các hoạt động xã hội nhằm vẽ lại bức tranh lịch sử hào hùng. Vào ngày 30/4, rất nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước có những hoạt động lớn dành cho cộng đồng, nhất là các teen.
Hoạt động cũng chẳng màng, đi chơi cũng chẳng ham, Quốc Lập (học sinh trường N.S.G) thường dành ngày 30/4 mọi năm trọn vẹn để lên mạng. Học trên mạng thì ít, chơi thì nhiều. Anh chàng online chat chít và facebook hay chơi game cả ngày. Bạn bè rủ đi đâu tham dự lễ hội hay bất kì lí do gì Lập cũng từ chối. Hầu như, nó ngốn hết thời gian của Q. Lập. Cũng như Lập, nhiều teen cũng có những hoạt động cộng đồng… ảo. Teen có thể bỏ vài giờ cho một cuộc tám trên mạng, hay sẵn sàng bỏ thời gian để ngồi không nhìn cái màn hình nhưng lại… chẳng muốn tham gia hoạt động gì. Quy đi, kết lại chỉ biết quy tội cho cái máy tính. Nhưng phải chăng chung quy cũng tại chữ… lười (?)
Quên những người vẫn miệt mài làm việc trong lúc teen vui chơi
Trong những ngày nghỉ lễ này, các teen chính là… thượng đế mà không hề hay biết.
Trong thời gian teen “relax” thì lại có những người âm thầm miệt mài làm việc nhằm phục vụ cho teen. Đó là những thầy cô, những cô chú anh chị và cả một số bạn bè của teen nữa. Những ngày nghỉ lễ chính là thời điểm các thầy cô tranh thủ chấm bài, lên đề cương đề chuẩn bị cho teen vào học bắt kịp kì thi HK2 ngay lập tức. Những cô chú anh chị trong Đoàn thể xã hội thực hiện những chương trình và tiết mục hấp dẫn để phục vụ cho teens. Teen đâu biết rằng đơn cử một tiết mục ngắn mua vui cho teen, cũng được tập đi tập lại nhiều lần trong thời gian dài.
Ngoài ra, 30/4 cũng chính là ngày để một số bạn bè của teen đóng góp cho cộng đồng và… kiếm tiền. Nhất là các bạn có cá tính năng động. Khi tham gia các hoạt động xã hội, các bạn ý vừa góp phần làm những hoạt động cộng đồng thêm ý nghĩa, vừa rinh cho mình một khoản tiền nho nhỏ trong ngày nghỉ nữa đó.
Theo PLXH
Cô bạn có kĩ năng trị giá 200.000 USD
Tớ sẽ chọn ngành liên quan đến bóng đá. Ai cũng bảo con gái theo học ngành này thì hơi bị "lì lợm", tớ không nghĩ vậy.
Vũ Khánh Phương Nick name: Nice_mummy Sở thích: Bóng đá và... đá bóng (nên mới là đội trưởng đội bóng đá của trường?) Ước mơ: Tớ đang băn khoăn lựa chọn giữa ngành Kiến trúc hay Quản trị bóng đá. Có lẽ, tớ sẽ chọn ngành liên quan đến bóng đá. Hì, ai cũng bảo con gái mà theo học ngành này thì hơi bị "lì lợm", tớ không nghĩ vậy, tớ chỉ muốn làm được những gì mình yêu thích. Có như thế, tớ mới dễ phát triển nghề nghiệp, phải không bạn
Đầu năm ngoái, "rinh" cùng lúc 4 suất học bổng quốc tế (loại trị giá 75%), nhưng Vũ Khánh Phương... từ chối và quyết định chờ cơ hội khác.
Phương quả có con mắt tinh đời khi chỉ vài tháng sau, suất học bổng toàn phần trị giá 200.000 USD cho 4 năm học tại trường Mount Holyoke (Mỹ) đã thuộc về mình. Thế nhưng, chuyện đó không khiến mọi người ngạc nhiên bằng điều cô bạn vừa "bật mí": "Tớ ẵm học bổng ngon ơ nhờ thủ sẵn... kĩ năng sống!"...
Đi 4 ngày đàng học 1 sàng... kĩ năng
Hoàn tất chương trình lớp 10, Phương khăn gói lên đường sang Mỹ học tiếp lớp 11 nhờ suất học bổng tự săn được. Học kì cuối tại đây, sau khi nạp những kĩ năng leo núi, chèo thuyền... như tất cả học sinh khác, Phương trải qua cuộc thi khá căng thẳng: tự băng rừng, lội suối trong 4 ngày để tìm đường về đích.
Mỗi nhóm (gồm 2 thành viên) phải trang bị chiếc thuyền túi lương thực vật dụng cần thiết và chọn 1 trong 2 cách đi: Chèo thuyền qua 1 cụm đảo rồi tìm nơi cập bến hoặc vác thuyền băng qua khu rừng dài khoảng 1,5 km. Phương cùng đồng đội vắt óc suy nghĩ, cuối cùng chọn cách thứ hai.
Trước khi "xuất quân", cả hai cẩn thận dùng vải nylon quấn chặt bó củi (để đảm bảo chúng không bị ướt trong mọi hoàn cảnh) rồi cột quanh người. Vào cuộc, Phương và đồng đội đặt thuyền trên đầu vừa tạo thế chạy thoải mái vừa che nắng.
Suốt chuyến đi, gặp đoạn đường đầy lá khô, cả hai bỏ thuyền xuống đẩy và cứ thế "cuốn theo chiều gió" một cách nhẹ nhàng, nhờ vậy mà đỡ mất sức... Hành trình 4 ngày tuy ngắn ngủi nhưng đã giúp Phương "lận lưng" khá nhiều kĩ năng, đồng thời nhận ra năng lực bản thân mình mà theo cách nói của Phương thì "phải đi xa mới biết đường dài!".
Phương (x) cùng bạn bè làm công tác xã hội.
Lập công thức cho bản thân
Trở về Việt Nam, Phương đối mặt với núi bài vở của "dân lớp chuyên" mà trong thời gian ở Mỹ Phương đã bỏ dở. Làm thế nào đuổi kịp bạn bè? Đắn đo nhiều ngày, cuối cùng Phương quyết định chuyển trường để giảm áp lực cho mình.
Tuy nhiên, sự thay đổi nơi học không giúp Phương khỏe hơn khi ngày làm việc ở trường lúc nào cũng kéo dài từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hầu như không có khoảng trống nào trong thời khóa biểu để các hoạt động xã hội "chen chân" vào. Một người "lăng xăng" như Phương làm sao chịu nổi cảnh sáng vác cặp đến trường, tối xách tập về nhà.
Thế là, Phương tranh thủ "nghía" bên trái, liếc bên phải xem có gì để "quậy" không. Phát hiện trường mới chưa có chỗ để học sinh ăn uống, giải lao, Phương bèn rủ rê các bạn kinh doanh. Cả nhóm gồm 15 thành viên bèn lên kế hoạch cụ thể, rồi vay vốn của trường để mở Hội quán học sinh. Được thầy cô ủng hộ, Phương cùng các cộng sự hăng hái "tiến lên!". Nhưng càng làm, cả bọn càng... stress, bởi có hàng trăm thứ phải lo: Nào là mua sắm bàn ghế, kệ, thực phẩm, li tách...; rồi tính toán sổ sách, thiết kế bảng công việc, lịch giao nhận hàng...
Công việc khiến Phương quay như chong chóng. Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, hội quán ra đời trong sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè cùng trường. Mấy ngày đầu tiên, quán không có chỗ ngồi vì khách quá đông. Từ lợi nhuận hàng tháng, nhóm trả dần tiền vốn cho trường, phần còn lại gây quỹ giúp đỡ học sinh nghèo. Hơn một năm qua, quán vẫn cứ nhộn nhịp như ngày đầu.
Song song với việc mở hội quán, Phương còn tập hợp bạn bè làm quyển kỉ yếu cho teen 12. Nhóm gồm 12 thành viên, mỗi người phụ trách một việc: viết bài, biên tập tư liệu, sưu tập hình ảnh... Sau gần một năm thực hiện, tác phẩm dày hơn 100 trang chính thức ra mắt và được "mại dô" sạch trơn chỉ trong thời gian ngắn. Phương cứ "quậy" hết chuyện này tới chuyện kia, mà "cú quậy" nào cũng ra trò, thế nên không có gì lạ khi năm học này Phương được thầy cô và bạn bè tín nhiệm giao chức Chủ tịch Hội học sinh trường.
Cũng nhờ "quậy tưng" mà Phương tích lũy được một bụng kinh nghiệm thực tế và đã lấy đó làm chất liệu cho bài luận mang tên Kĩ năng sống - công trình giúp Phương gây ấn tượng với trường MountHolyokevà rinh được suất học bổng trong mơ.
Những ngày này, dù bận túi bụi, Phương vẫn tranh thủ học thêm 3 môn ở bậc đại học để chuẩn bị cho chuyến du học Mỹ lần thứ hai vào tháng 8 tới. Dám nghĩ dám làm - đó là tính cách nổi bật của cô bạn 9x này.
Phương (phải) chính là đội trưởng đội bóng đá nữ trường AIS.
Muốn làm quen với Phương, bạn hãy "gõ cửa" lớp 12 trường trung học quốc tế Mỹ AIS (quận 10, TP HCM), hỏi Vũ Khánh Phương.
Theo Mực tím
Chí Thiện sẵn sàng "đụng độ" Yến Nhi Vừa hoàn thành tour diễn vòng quanh các trường Đại học, Chí Thiện trở lại với công việc thu âm, chuẩn bị những ca khúc mới cho album của mình. Sau 2 tháng hoạt động xã hội và lưu diễn liên miên, Thiện rất nhớ Sài Gòn và nhớ những bữa cơm nhà. Chúng tớ gặp Chí Thiện sau một chuyến đi và...