300 gian hàng tại Triển lãm GD quốc tế EduExpo 2019
Triển lãm quốc tế Giáo dục và hướng nghiệp lần thứ nhất- EduExpo 2019 dự kiến sẽ có sự tham dự của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức giáo dục quốc tế.
Triển lãm giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người
Nằm trong chương trình xúc tiến giới thiệu sản phẩm GD-ĐT nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) tổ chức Triển lãm quốc tế Giáo dục và hướng nghiệp lần thứ nhất- EduExpo 2019.
Triển lãm dự kiến diễn ra tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) từ ngày 5-8/12/2019 với quy mô 300 gian hàng, trong đó có 250 gian hàng trong nước và 50 gian hàng nước ngoài.
Triển lãm trưng bày các sản phẩm: Thiết bị dạy học giáo dục mầm non, thiết bị dạy học giáo dục phổ thông; thiết bị giáo dục đại học; thiết bị nghiên cứu khoa học; xuất bản phẩm; đồ dùng học tập các cấp học.
Triển lãm cũng giới thiệu sản phẩm nghiên cứu, sản phẩm khởi nghiệp của các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường học. Cùng với đó là các gian hàng giới thiệu du học quốc tế.
Video đang HOT
Theo ông Hoàng Công Dụng- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT), đây là sự kiện quan trọng để các tổ chức trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm thiết bị dạy học, xuất bản phẩm, đồ dùng học tập.
Các tổ chức, cơ sở đào tạo giới thiệu chương trình đào tạo lí thuyết, đào tạo thực hành, tư vấn du học, hướng nghiệp. Đồng thời tạo cầu nối về đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng nhân lực.
Vân Anh
Theo GDTĐ
10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới trong lĩnh vực GD&ĐT: Cơ sở vật chất, thiết bị trường học vẫn còn những điểm chưa đạt
10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (giai đoạn 2010-2020), đầu tư cho GD&ĐT luôn được coi là một ưu tiên trong phát triển của các địa phương, thường chỉ đứng sau mục tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, điện, nước...).
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nên cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia vẫn có những điểm chưa đạt.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2010-2020, ngành giáo dục được phân công thực hiện 2 tiêu chí đối với cấp xã là tiêu chí số 5 - Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS) có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia và tiêu chí số 14 bao gồm: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp); một tiêu chí cấp huyện là tiêu chí số 5 (chỉ tiêu 5.3) - Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQGXDNTM trong lĩnh vực GD&ĐT (giai đoạn 2010-2020), ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) cho biết, tính đến 6-2019, tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục để thực hiện Chương trình trong cả giai đoạn 2011-2019 là khoảng 462.791,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chiếm tỷ lệ 10,82%, ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ 66,43%; nguồn thu hợp pháp khác chiếm tỷ lệ 22,75%.
Triển khai Chương trình MTQGXDNTM sau năm 2020, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh P.T
Sau 9 năm thực hiện Chương trình MTQGXDNTM, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục đã được các địa phương quan tâm đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp, sửa chữa, mua sắm bổ sung, thay thế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở. Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của cả nước là 52,44% (tăng 39,98% so với năm 2010 và 23,7% so với năm 2015). Nếu so sánh với mục tiêu của Chương trình MTQGXDNTM là đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất, thiết bị trường học thì đến nay mục tiêu này chưa đạt được.
Lí giải nguyên nhân của kết quả này, ông Phạm Hùng Anh cho rằng, đầu tư cho GD&ĐT luôn được coi là một ưu tiên trong phát triển của các địa phương, thường chỉ đứng sau mục tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, điện, nước...). Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp hoặc có địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức, nên chỉ tập trung kinh phí cho ưu tiên thứ nhất đã không đủ tiền, dẫn đến trên thực tế phần đầu tư cho giáo dục hạn hẹp, chỉ chủ yếu nhằm giúp các trường "đạt chuẩn" để đủ tiêu chuẩn được công nhận là xã nông thôn mới.
Ngoài ra, khi triển khai Chương trình MTQGXDNTM có 2 vấn đề là "diện" (mục tiêu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5) và "điểm" (mục tiêu số xã đạt chuẩn nông thôn mới); tuy nhiên, hầu hết các địa phương mới chỉ ưu tiên chỉ đạo "điểm" vì vậy mục tiêu "diện" là không đạt. "Các quy định về chuẩn cơ sở vật chất còn chung chung, dẫn đến việc đo lường, đánh giá còn hạn chế, nhiều địa phương còn "nợ" tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị trường học khi xem xét công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới", ông Hùng Anh nói.
Đối với tiêu chí số 14, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất cho biết, đây là tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của Bộ GD&ĐT, vì vậy viêc chỉ đạo và lồng ghép với các chương trình được thực hiện hiệu quả; công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học, THCS và phổ cập giáo dục xóa mù chữ không những đạt được kết quả tốt mà còn được duy trì bền vững ở hầu hết các địa phương.
Tính đến tháng 12-2018 cả nước có 100% các tỉnh/TP, 100% đơn vị cấp huyện, 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tổng số trẻ 6 tuổi huy động được vào lớp 1 đạt trên 99%; kết quả phổ cập giáo dục THCS được củng cố và từng bước nâng cao chất lượng; tỷ lệ người biết chữ tăng nhanh, nhiều địa phương đã đạt chỉ tiêu xóa mũ chữ. Chất lượng phổ cập giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo được củng cố vững chắc nhờ có sự ra đời và phát triển của hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú.
Triển khai Chương trình MTQGXDNTM sau năm 2020, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; đặc biệt chú trọng đầu tư theo "diện", từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng bền vững trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đề nghị các Sở GD&ĐT căn cứ tình hình thực tiễn xây dựng kế hoạch chi tiết, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm ưu tiên, chú trọng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Theo Thứ trưởng, triển khai hiệu quả Chương trình MTQGXDNTM sau năm 2020 cũng là chuẩn bị tốt các điều kiện cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kết luận 51 của Ban Bí thư.
"Trong quá trình thẩm định công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM đối với các tiêu chí về giáo dục và đào tạo phải tránh hình thức, tránh thành tích. Các Sở GD&ĐT cần chú trọng chế độ báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Bộ để những vướng mắc trong quá trình thực hiện được xử lý kịp thời" - Thứ trưởng nói.
T.Fan
Theo PLXH
PGS-TS Trần Hoàng Ngân làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM Sáng 25-6, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM trao quyết định điều động và bổ nhiệm PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Thành ủy viên, Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong trao...