30 tuổi thu nhập đủ để mua nhà nhưng tôi vẫn chọn mua quần áo
Bạn chọn mua nhà, gửi tiết kiệm ngân hàng hay làm bất cứ gì với đồng tiền của mình cũng được, miễn là bản thân bạn thấy vui và xứng đáng.
Mình là nam, năm nay 30 tuổi, chưa kết hôn và hiện đang sinh sống ở Sài Gòn trong một căn hộ đi thuê. Hôm nay mình sẽ kể bạn nghe chuyện chi tiêu từ đầu năm đến nay của 1 đứa không nhà, không xe dù thu nhập đủ để tậu những thứ đó.
Các khoản chi lớn từ đầu năm:
Tháng 1: Sắm quần áo Tết hết 7 triệu, đồ đạc trang trí Tết trong nhà hết 5 triệu, lì xì cho người thân bạn bè hết 10 triệu, đi Singapore xem concert Jay Chou tổng cộng 21 triệu (gồm vé concert 6 triệu, vé máy bay 2 triệu, khách sạn 3 triệu và 10 triệu tiền mặt cầm theo).
Tháng 2: Đi Huế chơi hết 5 triệu.
Tháng 5: Mua đồ Uniqlo (mừng hết cách ly) hết 4 triệu.
Tháng 7: Mua đôi giày mới 2 triệu, khai trương Muji mua hết gần 8 triệu.
Tháng 8: Mua Muji thêm 4 lần: 2,5 triệu; 5 triệu; 2 triệu; 1,5 triệu. Mua Uniqlo hết 3 triệu, đãi sinh nhật hết 3 triệu, mua giày tự tặng 2 triệu.
Tháng 9: Tặng quà sinh nhật bạn (2 người) hết 3,5 triệu, tự tặng mình thêm cái lò nướng 2,7 triệu.
Đầu tháng 9, các nhãn hàng quần áo tại Sài Gòn đã bắt đầu bày bán những bộ sưu tập thu đông. Mình lượn newsfeed thấy Uniqlo cũng đang bày bán khá nhiều món mình thích nên đã tranh thủ giờ nghỉ trưa ở công ty để ghé qua xem thử. Kết quả, mình tậu được vài cái quần mới về nhà, tốn đâu chừng 3 triệu đồng.
Nhưng bạn có biết vấn đề lớn nhất với mình mỗi khi mua quần áo mới là gì không? Chỗ chứa.
Chiếc tủ áo bề ngang chỉ có một mét hai trong phòng đã không thể tải thêm quần áo mới, mà phòng thì cũng không thể tải thêm một chiếc tủ to hơn. Thế nên suốt gần hai năm nay, mỗi lần mua quần áo mới về nhà, mình lại phải soạn hết một lượt tủ, chọn ra lượng đồ cũ tương ứng để mang quyên góp từ thiện (cho người nghèo, hoặc trẻ em cơ nhỡ,…) hoặc bán lại những món độc, đẹp cho bạn bè.
Nhẩm tính, từ khoảng cuối năm ngoái đến nay, mình đã cho đi 7 bịch đồ to đùng. Mỗi bịch phải có ít nhất 10 chiếc áo hoặc quần hoặc áo khoác. Tức là mình đã gửi đi được cả trăm chiếc quần áo cho những người cần dùng chúng hơn mình. Nhưng bù lại, mình cũng đã mua thêm từng ấy lượng quần áo mới về nhà. Lật đật ngồi tính lại số tiền đã chi chỉ riêng ở Uniqlo từ lúc cửa hàng đầu tiên được khai trương đến nay, ít nhất mình đã mua đến 30 triệu đồng.
Có một chút giật mình vì không nghĩ là lại mua nhiều như thế. Đó là còn chưa tính đến những quần áo mua ở các cửa hàng, thương hiệu khác. Mình lật đật check lại luôn số tiền mình đã chi ra khi Muji khai trương cửa hàng Pop-up từ cuối tháng 7 đến nay, ngót nghét cũng hơn 15 triệu đồng. Trong khi chỉ mới là cửa hàng pop-up, chưa khai trương chính thức, sản phẩm còn chưa được nhiều.
Mình và chiếc hoá đơn dài dằng dặc những món đồ mua ở Muji Sài Gòn
Video đang HOT
Trước nay, mình là người rất ít khi đếm xem mình đã mua sắm hết bao nhiêu tiền, cũng rất ít khi đặt ra budget cho chi tiêu hay shopping. Tất nhiên, mình biết điều đó là không khoa học và là một lối tiêu xài không được hoan nghênh. Bản thân mình cũng từng tự hỏi: Mình có phung phí quá không ta?
Nhìn lại một lượt những gì mình đã mua, trong khoảng thời gian gần nhất mà mình nhớ được, quả thật là đã tốn rất nhiều tiền, nhưng toàn là đồ cần thiết cả. Uniqlo hay Muji đều không phải là những thương hiệu high-class, mình cũng không có điều kiện để tham gia vào giới dùng đồ hiệu. Nên ở một tâm thế không hề miễn cưỡng, mình vẫn thấy bản thân không phải là người tiêu pha bạt mạng.
Bản thân mình cũng từng tự hỏi: Mình có phung phí quá không ta?
Mình không mua quần áo theo mốt. Cũng không phải là người lấy việc mua sắm để xả stress. Nhưng mà bạn tin mình đi, trừ phi bạn phải mặc áo sơ mi trắng đi làm mỗi ngày, hoặc tủ đồ bạn chỉ có đồ trắng đồ đen, bằng không thì có đơn giản thế nào đi nữa, bạn vẫn sẽ muốn mua đồ mới vào một lúc nào đó.
Kinh tế của mình may mắn không phải dạng thắt lưng buộc bụng, nên có chăng là mình hơi dễ dãi trong việc mua sắm, chứ tuyệt đối không phải là kiểu người mua sắm làm vui. Toàn bộ những thứ mình đã mua về nhà, từ quần áo, giày, sách truyện cho đến đồ gia dụng, đều là những thứ cần phải dùng.
Nếu bạn đang nghĩ mình là một đứa sinh ra trong gia đình có điều kiện thì bạn sai rồi. Ba mẹ mình ly hôn từ khi mình mới 2 tuổi. Từ những năm sống với ông bà lúc nhỏ xíu, mình đã là một đứa rất độc lập ở nhiều khoản, trong đó có tài chính. Mình không có nhiều cơ hội đòi gì được nấy, cũng không hay được thưởng sau khi được điểm cao. Thế nên ngay từ khi đi làm cho đến ngày tự chủ kinh tế và dọn ra ngoài sống riêng, mình luôn đề cao tôn chỉ phải chăm lo cho hiện tại thật tốt, sau đó mới tính được cho tương lai.
Trong cách đánh giá của nhiều người, việc mua sắm quần áo một năm mấy mươi triệu hay việc chỉ ở nhà thuê mà sắm đồ đạc đến tận 300 triệu như mình là những quyết định hết sức khùng điên và hoang phí. Mình đã từng nghe chính bạn bè, họ hàng, và cả những anh tài xế Grab nói về việc hãy tiết kiệm để mua nhà thay vì thuê nhà.
Hiện tại mình vẫn đang đi thuê nhà
Đúng, thu nhập của mình mấy năm qua hoàn toàn có thể mua được một căn nhà nho nhỏ, hoặc chí ít là đủ tiền chồng một đợt rồi vay trả góp ngân hàng để có một căn nhà, để “an cư”. Nhưng vì sao mình vẫn ở nhà thuê, trả tín dụng cho chi tiêu sinh hoạt và khi cần mua gì đó thì mình sẽ mua được? Vì mình chọn như thế. Mình nghĩ chúng ta có thể tham khảo những bí quyết gây dựng nên gia tài kinh tế đồ sộ, những câu chuyện đầy cảm hứng về chi tiêu từ những chuyên gia, tỷ phú hay tài chính nhưng không nhất thiết phải xem đó là cách làm đúng nhất, nếu như bản thân mình thực sự không muốn.
Chạm ngưỡng 30 tuổi, thu nhập và cuộc sống ổn định, dù không có nhà hay có xe, nhưng mình nhận ra rằng quyết định việc gì của bản thân mỗi người cũng là điều quan trọng nhất. Lúc trước, mình hay có thái độ dè bỉu với những người đi làm lương một tháng chưa đến 10 triệu và phải thắt lưng buộc bụng, nhịn đi du lịch, nhịn mua sắm để gom góp, dành tiền mua một căn nhà vì ba mẹ muốn như thế.
Mình cảm thấy cách sống đó là không thương yêu bản thân, trải nghiệm sống rất thiếu thốn và lúc nào họ cũng có cảm giác rất khốn khổ. Tuy bây giờ mình vẫn có hàng đống lý lẽ về việc tại sao chúng ta không cần phải mua một căn nhà khi còn trẻ nhưng đồng thời cũng không còn phán xét những người không giống mình nữa. Vì đó là lựa chọn của họ. Mua được một căn nhà, tất nhiên là đáng quý. Không có lựa chọn nào là sai, nếu như không trái pháp luật hay đạo đức. Nhưng không mua được nhà cũng không đồng nghĩa với lông bông hay thiếu suy nghĩ.
Mình đi du lịch ở Huế
Mình nghĩ ta đừng nên áp đặt lên bản thân một hướng đi nào cả nếu như đó không phải là điều làm mình thấy vui. Bây giờ mình vẫn cần đọc truyện tranh, đọc tiểu thuyết, mua CD, mua nhạc số, xem phim trả phí, dùng phần mềm trả phí, mua quần áo, mua giày, mua đồ dùng trong bếp, mua đồ decor nhà cửa…. rất nhiều thứ mình cần và thích mua hơn là mua một ngôi nhà.
Thứ gì trên đời này cũng hữu hạn cả, một quyển truyện, một chiếc áo hay một ngôi nhà, đều có hạn sử dụng. Nhưng những cảm giác vui vẻ để khiến bạn được “sống” mỗi ngày thì cực kỳ quý giá. Hiện tại, mình vui vẻ mua sắm, vui vẻ đi làm, vui vẻ… trả nợ và sống như một người có ích. Đó là cảm giác khiến mình thấy đáng quý, giá trị và không phải dễ dàng có được.
Những cảm giác vui vẻ để khiến bạn được “sống” mỗi ngày thì cực kỳ quý giá
Trong cuốn “Tại sao người thành đạt hay dùng ví dài?” của Kameda Junichiro có một “công thức” khá thú vị xoay quanh chiếc ví tiền. Đó là nếu nhân số tiền mua ví lên 200 lần, rồi chia cho 12 sẽ ra “số tiền mục tiêu” mà bạn muốn kiếm được trong một tháng. Tất nhiên đây không phải chân lý nhưng là một cách rất hay để bạn set cho mình một chiếc goal về tài chính, thu nhập.
Giả sử như việc mua chiếc ví 3 triệu đồng sẽ khiến bạn cố gắng kiếm tiền nhiều hơn để đạt được thu nhập 50 triệu đồng/tháng nếu áp dụng theo công thức trên. Mình đã thử và cảm thấy rất hiệu quả vì mỗi ngày khi cầm đến chiếc ví, mình sẽ luôn nhớ đến mục tiêu mình đặt ra.
Quan trọng hơn hết, mỗi ngày mình đều vui vẻ đi làm để kiếm tiền, cố gắng hoàn thành mục tiêu tài chính khi mua chiếc ví. Mỗi việc như vậy thôi, bạn đã khiến cho việc bỏ ra số tiền lớn để mua chiếc ví trở nên có ích hơn.
Mục đích của bài viết này không phải cổ xuý bạn mua sắm hay tiêu pha. Đây chỉ là những chia sẻ mang đặc thù rất cá nhân từ phía mình, một đứa đã chạm ngưỡng 30 tuổi vẫn chưa có nhà nhưng mình đang rất vui vẻ với cuộc sống hiện tại.
Đến một ngày mình muốn mua nhà, mình sẽ cố gắng tập trung cho mục tiêu ấy
Bạn chọn mua nhà, gửi tiết kiệm ngân hàng hay làm bất cứ gì với đồng tiền của mình cũng được, miễn là bản thân bạn thấy vui và xứng đáng, lúc đó ví tiền của bạn cũng sẽ cảm thấy được “năng suất” nhất. Bạn cũng sẽ chẳng bao giờ biết được nhu cầu thật sự về mua sắm của người khác.
Cuộc sống mỗi người mỗi khác, nếu nhìn ai đó theo hệ quy chiếu của bản thân thì thường chỉ có hai trạng thái cảm xúc xảy ra: ganh tị với người đó hoặc coi thường họ. Là cảm xúc nào thì cũng tiêu cực và không đáng.
Thay vì vậy, mình sẽ cố gắng làm việc thêm để có tiền mua được cái mình muốn. Nhu cầu con người sẽ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống, mình vẫn tin sẽ đến ngày mình muốn mua nhà. Đến chừng đó mình sẽ cố gắng tập trung cho mục tiêu ấy.
Ảnh: Facebook
Trách vợ đãi mẹ chồng lên chơi lại chỉ cơm với tép khô nhưng chỉ 1 tiếng đập bàn ngay sau đó lại khiến anh phải đỏ mặt xuống giọng
"Trưa đó, đang chuẩn bị sắp bữa thì mẹ chồng em bất ngờ qua chơi. Nhìn mâm cơm có mỗi bát rau nấu với đĩa tép khô rang đi rang lại...", người vợ kể.
Lúc yêu, các cô gái luôn chọn bạn trai với rất nhiều tiêu chuẩn giống với mẫu hình soái ca trong phim ngôn tình. Nhưng khi chọn chồng, họ lại chỉ nhìn vào thực tế duy nhất là người đàn ông ấy có thể làm chỗ dựa vững chắc để họ nương tựa cả đời hay không. Vì họ hiểu, cuộc sống hôn nhân không hề màu hồng, cái họ cần là một người chồng thủy chung, biết tôn trọng vợ.
Tiếc rằng anh chồng trong câu chuyện dưới đây lại không hiểu được tâm tư nguyện vọng đó của vợ. Sự vô tâm, tính toán của anh khiến cô ngạt thở trong cuộc hôn nhân mình chọn. Thất vọng vì anh, cô vào mạng than thở: "Thời gian đầu cuộc sống hôn nhân của em khá ổn. Kinh tế vợ chồng không phải quá dư giả nhưng cũng đủ ăn, đủ tiêu. Song đợt vừa rồi do ảnh hưởng của dịch, công ty đóng cửa, em phải nghỉ việc. Gửi CV mấy nơi đều chưa có chỗ gọi, em đành ở nhà đợi, tiện thể trong thời gian này học thêm tiếng cho sau dễ nắm bắt cơ hội.
Ảnh minh họa
Vậy nhưng từ ngày vợ nghỉ việc, chồng em tỏ thái độ ra mặt. Động tí là anh cái gắt mắng vợ. Nhất là khoản tiền nong kinh tế, anh tính toán chi li chứ không như lúc vợ đi làm.
Ngày trước, vợ chồng chia rõ ràng, tiền của em lo ăn tiêu sinh hoạt trong tháng, đóng học cho con. Tiền của chồng bỏ tiết kiệm. Giờ em không có thu nhập, anh phải lấy lương của mình ra tiêu nên khó chịu. 1 tháng thu nhập của chồng em là 17 triệu, anh chỉ đưa cho vợ 5 triệu lo tất tần tật. Nhiều lúc bí quá, em bảo đưa thêm thì chồng cau có quát: 'Thời dịch có từng đó tiền tiêu là khá rồi. Em là phụ nữ, tự phải biết liệu cơm gắp mắm. Ở nhà không đi làm thì giảm tiện bữa trưa đi'.
Ngay ngày hôm sau, anh đi làm về mua bịch tép khô bảo để buổi trưa em ăn ở nhà ăn khỏi đi chợ. Ngoài ra, tiền chi tiêu trong ngày thế nào em cũng đều phải ghi rõ ràng, cụ thể để anh quản lý.
Trưa đó, đang chuẩn bị sắp bữa thì mẹ chồng em bất ngờ qua chơi. Nhìn mâm cơm có mỗi bát rau nấu với đĩa tép khô rang đi rang lại tới giòn cong, bà hỏi dâu sao lại ăn uống thế. Tủi quá, em kể thật luôn với bà rồi tính chạy ra ngoài mua thêm thức ăn để hai mẹ con dùng, song bà bảo: 'Cứ để nguyên đó cho mẹ. Nhà có thế nào ăn thế đó. Con chuẩn bị thêm cho mẹ cái bát, đôi đũa để mẹ gọi thằng K.(tên chồng em) về ăn cùng'.
Miệng nói, tay bà đã bấm số. Chẳng là chồng em làm gần nhà, bà gọi chưa đầy 20 phút anh đã có mặt ở nhà. Có điều, vừa ngồi vào mâm, anh trợn mắt quát vợ: 'Cơm chỉ có tép khô thế này ăn sao nổi. Có mẹ lên mà em nấu nướng thế à?'.
Không để em trả lời, mẹ chồng đập phịch tay xuống bàn: 'Con cũng biết cơm thế này khó ăn à? Thế sao ngày nào con cũng bắt vợ ăn thế? Con là đàn ông, là người chồng phải có trách nhiệm lo lắng, chăm lo cho vợ. Nhất là những lúc vợ gặp khó khăn, con càng phải động viên an ủi, thể hiện vai trò của người trụ cột trong nhà. Đằng này con lại tính toán, ki kẹt với vợ. Như thế còn gì là tình nghĩa vợ chồng'.
Bà tiến sát lại gần phía chồng em hơn, giọng nhẹ nhàng xuống: 'Con ạ, vợ chồng cần nhau nhất là lúc khó khăn hoạn nạn. Tiền quý thật nhưng nó không phải là tất cả. Chỉ cần thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Đừng để người phụ nữ bên đời con phải cảm thấy họ đơn độc, lẻ loi bên chính chồng của mình. Như thế, sớm muộn cũng có 1 ngày con mất tất cả đó'.
Chồng em nghe mẹ nói đứng im, cắm tăm không nói thêm lời nào. Trưa đó, mẹ anh nhất quyết để con trai ăn cơm tép khô không cho mua thêm bất cứ thứ gì. Bà bảo phải thế anh ấy mới biết.
Ảnh minh họa
Quả thật, ngay hôm sau chồng em bắt đầu có sự thay đổi. Thay bằng việc mỗi sáng rút ví đưa vợ 100k đi chợ thì anh đưa cho em luôn 7 triệu bảo tiêu đến hết tháng. Khi nào có lương anh sẽ đưa tiếp. Em thấy thế cũng mừng thầm".
Cuộc sống hôn nhân luôn có nhiều khó khăn sóng gió đòi hỏi vợ chồng phải đồng sức, đồng lòng mới có thể vượt qua, giữ mái ấm được chọn vẹn yêu thương. Đặc biệt trong bất cứ hoàn cảnh nào, phụ nữ cũng luôn cần người đàn ông của đời mình trân trọng thấu hiểu. Được như vậy dù ở bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sẽ vững lòng cùng chồng vun đắp cho tổ ấm. Mong các anh chồng hãy hiểu tâm tư, nguyện vọng đó của vợ mình, tránh làm cho họ thấy bị tổn thương, hay cô độc trong cuộc đời nhé.
"Nhà nghèo có nên học đại học?": Chia sẻ từ "người cùng khổ" sẽ tiếp thêm động lực cho những ai đang nhụt chí Vẫn biết đại học là một cơ hội để thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng với tới được, chỉ vì rào cản tài chính. Mới đây, một chàng trai trẻ đầy trăn trở chia sẻ lên Zhihu về việc có nên đi học đại học không. Cậu viết: "Nhà nghèo, không thể kiếm ra được 1 vạn...