30 tuổi chưa có người yêu, thanh niên xin nghỉ Tết sớm tính trốn làm, ai ngờ bị ép đi xem mắt cả 7 ngày
Còn ai số nhọ như anh chàng này không hả trời?
Kỳ nghỉ Tết luôn là thời điểm mọi người mong chờ nhất trong năm. Tuy nhiên, với hội trai ế/ gái ế thì không hẳn vậy. Bất chấp lý do bạn độc thân là gì, năm hết Tết đến về nhà mà gia đình, họ hàng thấy bạn vẫn lủi thủi một mình thì hỡi ôi, cả kỳ nghỉ của bạn sẽ biến thành cơn “ác mộng”.
Ở level nhẹ nhàng, bạn sẽ phải sống trong 1001 lời hỏi han, thúc giục mà ở level cao hơn thì tận dụng chính mấy ngày nghỉ này, bạn sẽ bị người thân ép phải tham gia gặp gỡ đối tượng mai mối nào đó. Thế nhưng có lẽ không nhiều người xui đến độ giống chàng trai trong câu chuyện dưới đây khi phải tham gia xem mắt liền tù tì 7 ngày liên tiếp.
Trốn làm về quê nghỉ Tết sớm, nam lập trình viên không biết mình sẽ phải đối mặt với 7 ngày “ác mộng” thế nào
Cụ thể, mới đây, một nam lập trình viên 30 tuổi đến từ Bắc Kinh ( Trung Quốc) đã đăng đàn kể khổ vì trải nghiệm mình sắp phải đối mặt. Theo đó, anh chàng quyết định xin công ty nghỉ Tết sớm hẳn 7 ngày vì lý do cá nhân, nhưng trên thực tế, anh chàng chỉ muốn trốn làm về quê chơi trước thôi. Tuy nhiên, phàm ở đời làm chuyện trái lương tâm kiểu gì cũng bị “quật”, nam chính của chúng ta không ngờ rằng 7 ngày về sớm đó lại khiến anh chàng hối hận không thôi.
Bạn hỏi vì sao ư? Vì người tính không bằng trời tính, mà trời tính chẳng bằng phụ huynh tính. Thấy con trai về sớm, bố mẹ của nam lập trình viên đã lập tức lên lịch cho anh chàng đi xem mắt 7 ngày liên tiếp, mà quan trọng là mỗi ngày lại là đối tượng khác nhau.
“Tôi đã nghĩ mình có thể bắt đầu kỳ nghỉ tươi đẹp trước mọi người. Thật không ngờ, bố mẹ tôi đã sắp xếp tới 7 buổi hẹn xem mắt. Mỗi! Ngày! Một! Buổi!”, nam lập trình viên kể khổ.
Vì có quá nhiều cuộc hẹn, nam chính thậm chí còn phải chuẩn bị cả bảng kế hoạch xem mắt để tránh sự cố xảy ra. Trong bảng kế hoạch này, mỗi cô gái được anh chàng tạo riêng cho một file riêng, trong đó ghi đầy đủ tính cách, sở thích, cung hoàng đạo, thời gian diễn ra cuộc hẹn, quy trình cuộc hẹn và cả những món quà anh chàng cần mua tặng đối phương.
Để tránh nhầm lẫn giữa các đối tượng xem mắt, nam chính thậm chí còn phải soạn cho mỗi người một file riêng ghi thông tin cá nhân, sở thích, thời gian hẹn…
Để liệt kê sơ sơ cho mọi người hình dung:
- Nữ A: Cung Bảo Bình; tính cách hòa đồng, thân thiện; thích xem phim, ca hát, thích ăn tôm hùm đất cay, thích ăn thịt, thích con trai type khỏe mạnh, sạch sẽ…
- Nữ B: Cung Bạch Dương; tính cách hướng nội, dịu dàng; thích vẽ tranh, makeup; thích con trai type văn nghệ sĩ…
Sau tất cả, anh chàng không quên thở dài đầy mệt mỏi: “Đi xem mắt còn mệt hơn đi làm nữa”.
Câu chuyện dở khóc dở cười này sau khi được đăng tải lên MXH đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự đồng cảm với nam chính, trong khi một số khác thì cho rằng phụ huynh chỉ đang lo lắng và muốn tốt cho anh chàng mà thôi.
Video đang HOT
- Thương chàng trai nhiều. Thôi cố lên, biết đâu sau 7 ngày ấy anh lại tìm được chân ái!
- Tôi còn từng bị bắt xem mắt 3 người trong cùng 1 ngày cơ. Mỗi người 1 buổi, từ sáng đến chiều đến tối. Xem mắt nhiều đến mức tôi phải hoài nghi về cuộc đời này.
- Tôi năm nay 31 tuổi nhưng vẫn chưa có người yêu, tôi cũng bị người nhà mai mối như vậy đấy. Dần dà tôi thấy mình chẳng khác gì một cỗ máy hẹn hò vô cảm vậy. Hết người này đến người kia giới thiệu và tôi đều đi để làm vui lòng mọi người.
- Nghĩ mà run, sợ không dám về quê ăn Tết luôn ấy.
- Không trách bố mẹ được đâu. Nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ biết cắm mặt vào công việc, chẳng nghĩ gì đến việc lập gia đình. Các bạn đi quanh năm suốt tháng, đến Tết mới về thì bố mẹ muốn giúp bạn cải thiện tình hình thôi.
Ảnh: Tổng hợp
Sếp đau đầu khi nhân viên xin nghỉ Tết sớm, về quê cách ly
Mong muốn hỗ trợ nhân viên về quê ăn Tết sớm, nhưng các quản lý vẫn phải đảm bảo hoạt động kinh doanh. Để có người làm, họ đành tìm lao động thời vụ.
Tết Nguyên đán năm 2021, do dịch Covid-19 bùng phát đột ngột, Lê Thu Hiền (quê Nghệ An, nhân viên tại một công ty sản xuất) bị mắc kẹt lại Bình Dương.
Đã 2 năm xa nhà, cô gái 26 tuổi quyết tâm về quê đón Tết. Cô dự định xin công ty cho nghỉ sớm một vài ngày để kịp thời gian cách ly.
Tuy nhiên, công ty nơi Hiền làm việc lại không thể cho phép tất cả nhân viên cùng về sớm như vậy.
Nhiều người làm việc xa quê về sớm nửa tháng để hoàn thành cách ly trước khi đón Tết.
Cấp quản lý tạo điều kiện để mọi người ở xa có thể về quê sớm, nhưng số suất đăng ký có hạn nên mỗi bộ phận chỉ có một lượng nhân viên nhất định được đáp ứng nguyện vọng.
"Chỉ được nghỉ 7 ngày nên hết thời gian cách ly vào mùng 6 Tết cũng là lúc tôi phải trở lại làm việc. Tôi muốn xin về sớm nhưng rất khó vì tính chất công việc phải liên lạc trực tiếp với khách hàng. Tôi cũng còn độc thân nên ưu tiên cho các anh chị có gia đình đăng ký", Hiền bày tỏ cùng Zing.
Cái khó của quản lý
Trên thực tế, không phải tất cả công ty, đơn vị kinh doanh đều có thể cho phép nhân viên của mình nghỉ Tết sớm.
Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều nhân viên dồn ngày phép hoặc xin sự hỗ trợ từ cấp trên để nghỉ Tết đến 2 tuần, thậm chí hàng tháng.
Không thể xin nghỉ sớm nên Thu Hiền (bên phải) chỉ về nhà đủ thời gian cách ly rồi trở lại Bình Dương.
Việc này khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình huống hoạt động trì trệ, thiếu nhân lực mà vẫn phải đảm bảo trả lương cuối tháng.
Đặc biệt, đối với một số ngành dịch vụ như siêu thị, làm đẹp hoặc nhà hàng, quán ăn, nhân viên xin nghỉ Tết dài ngày chính là bài toán rất khó cho cấp quản lý.
Trần Nhàn (35 tuổi, quản lý một spa tại quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết dịp cuối năm là "thời gian vàng" để kinh doanh.
Các cơ sở dịch vụ làm đẹp của cô làm việc hết công suất, tất bật từ đầu tháng 12 âm lịch đến sát ngày Giao thừa.
"Spa của tôi hiện có 15 nhân sự, trong đó 8 bạn là người TP.HCM, còn lại là những bạn ở tỉnh, có 2 bạn ở xa nhất là ở Nghệ An và Quảng Bình. Tôi cũng muốn tạo điều kiện để các bạn về quê sớm, cách ly đón Tết, nhưng quá khó vì tiệm thật sự rất cần người làm. Trong khi đó, việc tuyển nhân sự thời vụ trong thời điểm này là không hề dễ dàng", Nhàn nói với Zing.
Còn đối với Đỗ Hoàng Anh (27 tuổi, quản lý nhà hàng tại quận 1, quận 5, TP.HCM), tình trạng thiếu nhân lực đợt cuối năm khiến anh rất áp lực, căng thẳng.
Theo anh, càng gần Tết Nguyên đán, càng nhiều nhân viên có nguyện vọng xin về quê sớm để cách ly theo quy định. Trong khi đó, nhà hàng đã "rụng" mất số lượng lớn nhân sự cứng, dày kinh nghiệm từ đợt giãn cách xã hội.
Đây là bài toán khó đối với anh bởi phải cân bằng giữa mong muốn hỗ trợ nhân viên và trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.
"Tôi rất muốn nhân viên của mình được đoàn viên cùng gia đình trong dịp năm mới, bởi họ đã xa nhà và vất vả cả năm rồi. Nhưng làm theo tình cảm, tôi sẽ phải đánh đổi bằng chất lượng dịch vụ. Tôi không còn cách nào khác ngoài việc cố giữ chân người lao động, mong họ cùng sát cánh cùng nhà hàng qua đợt Tết bận rộn", Hoàng Anh nói.
Quán bar, karaoke, vũ trường, spa ở TP.HCM được phép mở cửa từ ngày 10/1.
Giải pháp
Để nhân viên yên tâm, có tinh thần ở lại làm việc, Hoàng Anh quyết định điều chỉnh tăng lương thời điểm cận Tết.
Nam quản lý không tiết lộ mức tăng, tuy nhiên khẳng định "xứng đáng với tình cảm và sự đánh đổi của nhân viên".
"Câu chuyện thiếu người làm luôn xảy ra vào mỗi dịp Tết, nhưng năm nay trầm trọng hơn do các quy định cách ly phòng dịch. Tôi rất vui khi có nhiều nhân viên đã quyết định ở lại TP.HCM để trực Tết cùng tôi. Ra Tết, tôi sẽ tạo điều kiện để mỗi người về quê thăm gia đình dài ngày", anh cho biết.
Hoàng Anh quyết định tăng lương làm Tết để giữ chân nhân viên.
Đó cũng là giải pháp của Trần Nhàn, nữ quản lý tiệm spa. Nhàn cho hay vào mọi năm, nhân viên của tiệm đều làm việc đến 29/12 âm lịch mới nghỉ và trở lại làm việc vào ngày mùng 6 Tết.
Sau thời gian dài đóng cửa vì dịch, đây là thời gian spa cố gắng giữ chân nhân viên, nâng cao hiệu suất để bù lại những ngày "nằm im".
"Đổi lại, ra Tết, các bạn có thể thay phiên nhau nghỉ để về quê, vừa đảm bảo số lượng nhân sự, vừa có nhiều thời gian hơn. Năm qua kinh doanh khó khăn, nhưng phía spa cũng cố gắng chi khoản thưởng Tết tương đương mọi năm để nhân viên có thêm tinh thần, động lực bước sang năm mới", Nhàn nói.
Sau thời gian dài ngưng hoạt động vì giãn cách xã hội, anh Hà Thanh Luân (sinh năm 1989), chủ quán Cozy Eatery & Bar (Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3), quyết định mở cửa xuyên Tết Âm lịch để kéo lại doanh thu.
Tuy nhiên, hiện quán của anh chỉ có 6 nhân viên, trong đó 3 bạn đã xin nghỉ về quê với gia đình. Vì thế, anh cần tuyển thêm lao động thời vụ để đủ sức chạy Tết.
Theo anh Luân, nhân sự là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp vào thời điểm này. Đặc biệt là khi nhiều lao động về quê tránh dịch.
"Tôi đăng tuyển bartender và nhân viên phục vụ hơn một tuần nhưng chưa nhận được ai. Giáp Tết Âm lịch là thời gian khan hiếm nhân sự nhất vì ai cũng muốn về thăm gia đình", ông chủ sinh năm 1989 chia sẻ.
Anh Thanh Luân đăng tin tuyển nhân sự từ đầu tháng 1 để chuẩn bị cho các hoạt động dịp Tết Âm lịch.
Trong khi đó, theo bà Trần Thị Tuyết Trinh - Trưởng phòng Nhân sự AEON Việt Nam, để chuẩn bị cho giai đoạn mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán, hệ thống siêu thị đã phải lên kế hoạch tuyển dụng, tăng cường nhân sự từ rất sớm.
Bên cạnh nhân sự toàn thời gian, số lượng nhân viên bán thời gian và nhân viên thời vụ cũng được tăng thêm.
Đây là giải pháp mà chuỗi siêu thị đưa ra nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt nhân sự dịp cuối năm, đồng thời hỗ trợ những nhân viên có nguyện vọng nghỉ Tết dài ngày nhằm đảm bảo các quy định cách ly tại địa phương.
"Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian hơn do một lượng lớn người lao động đã về quê từ trước đó. Sinh viên, lực lượng làm thời vụ chính các năm trước, cũng không ở lại thành phố. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lượng lớn nhân sự mới cũng đòi hỏi thời gian đào tạo từ đầu về các kỹ năng công việc, chất lượng nhân sự cũng có thể bị ảnh hưởng nếu không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng", bà Trinh thông tin.
Về quê đón Tết trong mùa COVID - người dân cần lưu ý gì Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài 9 ngày, nhiều người rất mong chờ được trở về quê sum họp gia đình sau một năm gặp nhiều ảnh hưởng, thực hiện giãn cách, hạn chế di chuyển... vì dịch bệnh. Về quê đón Tết có phải cách ly, xét nghiệm...