30 tuổi, anh vẫn thích ngủ cùng với mẹ nuôi
Anh sắp thành chồng, thành cha, vậy mà giờ còn ôm gối xuống phòng má nuôi ngủ suốt.
ảnh minh họa
Khi tôi người viết những dòng thư này, tôi cố gắng kìm lòng không khóc nhưng không hiểu sao nước mắt cứ rơi mãi. Tôi và anh yêu nhau đã gần một năm rưỡi. Trong khoảng thời gian đó, chúng tôi đã giận hờn nhau không biết bao nhiêu lần nhưng tình yêu dành cho nhau vẫn nồng nàn.
Thời gian đầu yêu nhau, mẹ tôi không đồng ý. Nhưng tôi vẫn lén mẹ, tiếp tục quen anh. Tôi yêu anh vì tình yêu anh dành cho tôi chân thành. Anh lo lắng, chăm sóc tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Anh không phải là mối tình đầu của tôi nhưng tình cảm tôi dành cho anh nhiều hơn tất cả những gì tôi có. Được một năm thì mẹ tôi đã chấp nhận anh. Tôi và anh đã vui mừng rất nhiều.
Video đang HOT
Bình thường, anh là một người rất tốt nhưng khi anh nhậu vô thì trở thành một con người cộc cằn, thô lỗ. Tôi yêu anh nên cũng chấp nhận. Bạn bè tôi ai cũng khuyên tôi đừng quen anh nữa nhưng tôi vẫn bỏ ngoài tai những lời nói đó. Khi anh say, anh thường kiếm chuyện cãi nhau với tôi. Nhưng khi tỉnh lại, anh xin lỗi và hai đứa tôi lại vui vẻ như trước. Có phải vì vậy mà anh khinh thường tôi, hết lần này đễn lần khác, mỗi lần nhậu vô là anh lại kiếm chuyện. Nhiều lúc tôi muốn buông xuôi nhưng vì tình yêu tôi dành cho anh quá lớn nên tôi đã không làm được.
Điều đó cũng không làm tôi buồn nhiều bằng chuyện lúc nào anh cũng bám váy má nuôi. Anh dành tình cảm cho má nuôi anh, tôi không có ý kiến gì. Nhưng tôi không thể nào chấp nhận việc anh luôn luôn theo bám má. Năm nay, anh đã gần 30 tuổi, một cái tuổi có thể gọi là chững chạc. Má nuôi anh đi Sài Gòn bao nhiêu ngày thì bấy nhiêu ngày đó anh ôm gối xuống phòng má nuôi ngủ, trong khi anh có phòng riêng trên lầu. Tôi hỏi tại sao thì anh lại to tiếng với tôi. Anh nói tôi đừng chia cách tình cảm của anh và má.
Thực sự tôi rất buồn, tôi có chia cách anh hồi nào mà anh lại đòi chia tay tôi. Tôi đang cố gắng xem như không có chuyện gì nhưng càng nghĩ tôi càng buồn. Tôi và anh dự định năm sau sẽ làm đám cưới, mà anh lúc nào cũng đeo bám má nuôi như vậy hoài thì làm sao tôi dám theo anh để tạo dựng một cuộc sống mới đây?
Tôi muốn anh không sống phụ thuộc vào bất kỳ ai nhưng có lẽ anh không bao giờ làm được điều đó vì anh là một công tử, từ nhỏ anh đã quen được chiều chuộng. Tôi sợ một ngày nào đó khi chúng tôi đã cưới nhau thì anh sẽ rời bỏ tôi để về với má nuôi của anh. Giờ đây, tâm trạng tôi rất rối bời. Tôi muốn chia tay anh, tôi không muốn có một người chồng tương lai như vậy. Nhưng tình yêu tôi dành cho anh vẫn còn thì làm sao tôi có thể xa anh đây? Mong các bạn hãy cho tôi lời khuyên chân thành.
Theo VNE
Em đã không còn nhận ra anh nữa
Chưa đầy năm năm bên nhau mà đã bao lần em phải kinh ngạc nhìn anh và tự hỏi: "Anh đây sao?".
Anh thay đổi nhiều quá, anh giờ đây chỉ còn biết nghĩ đến bản thân mình, chẳng chịu chia sẻ chút gì với người bạn đời suốt ngày đầu tắt mặt tối, và mắt mờ chân chậm đến nơi, cũng vì núi việc không tên mà anh vẫn hay gọi chung là việc vặt.
Em đẻ hai con rồi mà lúc nào anh cũng thắc mắc sao bụng không phẳng, đẹp như ngày xưa, và rồi anh chẳng giấu giếm những lần cầm điện thoại chụp ảnh những em xinh tươi đang dạo trên đường phố, những cô mà em tin chỉ mơn mởn bằng một phần của em ngày xưa. Em thức đêm thức hôm chăm sóc con, anh thì hôm nào cũng được ngủ thẳng giấc, rồi làu bàu trách em sao cứ để nó quấy. Đồng thời vẫn muốn em đẻ thêm đứa nữa bởi lúc nào anh cũng thích có con trai, trong khi đó đang đêm con khóc thì sẵn sàng lấy chân đá em một cái "sang dỗ con đi để anh ngủ". Lâu rồi quà không có, hoa càng không, thậm chí một lời nói dịu dàng cũng không cánh mà bay mất từ lúc nào không ai rõ tung tích.
Có bao giờ anh thầm hỏi sao mình có năng khiếu, tài đến nỗi biến một cô gái xinh xắn gọn gàng trở nên như vậy hay không? Còn em, chẳng thể làm gì khác bởi một ngày của em cũng chỉ có hai mươi tư giờ và lúc này đây em không thể tự biến hóa cho mình có thêm hai cái tay nữa để mà hoạt động liên tục.
Em vẫn nhớ rõ ngày xưa ấy em tự thấy mình có giá lắm, vì được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc. Còn giờ đây em nhận ra mình chẳng còn một tí "tài sản" nào, ngoài hai đứa con mà em quanh quanh với chúng cũng hết cả một ngày, đến mức em chán chả buồn nói và "nhờ" anh giúp em quan tâm đến chúng nữa. Lúc nào anh cũng chúi mũi vào đồ công nghệ cao, đó mới chính là những đứa con gần gũi thân cận với anh nhất. Anh nói mình là trụ cột đi làm kiếm tiền, anh dành hết thời gian vào mục đích lớn nhất đó và lợi nhuận thu được anh lại phục vụ cho thú vui riêng của mình, trong khi em thì chẳng thấy vui gì cả, anh nói em chẳng biết gì.
Thì đúng rồi, mở mắt ra một cái là nghe tiếng con khóc, thôi thì đủ, đói có, đái có, khóc vì chẳng có lý do gì cũng có, loanh quanh phục vụ cả gia đình rồi đi làm. Về nhà lại long tóc gáy lên cho con ăn, tắm rửa và nấu ăn cho cả nhà, ngẩng mặt lên thì trời tối mò, ngồi nghỉ thôi, thời gian ấy quý giá cần phải hít thở thật sâu để còn tái sản xuất sức lao động, sẵn sàng cho một ngày mai hoạt động đều đặn như thế. Thử hỏi thời gian đâu để mà chăm sóc, thời gian đâu để mà spa thư giãn, làm gì có lúc nào mà tìm hiểu cái "thú vui" của anh. Chờ được đến lúc con lớn thì giá trị cũng đã hao mòn, còn điểm phấn tô son làm gì cho thêm buồn với dấu vết thời gian, thêm nữa em bực tức nghĩ anh không xứng đáng có được một người vợ vừa đảm đang vừa xinh đẹp.
Em ước mong anh sẽ bớt chút thời gian quý như kim cương của mình để chơi cùng con, bởi đứa con là tài sản chung lớn nhất, là điều cần vun đắp cùng với tình cảm vợ chồng. Em đã thể hiện niềm khao khát ấy từ lâu, thậm chí ghi cả điều ước gửi ông già Noel. Rồi dùng đủ hình thức, mặn, nhạt, ngọt, gắt để du đẩy cái quan niệm "việc vặt là của đàn bà" của anh vậy mà lòng anh "vẫn vững như kiềng ba chân". Em muốn xõa tung hết cả, biến mình thành một con người khác, sống vì mình, tự chau chuốt cho bản thân, cho mình chứ chẳng cần phải cho ai khác. Song thực sự em không có đủ thời gian và tâm trí nữa. Cuộc sống như vậy thử hỏi còn nghĩa lý gì?
Theo VNE
Ly dị vì chuyện ăn Tết nhà nội hay ngoại Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định "ăn Tết bên nào" (nhà nội hay nhà ngoại). Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi...