30 triệu đồng giải thưởng thiết kế lễ phục Nhà nước
Sáng 1/8, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phát động cuộc thi mẫu lễ phục Nhà nước nhằm tìm ra bộ trang phục sử dụng trong các hoạt động quốc gia và quốc tế.
Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, lễ phục thể hiện bản sắc văn hóa cùng niềm tự hào dân tộc của mỗi quốc gia, nhất là Việt Nam đã có mấy nghìn năm lịch sử. Trong quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế được mở rộng, cần có bộ trang phục thể hiện vị thế của đất nước, đóng góp vào xây dựng hình ảnh quốc gia. Bộ Văn hóa tổ chức thi tuyển chọn với mong muốn tìm ra mẫu lễ phục cấp nhà nước.
Lễ phục áo dài cho nữ và áo dài khăn đóng cho nam thể hiện nét truyền thống. Ảnh: Trung Nguyên
Thứ trưởng đề nghị các họa sĩ, nhà thiết kế thời trang cả nước nhiệt tình tham gia. Các mẫu thiết kế cần bám sát tiêu chí, phát huy khả năng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Theo Ban tổ chức, các cá nhân, tổ chức, nhà thiết kế chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, người Việt Nam ở trong, ngoài nước trên 18 tuổi đều có thể tham gia. Ban tổ chức tiếp nhận 4 mẫu lễ phục gồm: mẫu của nam theo hướng hiện đại và truyền thống; mẫu của nữ theo hướng hiện đại và truyền thống.
Các mẫu lễ phục phải mang tính biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời đẹp, thuận tiện, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù hợp với điều kiện khí hậu và vóc dáng của người Việt Nam; khuyến khích thực hiện bằng chất liệu truyền thống, sản xuất trong nước.
Ban tổ chức sẽ lựa chọn 20 mẫu trang phục vào vòng chung khảo, sau đó sẽ chọn ra 4 mẫu để trao 4 giải chính thức, trị giá 30 triệu đồng mỗi giải.
Trước đó, Bộ Văn hóa đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến các nhà văn hóa, sử học về lễ phục nhà nước. Nhiều chuyên gia đồng tình chọn áo dài là lễ phục cho nữ giới, song có nhiều ý kiến trái chiều giữa áo dài khăn đóng và comple dành cho nam giới.
Video đang HOT
Khảo sát của VnExpress.net cho thấy, 50% ý kiến độc giả lựa chọn comple là lễ phục nhà nước, 44% lựa chọn áo dài khăn đóng cho nam giới.
Theo VNE
"Việt Nam nên có hai mẫu lễ phục"
Việt Nam nên có hai bộ lễ phục, một bộ mang phong cách hiện đại dùng cho dịp ngoại giao; một bộ lễ phục mang phong cách truyền thống, mặc vào dịp lễ lớn trong nước.
Đó là đề xuất của ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam tại lễ phát động cuộc thi mẫu lễ phục Nhà nước do Bộ VHTT - DL tổ chức sáng 1/8.
Cần thiết có lễ phục?
Đại diện ban tổ chức, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, yêu cầu thiết kế 4 mẫu lễ phục. Cụ thể gồm: Mẫu lễ phục của nam và nữ theo hướng hiện đại; Mẫu lễ phục của nam và nữ theo hướng truyền thống.
Các mẫu lễ phục phải mang tính biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời đẹp, thuận tiện, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù hợp với điều kiện khí hậu và vóc dáng của người Việt Nam; khuyến khích thực hiện bằng chất liệu truyền thống, sản xuất trong nước.
Theo ông Thành, đây là đề bài tương đối "mở", không có định hướng hay áp đặt cho các nhà thiết kế, do đó, các nhà thiết kế có thể rộng đường sáng tạo.
Ở vòng chung khảo, từ 4 bộ lễ phục này, ban tổ chức sẽ chọn ra một bộ của nam, một bộ nữ để trao giải, vinh danh. Ông Thành lưu ý, cũng có thể chọn bộ theo hướng hiện đại, hoặc truyền thống.
Nhà Sử học Dương Trung Quốc (Ảnh: Người Lao Động)
Thứ trưởng Bộ VHTT - DL Vương Duy Biên cho rằng, lễ phục thể hiện bản sắc văn hóa, tự tôn, tự hào dân tộc của của mỗi quốc gia. Nhất là nước ta, dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Hiện nay, giao lưu quốc tế mở rộng, nước ta cần có một bộ trang phục thể hiện khí thế đất nước, độc lập, tự chủ...
Cũng theo ông Biên, trên thế giới, nhiều quốc gia đã quy định lễ phục. Đẹp đến đâu, chưa bàn đến nhưng các quan chức của họ mặc lễ phục tiếp khách thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước ấy. Nước ta cũng cần bộ trang phục đẹp, truyền thống nhưng thuận tiện cho giao tiếp quốc tế.
Không giống như các cuộc thi khác, sau khi có kết quả, trao giải xong rồi mang cất đi. Cuộc thi mẫu lễ phục sẽ chọn 20 bộ vào vòng chung khảo để cho trình diễn.
"Chúng tôi mời các nhà chuyên gia, hội đồng nghệ thuật, giới truyền thông cho ý kiến. Những người sẽ mặc trình diễn không phải 'chân dài' mà là những người ở độ tuổi, vóc dáng khác nhau. Đó là những người thật, cuộc đời thật... sẽ dùng lễ phục", ông Biên nói.
Nên có hai mẫu lễ phục
Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng, trong dư luận vừa qua, vẫn còn những ý kiến về bộ lễ phục nên theo hướng hiện đại, cải cách từ Âu phục comple. Có ý kiến ngược lại, nên theo hướng truyền thống lấy tinh thần từ chiếc áo dài tuyền thống dành cho nam.
"Chúng tôi quyết định đưa ra cả hai phương án để phát huy tất cả tính sáng tạo của người thiết kế. Lễ phục theo phong cách hiện đại hay truyền thống đều được miễn là đẹp và đáp ứng các tiêu chí như ban tổ chức yêu cầu", ông Biên nói.
Nếu tìm được mẫu lễ phục tốt, Bộ VHTT - DL sẽ báo cáo, xin ý kiến Chính phủ, để dùng cho các lãnh đạo mặc đi ngoại giao. Nếu không, các nhà thiết kế cũng đã cống hiến thêm mẫu đẹp cho người tiêu dùng.
Thứ trưởng Vương Duy Biên (ngồi giữa) tại lễ phát động tuyển chọn thiết kế mẫu lễ phục Nhà nước
Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam đề xuất nên có hai mẫu lễ phục theo cả hướng truyền thống và hiện đại.
Ví dụ, dịp lễ truyền thống như: Giỗ tổ Hùng Vương, trình Quốc thư... dùng bộ lễ phục truyền thống; dịp ngoại giao với quan khách, bạn bè quốc tế mặc bộ hiện đại.
"Tôi nhớ ông cựu Quốc vương Sihanouk của nước Campuchia, có khi ông mặc lễ phục truyền thống, nhưng có cơ hội ông cũng mặc Âu phục. Do vậy, tôi muốn chọn hai bộ lễ phục cho nam và hai bộ cho nữ để sử dụng vào mỗi dịp, mỗi hoàn cảnh khác nhau. Như thế sự lựa chọn sẽ thoải mái hơn", ông Quốc đề xuất.
Ông Quốc cũng cho rằng, trang phục cũng thể hiện cá tính và tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Khi chọn được lễ phục, để tự "nó" thuyết phục nhân nhân chứ không nên có sự bắt buộc.
Bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng cho rằng, hoàn toàn có thể có hai bộ lễ phục. "Bởi trên thực tế, truyền thống hay hiện đại là do người dùng lựa chọn. Chúng tôi không bắt buộc chỉ một bộ, chỉ cố gắng tìm ra bộ đẹp nhất", bà Hương nói.
Bộ lễ phục của nam và nữ được chọn cần hòa nhau, cùng là mẫu lễ phục theo hướng hiện đại hoặc theo hướng truyền thống. Không có chuyện chọn mẫu lễ phục của nam theo hướng truyền thống nhưng lại chọn của nữ theo hướng hiện đại. Thứ trưởng Bộ VHTT - DL Vương Duy Biên
Dương Tùng (Khampha.vn)
Di sản vịnh Hạ Long vẫn bị khuyến nghị về cách quản lý Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long vẫn chưa được Ủy ban Di sản thế giới đưa ra khỏi danh sách khuyến nghị về cách quản lý. Trong khi đó, Huế đã được đưa ra khỏi danh sách này. Tại cuộc tổng kết công tác 6 tháng sáng 19/7, ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Di sản văn hóa (Bộ Văn...