30 học sinh tiểu học nhập viện nghi bị ngộ độc sữa
Đây là hôm đầu tiên các em uống sữa theo chương trình sữa học đường và bị ngộ độc.
Khoảng 8 giờ ngày 25-4, tại Trường tiểu học Ninh Quý, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước ( Ninh Thuận), khoảng 30 em học sinh của trường sau khi dùng sản phẩm thức uống Nestle Milo dạng hộp 115 ml bỗng có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phải chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cấp cứu.
Theo Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, khi tiếp nhận các em nhập viện, nhiều em có tình trạng đau bụng, bị nôn mửa… Bệnh viện đã huy động đội ngũ y, bác sĩ thực hiện sơ cấp cứu, hồi sức cho các em.
Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe các em cơ bản ổn định, nhưng phải ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi.
Video đang HOT
Các học sinh đang được thăm khám, cấp cứu tại bệnh viện.
Ngay khi xảy ra vụ việc, UBND huyện Ninh Phước đã yêu cầu Trung tâm Y tế huyện cử đội ngũ y, bác sĩ khẩn trương đến trường tiểu học Ninh Quý để kiểm tra; đồng thời tổ chức lấy mẫu sản phẩm thức uống Nestle Milo để phân tích làm rõ nguyên nhân.
Được biết đây là hôm đầu tiên, Trường tiểu học Ninh Quý được nhận sữa phát cho học sinh uống theo chương trình sữa học đường và xảy ra sự cố.
PHƯƠNG NAM
Theo PLO
Nguy hiểm: Lu lu giống tầm bóp, ăn xong có thể nôn mửa, ngộ độc nặng
Hầu hết người dùng đều nhầm lẫn giữa cây tầm bóp, một vị thuốc với cây lu lu đực giống cây tầm bóp y xì và chứa độc!
Tại các nước như Mỹ, Nhật Bản... cây tầm bóp được xem là một trong những thành phần tạo ra thuốc chữa ung thư, tiểu đường hiệu quả.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người bị nhầm lẫn tai hại giữa cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây mọc dại, sức phát triển mạnh và chứa độc tố.
Do cây lu lu đực giống y xì cây tầm bóp. Không dễ cho người dùng có thể phân biệt được. Lu lu đực mọc dại, mọc hoang. Nhiều nhà hàng không biết hoặc lợi dụng khách hàng không biết đã đánh đồng giữa cây tầm bóp với cây lu lu đực chứa chất độc rất nguy hiểm.
Cây lu lu đực còn gọi là cây thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ... Cao từ 30 - 100cm, sống hàng năm hoặc sống lâu năm, lá hình trái xoan nhọn, thuôn dần giống y hệt lá tầm bóp. Quả lu lu đực màu đen chứa các hạt dẹp. Hoa nở vào mùa thu, mọc khắp nơi, phát triển mạnh. Do cây lu lu đực quá giống cây tầm bóp nên nhiều người đã hái cây lu lu đực làm phơi khô om nước uống, ăn rau, ăn lẩu nhưng không biết đây là cây chứa chất độc.
Cây lu lu đực chứa chất độc bên trái và rau tầm bóp bên phải.
Điểm phân biệt, chỉ có thể nhận biết giữa lu lu đực với tầm bóp là quả tầm bóp mọng, tròn, lúc non có màu xanh, khi chín chuyển sang vàng, đỏ. Điểm dễ thấy nhất là bên ngoài của quả bọc một lớp vỏ y chang đèn lồng. Tầm bóp là vị thuốc, làm rau ăn rất tốt, không như lu lu đực.
Theo CCOHS (Trung tâm An toàn Sức khỏe nghề nghiệp Canada) - Chương trình Quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS), lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin, lá thì chứa độc tố Nitrate. Nếu ăn phải quả, lá của lu lu lực sau 6 - 12 tiếng có thể sốt, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, triệu chứng hôn mê.
Theo Dân Việt
Thực hư thông tin "đặc sản" bọ cạp đen chữa được bệnh ung thư Hiện, nhiều người săn tìm, tận diệt sinh vật có độc tố này, biến chúng thành một loại thần dược, bán với giá rất cao. PV đã vào cuộc, tìm hiểu những thông tin này. Theo tìm hiểu của PV từ các thợ săn bọ cạp tại vùng núi Thất Sơn (tỉnh An Giang), nhiều chủ hàng, vựa ồ ạt thu mua bọ...