30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà
Bóp đầu ngón tay giữ 3-5 giây sau đó thả ra, nếu máu ùa về ngay chứng tỏ cơ thể của bạn đủ lưu lượng máu.
Bóp chặt đầu ngón tay
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp chặt các ngón tay bên trái. Bắt đầu với ngón tay cái và giữ 3-5 giây, lặp lại tương tự các ngón tay khác. Sau khi thả tay ra, máu sẽ ùa về trong 2 giây. Nếu cảm thấy điều đó, cơ thể bạn đang có đủ lưu lượng máu.
Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng. Nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe. Đau ở ngón tay cái có thể là dấu hiệu không tốt về phổi; ngón trỏ liên kết chặt chẽ với ruột già, bạn có thể gặp vấn đề về rối loạn đại tràng và táo bón. Ngón giữa và ngón áp út là các vấn đề về tim, ngón tay út cho thấy bạn có vấn đề ở ruột non.
Nắm chặt tay thành nắm đấm
Nắm và giữ bàn tay của bạn. Sau 30 giây, mở ra sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Khi nắm tay, các mạch máu bị ép lại, hạn chế lưu lượng máu đến tay. Sau khi thả lỏng bàn tay, máu ùa về, chứng tỏ các mạch máu cơ thể đang hoạt động tốt và bạn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phải mất nhiều thời gian để lòng bàn tay trở lại màu đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.
Kéo căng cơ mông
Nằm úp mặt xuống, đặt hai cánh tay bên hông. Giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên. Cong đầu gối, giữ trong 30 giây.
Làm động tác này thành công, cơ thể bạn khỏe mạnh. Nhưng nếu bài kiểm tra gây đau đớn, bạn có thể gặp vấn đề với gluteus maximus – nhóm cơ mông và là một trong những cơ bắp mạnh nhất của cơ thể.
Video đang HOT
Giữ hai chân lên cao 30 giây
Nằm úp mặt xuống sàn, giữ cánh tay bên hông và úp bàn tay xuống. Nâng cả hai chân lên trong 30-35 giây. Khi làm động tác này mà không co giật chân hoặc di chuyển, cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Nếu làm khó khăn, có thể bụng hoặc cột sống bạn đang gặp vấn đề.
Nâng phần thân trên 30 giây
Nằm xuống và nâng phần thân trên và bàn tay của bạn lên. Giữ vị trí này trong 30-35 giây. Nếu vượt qua bài kiểm tra này mà không gặp khó khăn, cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, có thể cột sống bạn có vấn đề.
Lưu ý các bài kiểm này chỉ là tự kiểm tra nhanh mà bạn có thể tiến hành tại nhà, không thay thế cho các xét nghiệm thực tế được thực hiện bởi chuyên gia. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào không ổn, bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn.
Cẩm Anh
Theo Brightside/VNE
Mất 30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà, bạn sẽ biết cơ thể của mình có đang ổn hay không
Bạn sẽ có thể nhận biết được sức khỏe của mình đang ở mức độ nào, từ đó có phương hướng khắc phục để cải thiện đúng cách.
Nguy cơ mắc nhiều thứ bệnh sẽ tăng lên khi chúng ta già đi và hệ miễn dịch cũng dần trở nên suy yếu hơn. Do đó, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường chủ quan bỏ qua trong chuyện bảo vệ sức khỏe của mình.
Dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết sức khỏe của mình có đang tốt hay không thông qua một số cách tự kiểm tra tại nhà sau đây.
Bóp chặt đầu ngón tay
Hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp vào đầu ngón tay cái bên trái. Giữ trong vòng 3 - 5 giây rồi tiến hành tương tự với các ngón tay khác.
Sau khi bạn thả tay ra, máu sẽ ùa về trong không quá 2 giây. Nếu đúng như vậy thì cơ thể của bạn đang có đủ lưu lượng máu lưu thông. Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng và nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Các chuyên gia nhận định, đây là những nguyên nhân gây đau ở các ngón tay:
- Ngón tay cái: dấu hiệu có vấn đề ở phổi.
- Ngón trỏ: dấu hiệu có vấn đề ở đại tràng, dễ bị táo bón.
- Ngón giữa: dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón đeo nhẫn (áp út): dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón út: dấu hiệu có vấn đề ở ruột non.
Nắm chặt tay thành nắm đấm
Đối với bài tự kiểm tra sức khỏe này, bạn nên nắm tay và giữ bàn tay ở cùng một vị trí. Sau 30 giây, hãy mở nắm tay và bạn sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Khi bạn nắm tay thì các mạch máu sẽ bị ép lại, gây hạn chế lưu lượng máu đến tay.
Sau khi thả lỏng bàn tay, máu lại ùa về, điều này đồng nghĩa là các mạch máu của bạn đang hoạt động tốt và khỏe mạnh. Mặt khác, nếu phải mất một thời gian để lòng bàn tay trở lại màu hồng hào thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.
Kéo căng cơ mông
Hãy nằm úp xuống sàn trong tư thế thoải mái, giữ cả hai cánh tay thẳng bên hông. Giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên, giữ vị trí này trong 30 giây.
Nếu bạn làm điều này thành công thì chứng tỏ cơ thể bạn khỏe mạnh. Thế nhưng, nếu khi kiểm tra thấy đau mỏi thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gluteus maximus (một trong những cơ bắp kéo mạnh nhất trong cơ thể).
Giữ hai chân co lên 30 giây
Hãy nằm xuống, đối mặt úp song song với sàn nhà. Giữ cánh tay thẳng, từ từ nâng cả hai chân của bạn lên, trong khi cơ thể vẫn giữ nguyên. Giữ vị trí này trong khoảng 30 - 35 giây.
Nếu bạn có thể làm những điều trên mà không co giật chân hoặc di chuyển chúng thì cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Mặt khác, nếu bạn thấy nhiệm vụ này thực sự khó khăn thì có thể điều gì đó không ổn với bụng hoặc cột sống của bạn.
Nâng phần thân trên
Hãy nằm xuống thoải mái với bụng úp xuống sàn nhà, chỉ nâng phần thân trên gồm cả bàn tay lên cao một chút. Giữ vị trí này trong khoảng 30 - 35 giây.
Nếu bạn vượt qua bài kiểm tra này mà không gặp khó khăn gì thì cơ thể vẫn khỏe mạnh. Nếu bạn thất bại thì có thể bạn đang gặp vấn đề về cột sống của mình.
*Chú ý: Hãy lưu ý rằng các xét nghiệm này không phải là sự thay thế cho các xét nghiệm thực tế được thực hiện bởi các chuyên gia. Đây chỉ là bài tự kiểm tra nhanh mà bạn có thể tiến hành tại nhà. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện khám ngay.
Source (Nguồn): Brightside
Theo Helino
Bị ung thư lạ, người phụ nữ phải cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng Vì mắc một dạng ung thư hiếm gặp mà bụng của cô Jemily Brown ở Anh phình to như mang bầu. Cô Jemily đã phải phẫu thuật cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng. Muốn sống, cô phải được ghép dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy. Cô Jemily Brown đã phải cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng không quan trọng...