30 ‘chưa phải là tết’ và 30 không là dấu chấm hết cho cuộc sống độc thân
Người ta thường có câu “30 chưa phải là Tết”. Và với phụ nữ, 30 cũng chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc sống độc thân. Đây chính là giai đoạn vững sự nghiệp và cứ tin cứ yêu đi chắc chắn duyên sẽ đến với bạn.
Tuổi 30 là giai đoạn của sự trưởng thành và chín chắn – Ảnh: Internet
Theo quan niệm từ xưa đến nay, phụ nữ đến 30 tuổi mà chưa lập gia đình đều sẽ được gọi là “gái ế”. Nhưng phụ nữ bước vào tuổi 30 không phải là độ tuổi chấm hết cho cuộc sống độc thân, mà đây là giai đoạn bạn có một sự nghiệp vững chắc, một tinh trần trẻ trung và thanh xuân mơn mởn sau những trưởng thành.
Không ít người phụ nữ dù đã vượt quá tuổi “gái ế” mà người ta vẫn thường gắn mác nhưng họ vẫn trẻ trung chẳng khác gì gái 18 đấy thôi. Những cô gái lạc quan và yêu đời như thế còn rất nhiều. Có ai mà lại không say đắm bởi những cô nàng vẫn giữ được nét thanh xuân nhưng có suy nghĩ và trải nghiệm vững vàng trong cuộc sống. Đó chính là điểm cuốn hút mà chỉ có phụ nữ độc thân tuổi 30 mới sở hữu.
Đã có biết bao người phụ nữ “vượt xa” cái tuổi 30 nhưng vẫn trở thành điểm sáng trong đời và truyền cảm hứng cho rất nhiều người hiện nay. Họ vẫn sống và làm việc tựa như nữ thần và nhiều người đàn ông chắc chắn sẽ rất khao khát.
Đã có biết bao người phụ nữ “vượt xa” cái tuổi 30 nhưng vẫn trở thành điểm sáng trong đời và truyền cảm hứng cho rất nhiều người hiện nay – Ảnh: Internet
Video đang HOT
Với những người phụ nữ tuổi 30 nói chung, phần lớn họ đã trải qua nhiều mối tình, nhiều sóng gió nên họ có sự khắt khe và có “gu” của riêng mình. Khi đã có vốn hiểu biết nhất định về đàn ông, phụ nữ sẽ không muốn kết hôn với một người kém họ về nhận thức và tầm nhìn. Đây là sự thật bởi họ tin rằng dẫu cho người đó đến muộn nhưng chắc chắn xứng đáng với sự vững chãi cả trong tâm hồn và cuộc sống của người phụ nữ.
Những người có khả năng làm chủ cuộc sống của mình luôn biết bản thân cần gì và muốn gì nên họ chẳng bao giờ lo lắng cho tình trạng độc thân của mình. Gái 30 có cái giá của gái 30. Đến tuổi này họ hết hồn nhiên rồi nhưng bù lại họ biết lắng nghe, biết và biết đâu là đủ cho bản thân. Đâu còn những bồng bột tuổi 20 nữa nên sau vấp ngã phụ nữ luôn cứng rắn, an tâm sau giông bão.
Đàn bà 30 có sự khắt khe và “gu” của riêng mình – Ảnh: Internet
Phụ nữ ở tuổi 30 không phải là chấm hết. Đó mới chính là thời điểm bản thân khẳng định sự nghiệp chín muồi, độc thân nhưng không cô đơn chỉ bởi họ vẫn đang cố gắng mỗi ngày, duyên số sẽ đến sớm thôi miễn là đừng thôi hy vọng!
Theo Phunuvagiadinh
Đàn bà đã có chồng gửi "gái ế": Kết hôn sẽ "được" rất nhiều, nhưng cũng nhận cả nỗi cô đơn
Đúng vậy, có chồng đồng nghĩa với việc bên cạnh lúc nào cũng có người sẵn sàng bảo vệ, chở che. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết. Còn thực tế thì có lẽ chỉ những người đã kết hôn mới hiểu..
"Dù sao thì cậu cũng đã có chồng..."
Tôi thường xuyên được nghe câu này mỗi lần đi cà phê tán gẫu cùng hội bạn. Phải nói là hễ cứ gặp nhau là họ - những người phụ nữ lập gia đình - lại kể cho tôi nghe về những nỗi buồn, những rắc rối trong cuộc sống. Điều khiến họ buồn nhất đó là những lúc mọi thứ đều quay lưng lại thì bên cạnh lại chẳng có lấy một bờ vai vững chãi để dựa dẫm. Họ chỉ có thể tự mình đối mặt, xoay xở. Và vô hình chung, trong mắt họ, tôi - một phụ nữ đã có chồng - trở thành kẻ may mắn, đáng ghen tỵ khi có trong tay mọi thứ.
Đúng vậy, có chồng đồng nghĩa với việc bên cạnh lúc nào cũng có người sẵn sàng bảo vệ, chở che. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết. Còn thực tế thì có lẽ chỉ những người đã kết hôn mới hiểu...
Lấy nhau về rồi, những tin nhắn, cuộc gọi trong giờ làm việc sẽ không còn chứa đựng sự háo hức dành cho nhau nữa. Thậm chí nhiều khi từ 8h sáng đến 6h chiều, hai vợ chồng - những kẻ trước đám cưới còn là một cặp uyên ương lãng mạn - còn chẳng thèm nhắn nhủ gì cho nhau.
Lấy nhau về rồi, chủ đề trò chuyện của hai bên chủ yếu chỉ xoay quanh lịch trình hàng ngày của mỗi người, phân công nhiệm vụ đón con, chuyện chi tiêu trong gia đình, các loại hóa đơn cần chi trả... Những nỗi buồn vu vơ và "nên thơ" trước đây hai đứa thường than thở cho nhau nghe hầu như chẳng còn "đất dụng võ" bởi chúng quá nhỏ bé so với thực tế phũ phàng.
Ảnh minh họa
Chưa hết, trước khi kết hôn, "chuyện ấy" với nhiều đôi có thể là một thế giới kỳ bí khiến họ khao khát muốn khám phá mỗi ngày. Thế nhưng kết hôn xong thì mọi thứ cũng bớt đi màu hồng và sức quyến rũ. Những đêm ân ái không còn nhiều mật ngọt, mà thậm chí đôi lúc còn khiến người ta kiệt sức khi chuyển hóa từ niềm vui sang nghĩa vụ.
Nói đến đây, nhiều người vẫn cho rằng tôi chẳng qua là một kẻ không an phận, không biết quý trọng thực tại. Rõ ràng tôi đang được trải nghiệm những điều họ mong nhưng không được, đặc biệt là sự ổn định - điều mà người phụ nữ nào cũng nghĩ mình cần trong cuộc sống. Thế thì tôi còn kêu ca nỗi gì? Chỉ có bản thân tôi mới biết bên cạnh trạng thái ổn định đó còn có nhiều và rất nhiều nỗi cô đơn. Hai thứ đó dù không hề loại trừ nhau nhưng lại rất dễ xảy ra xung đột.
Sẽ có người thắc mắc rằng tại sao bên cạnh đã có chồng và con cái rồi mà tôi vẫn cô đơn? Đương nhiên rồi, nếu chỉ cần có ai đó ở bên cạnh là đủ để người ta cảm thấy hạnh phúc, vậy thì các cặp đôi đã không đưa nhau ra tòa. Nhiều khi việc ở gần nhau quá, và ở bên nhau lâu hơn mức bình thường lại chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách
Nỗi cô đơn đối với một người có gia đình cũng thường dâng lên vào những thời điểm rất lạ: ngay khi hai vợ chồng vừa chính thức về một nhà, khi đang cùng nhau tận hưởng một chuyến đi, khi đối mặt với những vấn đề chung hoặc riêng nhưng không tìm thấy sự đồng điệu trong suy nghĩ.
Hai người, ai cũng mệt mỏi và bận rộn với một phần cuộc sống riêng tư nhưng vẫn phải cố gắng vì "phần chung" nữa. Ai cũng có những nỗi niềm cần được chia sẻ, xoa dịu và tìm cách giải quyết. Chỉ có điều, mặc dù bạn có thể nói với chồng/vợ của mình mọi thứ về cuộc sống xung quanh nhưng nếu vấn đề đó liên quan đến chính anh/cô ấy thì liệu có dễ mở lời? Và dù có nói ra được thì cũng rất ít cặp đôi có thể bình tĩnh và cùng tìm ra cách giải quyết.
Về phần mình, thỉnh thoảng, khi trông thấy những cặp vợ chồng khác hạnh phúc hơn, tôi lại có chút ghen tỵ. Tôi tự hỏi liệu tôi và chồng có đang lừa dối nhau và lừa dối chính mình về cuộc hôn nhân này? Hay chúng tôi đang đi sai hướng mà không nhận ra?
Cứ thế, những nỗi cô đơn cứ xuất hiện và ở lì trong cuộc hôn nhân bởi chúng ta không thể giải quyết triệt để. Và đó chính là kẽ hở để "kẻ thứ ba" xen vào. Đó là một người xa lạ, mới mẻ nên chúng ta càng dễ sa ngã. Đứng trước họ họ, ta không cần nghĩ quá nhiều về trách nhiệm, lại có thể tâm sự đủ điều. Trong những trường hợp như vậy, những người đã quá mệt mỏi, cần được sưởi ấm, an ủi chắc chắn sẽ ngã lòng. Chỉ những ai bản lĩnh mới có thể dừng lại và bình tĩnh suy xét. Liệu sa đà vào một mối quan hệ mang tính thời điểm như vậy, mình sẽ được gì và mất gì? Liệu mình từ bỏ người bạn đời hiện tại để cam kết với người mới kia, những nỗi cô đơn trong lòng sẽ thực sự được khỏa lấp?
Sau nhiều năm kết hôn, cuối cùng tôi cũng hiểu được rằng cô đơn là một trạng thái hết sức bình thường, ngay cả khi xung quanh tôi có rất nhiều người song hành, quan tâm. Dù tôi vẫn không hài lòng khi được những người bạn độc thân kia phán theo kiểu: "Sướng mà không biết hưởng!" nhưng cũng không còn cảm thấy những nỗi buồn của người đã có gia đình trở nên đáng sợ và đáng ghét nữa. Phải có những lúc chênh vênh mới có trạng thái cân bằng. Phải có những khi đơn độc mới thấm thía cảm giác hai vợ chồng đồng tâm.
Kết hôn quả thật sẽ "được" nhiều hơn mất. Đương nhiên "được" là được cả những nỗi cô đơn, thậm chí những cảm xúc tiêu cực sau kết hôn còn phức tạp và khó hóa giải hơn cả khi còn độc thân. Tuy nhiên, tôi cho rằng kết hôn vẫn là một trải nghiệm mà bạn nên thử.
Theo Afamily
Là con gái độc thân? Chẳng có gì đáng sợ! Sau tuổi 25, bố mẹ luôn lo lắng về con gái của họ vẫn chưa đưa ai về nhà ra mắt cả. Nhưng con gái vẫn không lo lắng gì cả, vẫn cứ thích độc thân vì những lý do vô cùng đơn giản. Con gái thật phiền phức khi đã đến tuổi yêu nhưng cứ mãi rong chơi, chưa chịu tìm kiếm...