30 Chưa Phải Là Hết lật đổ ngoạn mục quan điểm: Con gái chỉ có thể là chính mình trước năm 30 tuổi!
Thành công của phụ nữ không liên quan đến tuổi tác. Hạnh phúc của phụ nữ cũng không liên quan đến tuổi tác.
01
Câu chuyện của mỗi nhân vật trong 30 Chưa Phải Là Hết vẫn đang thu hút sự dõi theo của tất cả. Cố Giai, Vương Mạn Ni và Chung Hiểu Cần – 3 nữ chính xinh đẹp tốt bụng đều mang niềm tin và khát vọng về cuộc sống, họ vẫn luôn cố gắng tiến lên bằng nỗ lực của chính mình. Nhưng cuộc sống của họ đều gặp chướng ngại vào đúng năm 30 – lứa tuổi bản lề của đời người.
Cố Giai tài năng, giỏi giang, việc gì cũng thành thạo. Cô phấn đầu cùng chồng, có công ty riêng nhưng giữa việc giáo dục con cái và sự nghiệp, Cố Giai quyết định lùi về sau để chăm lo gia đình. Công ty xảy ra chuyện, chồng bất lực, Cố Giai lập tức đứng ra giải quyết. Con trai đi học trường nhà giàu bị bắt nạt, Cố Giai chấp nhận hạ thấp mình, cúi đầu cầu xin người khác.
Dẫu thế, Cố Giai vẫn không tránh khỏi việc bị Tuesday chen chân vào hạnh phúc gia đình. Khi cô muốn lập nghiệp bằng nhà máy trà lại bị chồng vặn hỏi: “Em cũng 30 tuổi rồi, đừng tự hành hạ mình nữa được không?”.
Vương Mạn Ni lăn lộn ở Thượng Hải nhiều năm. Lúc nào cô cũng mang trong mình quyết tâm đã làm là phải làm tốt nhất, muốn có chỗ đứng tại thành phố lớn, muốn lên chức quản lý. Vì muốn có khách, cô sẵn sàng cúi đầu lấy lòng người khác. Vì chờ đợi một khách hàng VIP, cô cả ngày chẳng dám uống nước. Vì muốn đối phó với đồng nghiệp cùng chỗ làm, cô chẳng ngại tiêu tốn tâm tư.
“Con 30 tuổi rồi, cũng phải tính chuyện chồng con đi chứ”, điện thoại bố mẹ giục giã kết hôn cứ liên tiếp đến. Mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất, Vương Mạn Ni chỉ biết bó mình ở căn phòng cho thuê chật chội, tranh thủ tìm một chút bình yên cho mình.
Chung Hiểu Cần sinh ra ở thành phố, từ nhỏ đã ăn sung mặc sướng. Cô có một công việc tốt, một cuộc hôn nhân ổn định. Cuộc sống tưởng chừng hoàn mỹ của cô thực chất lại đầy vết nứt. Hôn nhân của cô và chồng thiếu trầm trọng sự giao tiếp, như thể một vũng nước đọng. Việc có thai bất ngờ khiến cuộc sống vợ chồng vốn nhiều vấn đề của cả hai càng thêm mâu thuẫn. Đối diện với một Chung Hiểu Cần sắp sinh con, chồng cô lại lạnh lùng: “30 tuổi em còn chưa hiểu mình, thế thì làm sao làm mẹ được?”.
3 người phụ nữ, 3 kiểu cuộc đời dường như đã đại diện cho toàn bộ những tầng lớp phái yếu trong xã hội. Thế nhưng, dù họ có thân phận ra sao, xuất sắc như thế nào thì vào năm 30 tuổi, họ vẫn sẽ phải đối diện với vô vàn bất công.
02
Có người nói: “Điều độc ác nhất của một người chính là áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác mà vẫn cho rằng mình đúng”.
Nhưng đáng buồn là, trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều người phụ nữ đang phải chịu bất công tương tự.
“30 tuổi rồi sao cậu còn chưa chịu lấy chồng vậy?”
“30 tuổi rồi sao cậu còn chưa sinh con, sắp quá tuổi đến nơi rồi đấy!”
“30 tuổi rồi sao cậu cứ phải tự làm khổ mình thế?”
Video đang HOT
…
Tôi tin rằng con gái ai cũng từng nghe những câu như vậy, thậm chí có đôi khi những lời đó còn xuất phát từ người mà họ thương yêu nhất.
Năm 2019, một phóng sự về “gái ế” được lên sóng. Trong phóng sự, người ta đã nói lên tất cả những thành kiến mà phụ nữ 30 phải chịu đựng.
Mai, một người phụ nữ 34 tuổi, sinh ra ở nông thôn, hiện tại đang là một luật sư ưu tú. Vì không kết hôn nên mỗi lần về quê, gia đình họ hàng lại làm khó Mai đủ điều.
Bố cô nói: “Người khác hỏi mà tao cũng chịu, chẳng có mặt mũi nào để trả lời”.
Mẹ cô nói: “Ai cũng lấy chồng sinh con, sao mỗi con là không chịu thế?”.
Cuối cùng, vì áp lực quá lớn, Mai chọn cách “cao chạy xa bay”, sang Pháp du học.
Làm con gái, làm phụ nữ, đôi khi nếu bạn không muốn sống theo cách mọi người mặc định, không làm những gì người khác nghĩ bạn cần phải làm ở độ tuổi nhất định nào đó, chắc chắn bạn sẽ trở thành đối tượng lạ bị soi mói.
Người bạn từng nói nhất định phải tìm một người mình yêu nhất mới chịu lấy chồng đã im lặng kết hôn với một người có điều kiện tương đương.
Cô bạn thân khác từng thề thốt muốn tự do, không muốn mang gánh nặng con cái vì không chịu nổi sự dông dài của phụ huynh cũng đã sớm một nách hai con.
Đồng nghiệp từng hứa sẽ phấn đấu xây dựng sự nghiệp cùng bạn, không thành công quyết không dừng lại đã chọn cách bỏ thành phố về quê từ lâu.
Con người vốn sống theo số đông. Chỉ cần một người sống khác, người đó sẽ bất giác bị cô lập. Thời gian dần trôi, tham vọng, ước mơ của bạn bị xói mòn, bạn cũng sẽ lo nghĩ, sẽ u sầu, sẽ cảm thấy mình không bình thường, không thành công.
03
Trên mạng xã hội từng lan truyền câu hỏi: “Phụ nữ rốt cuộc có thể làm chính mình hay không?”.
Câu trả lời nhận được nhiều lượt thích nhất chính là: “Có thể, nhưng phải trước năm 30 tuổi”.
Sau 30 tuổi, phần lớn phụ nữ sẽ bị đủ lời ra tiếng vào của người đời đè nặng, đến mức họ không còn thoải mái để hoàn toàn nghe theo nỗi lòng của mình. Nhưng có một điều khiến người ta cảm thấy kì quặc là, chẳng mấy ai quan tâm đàn ông 30 tuổi phải như thế nào.
Đàn ông 30 tuổi còn chưa kết hôn, người ta sẽ nói: “Đàn ông mà, có sao đâu, sự nghiệp quan trọng hơn”. Dù người đó có ly hôn, cũng sẽ có người biện minh giúp: “Đàn ông 2 đời vợ càng trưởng thành”.
Đàn ông 30 tuổi còn chưa có sự nghiệp, người ta sẽ nói: “Không vấn đề gì, đàn ông 50 tuổi lập nghiệp đầy ra đấy thôi”.
Và đương nhiên, đàn ông cũng chẳng cần sinh con.
Dù ai cũng hô hào công bằng giới tính nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, mọi người vốn vẫn bao dung với đàn ông và rất nghiêm khắc với phụ nữ. Đối với những thành kiến của thế giới này, chúng ta không thể dựa vào sức của một người để chiến thắng, nhưng chúng ta hoàn toàn có năng lực mang lại hạnh phúc cho chính mình, sống một cuộc đời mà chúng ta muốn.
Sự thành công của phụ nữ không liên quan đến tuổi tác. Sự hạnh phúc của phụ nữ cũng không liên quan đến tuổi tác. Vì đã có sự từng trải cũng có áp lực phải đối diện, phụ nữ 30 tuổi luôn bình tĩnh và ung dung hơn nhiều người và cũng mạnh mẽ hơn nhiều người.
Giống như Cố Giai trong phim, cô có thể cúi đầu vì con cũng có thể đánh người vì con.
Giống như Vương Mạn Ni, cô có thể chờ khách cả buổi vì muốn kiếm đơn hàng nhưng cũng có thể lẳng lặng gửi hết tiền tiết kiệm mình vất vả có được về cho bố mẹ.
Giống như Chung Hiểu Cần, cô có thể im lặng nhẫn nại vì mình là một người vợ nhưng cũng có thể kiên cường phản kháng vì mình là một người mẹ.
Phụ nữ 30 tuổi càng xinh cũng càng xuất sắc. Họ không còn sự ngây ngô của tuổi 20 mà thêm một phần cứng cỏi của thời gian. Đừng quan tâm đến ánh nhìn của người khác, cũng đừng chăm chăm yêu cầu sự chấp nhận của một ai.
30 tuổi, chúng ta không cần bất kì ai viết hộ định nghĩa của chính mình.
Đừng hoang mang cũng đừng nhụt chí, vì 30 tuổi là thời kỳ vàng son của chúng ta!
Ăn giỗ xong, cả họ để tôi rửa bát một mình, mẹ chồng nói: 'Về thôi con, không phải hầu'
Dường như mọi người đang tâm niệm rằng, rửa bát là việc của dâu mới là tôi. Nhìn đống mâm bát mọi người đem ra sân giếng cứ chất chồng lên từng chồng một khiến tôi hoa cả mắt mèo.
Ai cũng nói rằng muốn sống hạnh phúc thì đừng sống chung với mẹ chồng rồi thì chẳng mẹ chồng nào thực sự yêu thương con dâu như con gái đâu.
Tôi cũng hiểu được câu "khác máu tanh lòng" là như thế nào nhưng khi chính thức bước chân vào hôn nhân của mình, tôi mới nhận ra không phải ai cũng như vậy.
Có lẽ là do tôi may mắn, cưới được chồng biết quan tâm lại có mẹ chồng cũng tinh tế và thương con dâu như con ruột. Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, tôi đã cảm nhận được cái sự chân thành trong từng lời ăn tiếng nói và cách hành xử của mẹ chồng.
Ban đầu, tôi cũng giữ ý tứ nên sáng nào tôi cũng dậy thật sớm lo dọn dẹp nhà cửa rồi đồ ăn sáng cho cả nhà trước khi đi làm. Nhưng chỉ một thời gian sau, thấy tôi đi làm vất vả mà đêm về lại còn phải thức làm việc nên bà bảo: " Con cứ ngủ cho đã, đến giờ thì dậy đi làm, không việc gì phải giữ kẽ".
Đồ ăn sáng của cả nhà để mẹ nấu cho, mẹ có tuổi rồi ngủ không được mà nằm lắm thì cũng mỏi người. Rồi tôi bầu bí sinh nở, một tay mẹ chồng chăm tôi. Mẹ đẻ tôi ở xa, thời gian đó bố lại ốm yếu nên thành ra bà chẳng lên chăm con được.
Nói thật, người ta nói chửa đẻ là cửa mả, trai vượt sông có bạn có phường, gái vượt cạn đơn côi một mình thì không tránh khỏi cảm giác tủi thân.
Nhưng trong những ngày ấy, chính mẹ chồng chứ không phải ai khác lại là người ở bên cạnh, lo lắng cho tôi, giúp đỡ tôi mọi việc. Thậm chí, bà còn tự tay vệ sinh cả chỗ sinh nở cho con dâu khiến tôi xúc động lắm.
Tôi sinh con gái nhưng bố mẹ chồng vẫn yêu thương và quý cháu như vàng. Nhiều khi họ hàng, bạn bè bĩu môi chê bôi rằng nhà không có con trai, y như rằng họ lại bị bố mẹ tôi vạc cho những câu đau đớn như: " Trai thì phải cho đáng nên trai chứ thời nay, trai mòng trai hến đầy ra đấy".
Lắm khi thấy chồng tôi mong ngóng có con trai, ông bà lại bảo: " Trai hay gái là do mày cả đấy đừng có ở đó mà đổ lỗi tại ai". Mẹ chồng tôi phải nói là tuyệt vời lắm các mom ạ. Chuyện gì cũng vậy cứ thấy 2 đứa cãi nhau là chẳng cần biết đúng sai, chồng tôi luôn là người bị mắng vì cái tội "không chịu nhường nhịn vợ".
Bà suốt ngày giáo huấn con trai "phải giúp đỡ vợ, đừng việc gì cũng ỉ lại vào đàn bà thì ai mà chịu được".
Đỉnh điểm làm tôi xúc động nhất là hôm nay, dòng họ bên chồng tôi có giỗ. Cả họ đông đủ cũng phải lên đến gần chục mâm cỗ.
Thế nhưng lúc ăn uống xong xuôi thì mọi người lại ra về hết. Mấy bà chị họ còn trẻ, có người còn chưa chồng cũng ngồi vắt vẻo lên ăn hoa quả, cắn hướng dương rồi nói chuyện với nhau.
Dường như mọi người đang tâm niệm rằng, rửa bát là việc của dâu mới là tôi. Nhìn đống mâm bát mọi người đem ra sân giếng cứ chất chồng lên từng chồng một khiến tôi hoa cả mắt mèo.
Đang không biết phải làm thế nào, tôi đành ngồi xuống rửa, mới được vài cái thì nghe có tiếng quát đến giật mình: " Lan, con làm gì đấy". Tôi quay lại thì ra là mẹ chồng, nhưng chưa kịp trả lời thì bà đã phăm phăm chạy lại kéo tôi đứng phắt dậy: " Không làm nữa, về thôi con, không phải hầu".
Lúc đó, tôi vừa lo vừa sợ lại vừa mừng vì có mẹ chồng bênh vực và yêu thương. Bà xin phép các bác: " Em còn tưởng mọi người ra rửa bát đỡ đần con em chứ thế này thì cho nhà em xin khiếu, cháu nó đang trong thời gian ở cữ".
Nói xong bà lôi tôi về trước sự chứng kiến của bao nhiêu người. Trên đường về, bà cứ nhắc đi nhắc lại việc không việc gì phải nhẫn nhịn. Tôi tự nhủ không biết mình đã tu bao nhiêu kiếp mới có một người mẹ chồng tâm lý đến vậy.
Chồng sẽ ly dị nếu tôi tiếp tục sống cùng mẹ đẻ Tôi và con ở ngoại thành với mẹ đẻ, lấy chồng ở Sài Gòn. Mấy năm nay chồng vẫn sống và làm việc ở Sài Gòn, cuối tuần về thăm vợ con. Có lẽ quá mệt mỏi với đoạn đường dài hơn mấy chục cây số, cộng với muốn con trai được gửi trẻ, học hành ở Sài Gòn nên quyết định năm...