30% bệnh nhân ung thư chết sớm do… đói
Một kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư ở Việt Nam vừa được công bố cho thấy, có khoảng 30% bệnh nhân ung thư chết vì… “đói”. Bác sĩ Đoàn Lực, Trưởng Khoa Chống đau – BV K cho biết, khoảng 50% bệnh nhân ngay lúc được chẩn đoán ung thư đã suy sụp, chán ăn, khiến cơ thể nhanh chóng bị suy kiệt.
Tâm lý chung của người bệnh ung thư là chán nản, tuyệt vọng (Ảnh minh họa)
Suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng
Theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 110.000 người mắc ung thư mới, khoảng 82.000 người tử vong do căn bệnh này. Nghiên cứu chỉ ra, khoảng 40%-80% bệnh nhân ung thư có nguy cơ sụt cân và 30% chết vì suy kiệt trước khi chết vì ung thư. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương, BV Ung bướu Hà Nội cho biết, hơn 50% bệnh nhân khi phát hiện bị ung thư đã đối mặt với chứng chán ăn, hay lo âu, buồn bã, cơ thể mệt mỏi nên không vượt qua được các liệu pháp điều trị. Bản thân các biện pháp phẫu trị, hóa trị, xạ trị cũng gây ra nhiều rối loạn dinh dưỡng của người bệnh. Nếu bị khối u ở đường tiêu hóa, bệnh nhân còn thấy đau, dạ dày bị chèn ép gây no sớm. Ngoài ra, khối u còn tiết các hóa chất trung gian gây viêm, làm thay đổi môi trường hoá thần kinh tại não, ức chế cảm giác thèm ăn… Hậu quả là 50-90% bệnh nhân ung thư bị sụt cân nhanh, hơn 90% bệnh nhân giai đoạn cuối bị suy kiệt, không đáp ứng miễn dịch, điều trị.
Đáng chú ý, qua khảo sát người bệnh điều trị ung thư tại các BV chuyên khoa, nhiều bệnh nhân có quan niệm rằng ăn nhiều thì khối u phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hết sức sai lầm. GS.TS Phạm Duy Hiển, BV K cho biết, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn bình thường, do đó nhiều người bệnh sợ ăn nhiều thì thịt đeo bám khối u, nuôi khối u phát triển nhanh hơn mà không biết rằng khối u có cơ chế tự dưỡng của nó bất chấp việc chúng ta hạn chế ăn vào. Thực tế với bệnh nhân ung thư, việc chán ăn hay không chịu ăn uống tại bất kỳ giai đoạn nào của bệnh đều làm gia tăng 30% nguy cơ tử vong.
Video đang HOT
Tương tự, GS.TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam khẳng định, một người chỉ cần sụt 5% trọng lượng cơ thể cũng làm cho tiên lượng sống xấu đi đáng kể. Nếu ăn không đúng và đủ chất dinh dưỡng thì người bệnh sẽ mất đi khối nạc của cơ thể dẫn đến tình trạng suy mòn. Vì vậy, với bệnh nhân ung thư, dinh dưỡng được coi là liệu pháp tiến hành song song với các kỹ thuật điều trị khác. Đáng tiếc ở nước ta, vai trò của phương pháp dinh dưỡng trong điều trị ung thư chưa được quan tâm đúng mức.
Dùng thuốc chống chán ăn dễ biến chứng
Ngược lại với quan điểm sai lầm nói trên, nhiều bệnh nhân lo sợ tình trạng chán ăn đã tìm đến thuốc chống chán ăn, kích thích ăn khỏe. Lợi dụng tâm lý này, xung quanh BV K trung ương cũng như các BV có chuyên khoa ung thư, các hiệu thuốc bày bán rất nhiều loại thuốc có tác dụng này. Bác sĩ Đoàn Lực cho biết, một số thuốc thường dùng giúp chống bệnh chán ăn, tăng cường thể trạng cho người bệnh ung thư là các thuốc chứa corticosteroid, các dẫn xuất của progesterone… Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài những loại thuốc này gây ra nhiều biến chứng và chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Cũng theo bác sĩ Lực, phương pháp điều trị tối ưu nên dựa trên cơ chế sinh bệnh học của chán ăn do ung thư, nghĩa là dùng chính liệu pháp dinh dưỡng để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng cho người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương cho rằng, với người bệnh ung thư, muốn có sức khỏe để chống chọi với bệnh tật thì phải luôn cố gắng giữ cho mình tâm lý lạc quan, chú trọng ăn uống và dinh dưỡng đúng cách. Một bữa ăn dành cho bệnh nhân ung thư được coi là phương pháp điều trị dinh dưỡng đúng đắn phải đáp ứng 5 yêu cầu: đầy đủ thành phần dinh dưỡng, giàu năng lượng, tăng cường chất đạm, tăng cường EPA (một loại a-xit béo Omega-3), dễ chế biến và hợp khẩu vị. Bác sĩ Hương khuyến cáo, để giải thoát được bệnh chán ăn, tốt nhất nên ăn lúc cơ thể thoải mái, tinh thần ổn định, nên ăn cùng gia đình, người thân và bạn bè, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa/ngày. Đặc biệt, cần tránh ăn thức ăn cay, nóng, rượu, thuốc lá, thuốc lào, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, hạn chế dầu mỡ xào nấu, thực phẩm quá nặng mùi, không sử dụng nước uống có gas và thức ăn tạo ra khí như đậu Hà Lan, súp lơ, bắp cải, củ cải, dưa chuột…
Ngày 26-8, tại hội thảo “Vượt qua chán ăn – Chiến thắng ung thư” do Hội dinh dưỡng Việt Nam tổ chức, GS.TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết, đa phần người bệnh khi bị chẩn đoán ung thư đều nghĩ là đã hết hy vọng. Tuy nhiên, nếu ung thư được phát hiện sớm, can thiệp sớm, người bệnh tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị của bác sĩ, nhất là có niềm tin, duy trì được thể trạng sức khỏe tốt thì tỷ lệ chiến thắng căn bệnh quái ác này là rất lớn.
Theo ANTD
Cháu bé tử vong vì chữa bỏng ở "lang vườn"
Bị bỏng nước sôi, không đi khám mà đắp thuốc thầy lang, sau 2 tháng vết thương không lành, bé được chuyển cấp cứu tới Viện Bỏng Quốc gia trong tình trạng nhiễm trùng, suy kiệt và đã tử vong.
Đó là trường hợp của bé Hoàng Quang Vũ, người dân tộc Nùng ở Cao Lộc, Lạng Sơn. Theo lời kể của gia đình, bé bị bỏng từ cách đây 2 tháng, nhưng do ngại đến bệnh viện, gia đình đã đưa con tới thầy lang gần nhà lấy thuốc đắp. Thế nhưng vết thương mãi không khỏi, bé từ 13 kg sụt còn 5 kg, người suy kiệt, ốm yếu, gia đình mới đưa đi khám và được chuyển cấp cứu xuống Viện Bỏng Quốc gia.
BS Ngọc Minh, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội) cho biết, bé Vũ nhập viện ngày 4/6 trong tình trạng suy kiệt, cơ thể rất yếu, diện tích bỏng khoảng 15% ở lưng. Dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng đến ngày hôm sau thì bé rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong.
Bé Vũ tại Viện Bỏng Quốc Gia
Trước đó, một phụ nữ 22 tuổi, ở Hà Nội bị bỏng cả một bên chân, thế nhưng lại ở nhà, không điều trị gì, sau 2-3 ngày chân sưng phồng, gia đình mới gọi điện cấp cứu.
Theo BS Minh, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc mà ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, nhiều người cũng vẫn chủ quan, khi bị bỏng không đến chuyên khoa bỏng mà đi chữa thầy lang, đến khi tai biến quá nặng mới nhập viện thì không còn khả năng cứu chữa.
Thực tế, các thầy lang thường chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian, theo kinh nghiệm, không biết vết bỏng sâu đến mức độ nào. Họ dùng một bài thuốc cho tất cả các loại bỏng, nên việc điều trị chỉ có tính may rủi. Trong khi đó, tùy theo mức độ tổn thương của vết bỏng, độ 1, 2 hay 3 mà bệnh viện chuyên ngành sẽ có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp bỏng sâu thì phải cắt bỏ phần hoại tử.
Viện Bỏng Quốc gia đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bỏng sâu, diện tích bỏng rộng. Hiện tại khoa Hồi sức cấp cứu đang điều trị cho một bệnh nhân nam 31 tuổi, bỏng 90% diện tích cơ thể, trong đó có đến 60% diện tích bỏng sâu. Bên cạnh đó có một trẻ bỏng đến 90% diện tích cơ thể đã điều trị khỏi và đang tập phục hồi chức năng. Vì vậy, theo BS Minh khi trẻ bị bỏng cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng điều trị thay vì nhờ các thày lang.
N.Hà
Theo Bee
Bé sơ sinh nguy kịch vì bệnh lạ Vừa lọt lòng mẹ được 2 ngày thi bé Minh (Phúc Thọ, Hà Nội) đã phải nhập viện vì cứ ăn vào là nôn. Đến nay dù đã nằm điều trị hơn 2 tháng, sức khỏe bé ngày càng suy kiệt, da nhăn nheo vì sụt cân, trơ cả xương. Bé được chuyển vào khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà...