3 xét nghiệm sàng lọc trước sinh đặc biệt quan trọng trong thai kỳ
Ngoài siêu âm thai, hiện nay có nhiều xét nghiệm, sàng lọc trước sinh sẽ giúp các mẹ bầu biết con mình có bất thường gì về sức khỏe hay không.
Hành trình mang thai một đứa trẻ thật chẳng dễ dàng. Trong 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ, người mẹ phải trải qua nhiều vất vả, mệt mỏi, thậm chí là đau đớn, song quan trọng hơn cả vẫn là mong muốn đứa con bé bỏng lớn lên thật khỏe mạnh.
Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 13), hội chứng Edwards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…
Có 3 xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng các mẹ bầu cần nhớ và thực hiện đúng tuần thai được khuyến cáo để đạt hiệu quả chính xác nhất.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Đây là phương pháp xét nghiệm hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 thông qua mẫu máu của mẹ.
Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máucủa mẹ để sàng lọc những hội chứng dị tật bẩm sinh mà thai nhi có thể mắc phải như Down, Edwards và Patau, có kết quả chính xác cao 99,9%.
Chỉ cần 7 – 10 ml máu của người mẹ để xét nghiệm các hội chứng Down, Edwards. Patau… và rất nhiều hội chứng khác cho thai nhi với độ chính xác cao vượt trội hơn các xét nghiệm thông thường. Ngoài ra, phương pháp này còn áp dụng được trong các trường hợp đơn thai, song thai, mang thai hộ.
Đo độ mờ da gáy và làm Double test ở tuần 11 đến 12 tuần 6 ngày
Video đang HOT
Xét nghiệm này rất cần thiết, nó giúp mẹ bầu nhận biết trẻ có bị các bệnh bẩm sinh như bệnh Down, bệnh thần kinh… hay không. Đặc biệt phụ nữ mang thai lớn tuổi với nguy cơ sinh con bị dị tật cao hơn thì xét nghiệm này càng quan trọng.
Ở độ tuổi thai này, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm để đo độ mờ da gáy. Nếu chỉ số đo độ mờ da gáy cao, thai phụ cần thực hiện phương pháp chẩn đoán chính xác là chọc ối phân tích ADN thai nhi vào tuần thai thứ 17 – 18 của thai kỳ.
Cũng trong khoảng thời gian này, các mẹ bầu nên làm xét nghiệm Double Test để sàng lọc những dị tật bẩm sinh NST của thai, bởi siêu âm hầu hết chỉ phát hiện được dị tật hình thái.
Lưu ý: Nếu mẹ để quá tuần thai 14 mới đi sàng lọc, lúc này độ mờ da gáy và xét nghiệm Double Test sẽ không đạt kết quả chính xác nữa.
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.
Triple test ở tuần thứ 15 – 22
Các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm Triple test từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai 22, chính xác nhất là vào tuần thứ 16 – 18. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh này sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh hay không.
Mẹ bầu có thể thực hiện sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện sản, khoa sản các bệnh viện lớn. Tại Hà Nội, ngoài Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Vinmec, sản phụ có thể đến Bệnh viện Bạch Mai hay Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn… để thực hiện lấy máu xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
Các mốc siêu âm, khám thai mẹ bầu cần nhớ để sinh con khỏe mạnh
Siêu âm cho nhiều giá trị chẩn đoán và giúp phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai. Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu sản phụ cần siêu âm 3 lần vào các mốc sau: 11-14 tuần, 18-22 tuần và 30-32 tuần.
Theo BS Vũ Thị Hoa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi mang thai việc siêu âm cho nhiều giá trị chẩn đoán và giúp bác sĩ phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai của sản phụ. Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu sản phụ cần siêu âm 3 lần vào các mốc sau: 11-14 tuần, 18-22 tuần và 30 - 32 tuần.
Siêu âm giai đoạn 11-14 tuần
Thời điểm này thai nhi đã có đủ hình hài và các bộ phận, những bất thường lớn có thể nhìn thấy.
Ở thời điểm này, mục đích của việc siêu âm là: chẩn đoán tuổi thai và dự kiến sinh cho sản phụ, đo độ mờ da gáy để sàng lọc nguy cơ mắc các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward; chẩn đoán số lượng thai, số lượng bánh rau và buồng ối đối với sản phụ mang đa thai; sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.
Hình ảnh thai nhi 13 tuần tuổi biết mút tay. Ảnh minh họa.
Siêu âm giai đoạn 18-22 tuần
Vào lúc 18-22 tuần là lúc lượng nước ối có nhiều, thai đã khá lớn và di động rất tốt trong buồng tử cung, giúp cho việc quan sát thai khá tốt ở nhiều góc độ khác nhau, nên dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thai.
Thai nhi sẽ được siêu âm 4D kiểm tra chi tiết các bộ phận trên cơ thể của thai nhi:
- Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng xem có gì bất thường, có đầy đủ hay thiếu ngón chân ngón tay nào không.
- Khảo sát các dị tật về não bộ và cột sống.
- Tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày... đánh giá dị tật tim thai, dịch bất thường trong khoang màng phổi, trong ổ bụng...
- Đánh giá dị tật ở gương mặt của thai nhi xem có bị sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không...
- Cuối cùng là xem có sự bất thường nào về bánh nhau, nước ối không, xem bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, nước ối có nhiều quá hay bị thiếu không.
Hình ảnh thai nhi 22 tuần. Ảnh minh họa
Siêu âm giai đoạn 30-32 tuần
Lần siêu âm thứ ba vào lúc thai nhi được 30-32 tuần nhằm đánh giá sự phát triển thai, và phát hiện các dị tật xuất hiện muộn. Thai phát triển bình thường hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường được xác định ở lần siêu âm này.
Bên cạnh việc siêu âm hình thái các cơ quan bộ phận như lần siêu âm mốc 18-22 tuần, lần siêu âm này còn phát hiện các dị tật xuất hiện muộn như nhẵn não, tắc ruột... Vị trí bánh nhau lúc này cũng sẽ được chẩn đoán chắc chắn hơn, xác định rau có bám thấp, che lấp đường ra của thai nhi hay không.
Hình ảnh thai nhi lúc 32 tuần. Ảnh minh họa.
Khi gần sinh cũng có thể có thêm một lần siêu âm để xác định kích thước thai, mức độ trưởng thành của bánh nhau và lượng nước ối. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu thai phụ thấy có gì bất thường có thể đi khám và siêu âm để bác sĩ phát hiện và xử trí kịp thời mang lại sự an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.
Hãy luôn nhớ các mốc quan trọng này và mong rằng các bà mẹ mang thai cùng thai nhi luôn khỏe mạnh, vượt cạn thành công.
Minh Trang (ghi)
Theo giadinh.net
Mẹ chủ quan cả thai kỳ khám đúng một lần, bác sĩ mở bụng ra cả phòng sinh nhăn mặt Trong suốt thời gian mang thai, bà mẹ này chỉ đi siêu âm đúng lần đầu tiên vì thấy mình khỏe mạnh, cơ thể không có vấn đề gì. Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng được khuyên nên đi siêu âm và khám thai định kỳ đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình hình phát...