3 vụ chiêu mộ ngoại binh “khủng” nhất V.League: Denilson và những ai?
Nhiều CLB ở V.League đã tạo nên những vụ áp phe khủng khi chiêu mộ một ngoại binh có tiếng. Những cầu thủ đó có thể khiến đội bóng trở nên hùng mạnh nhưng cũng có khi lại trở thành “quả bom” trong lòng đội bóng.
Một trong những vụ chuyển nhượng ngoại binh tốn nhiều giấy mực đầu tiên phải kể đến thương vụ Kiatisak Senamuang (Thái Lan) gia nhập HAGL năm 2002. Khi ấy “Zico Thái Lan” là tiền đạo số 1 Đông Nam Á và đang đạt trình độ tầm cỡ châu Á.
Kiatisak được trả lương khoảng 100 triệu đồng/tháng, một mức giá cao ngất ngưởng vào thời bấy giờ, nhưng xét về đẳng cấp của Kiatisak thì đây là con số hợp lý. Không những vậy, vụ chuyển nhượng này được coi là sự kiện quan trọng của bóng đá Việt Nam trong khoảng thời gian đầu chập chững đi lên chuyên nghiệp.
Denilson.
Giới chuyên môn cho rằng chính những cầu thủ quốc tế này sẽ tạo đà để bóng đá Việt Nam phát triển. Không trái với kì vọng, “Zico Thái” đưa HAGL thăng hạng lên chơi V.League năm 2002. Đồng thời, đánh dấu thời kì hoàng kim của đội bóng phố núi khi cùng HAGL giành liên tiếp hai chức vô địch V.League năm 2003 và 2004.
7 năm sau, vẫn là HAGL khuấy đảo thị trưởng chuyển nhượng. Bầu Đức công bố bản hợp đồng “bom tấn” nhưng lạ lẫm là Lee Nguyễn với thời hạn 3 năm và mức lương khoảng 10.000 USD/tháng. Và hơn hết, lời phát ngôn đầy tự tin tuyên bố khả năng vô địch của HAGL chắc chắn đến 99% của bầu Đức càng khiến giới mộ điệu sục sôi về cầu thủ này.
Khi lật lại lý lịch của tiền vệ gốc Việt khiến ai cũng phải choáng ngợp, anh từng khoác áo đội tuyển U20 Mỹ, có 3 năm khoác áo CLB Hà Lan PSV Eindhoven (2006-2009). Nhưng lý lịch đẹp cũng không đủ giúp Lee Nguyễn thành công tại V.League dù anh ghi 9 bàn, kiến tạo 12 lần ở mùa giải 2009 trước khi khăn gói sang Bình Dương vì bất đồng quan điểm với HLV Kiatisak vào năm 2010.
Nhưng có lẽ vụ áp phe ngoại binh đình đám nhất phải kể đến trường hợp của XM Hải Phòng chiêu mộ nhà vô địch thế giới người Brazil Denilson. Người thì bảo XM Hải Phòng bị lừa đau đớn, nhưng cũng có kẻ cho rằng ẩn đằng sau là chiêu quảng bá thương hiệu thành công mỹ mãn của đội bóng đất cảng.
Năm 2009, đội bóng đất cảng gây tiếng vang khi chiêu mộ Denilson, cầu thủ từng giành chức vô địch World Cup năm 2002 cùng đội tuyển Brazil trong thời gian 3 tháng. Trận ra mắt gặp HAGL, anh ghi một bàn từ cú đá phạt đẳng cấp ngay phút thứ 2. Nhưng lãnh đạo Hải Phòng vẫn nhanh chóng ra quyết định thanh lý hợp đồng với Denilson, khi phát hiện cầu thủ người Brazil bị chấn thương đầu gối rất nặng và bất đồng quan điểm trong chuyện lương bổng giữa 2 bên.
Video đang HOT
21 ngày ở XM Hải Phòng, thi đấu đúng 50 phút nhưng đủ giúp Denilson moi được từ XM Hải Phòng 128.500 USD (100.000 USD tiền chuyển nhượng, 20.000 USD cho tháng lương đầu tiên và 8.500 USD cho 50 phút thi đấu). Xét cho cùng, Denilson được lợi về tiền và XM Hải Phòng cũng được lợi về tiếng tăm khi trong 21 ngày đó, từ khóa “Xi măng. Hải Phòng” xuất hiện với mật độ cực lớn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Linh Lam
'Cầu thủ Việt Nam có tốc độ, nhưng hạn chế về chiến thuật'
Cựu HLV Thanh Hóa Ljubo Petrovic khuyên cầu thủ Việt Nam cần cải thiện nhận thức chiến thuật, nếu muốn tìm cơ hội thi đấu ở châu Âu.
Sau thời gian làm việc tại Việt Nam, ông Petrovic nhận thấy cầu thủ Việt Nam rất có tài năng, và chơi bóng đầy tốc độ. Tuy vậy, điều đó là chưa đủ giúp họ có thể vươn ra biển lớn, và đạt tới giấc mơ sang châu Âu thi đấu. Theo nhà cầm quân này, cầu thủ Việt vẫn còn hạn chế về chiến thuật.
Chia sẻ thêm với Zing, chiến lược gia từng vô địch châu Âu cũng khuyên các CLB nên nâng cấp chất lượng ngoại binh, đồng thời đưa về giải V.League nhiều cầu thủ nước ngoài xuất sắc. Điều này sẽ tạo ra tính kế thừa rất lớn, và giúp giải VĐQG của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.
HLV Petrovic từng đưa Thanh Hóa tới ngôi Á quân ở mùa 2017. Ảnh: Thanh Hà.
- Sau 1 năm làm việc tại Việt Nam, ông đánh giá chất lượng giải V.League, ngoại binh và cầu thủ nội ở đây thế nào?
- Chất lượng của giải V.League đang ngày càng tốt và phát triển theo thời gian. Tôi thấy nhiều cầu thủ Việt Nam có tài và được đào tạo tốt khi đến với con đường chuyên nghiệp. Dù vậy, Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều học viện bóng đá, và mời những HLV ngoại có chất lượng để huấn luyện cho các cầu thủ trẻ.
- Nếu so chất lượng của V.League với những giải đấu khác, ông thấy giải V.League có kém hấp dẫn hơn?
- Tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển bóng đá. Trong tương lai gần, tôi tin V.League sẽ hấp dẫn và chất lượng hơn. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành đội tuyển đầy giá trị và nhận được sự tôn trọng ở châu Á. Nhưng để vươn tới mục tiêu ấy, các CLB cần có sự phát triển bền vững và dài hạn. Về mặt ngoại binh, họ nên đem về giải V.League những gương mặt chất lượng, và phải xuất sắc hơn nội binh.
Những cầu thủ nước ngoài sẽ trở thành đòn bẩy khích lệ tiềm năng phát triển cho cầu thủ nội. Khi giải V.League xuất hiện nhiều ngoại binh xuất sắc, lứa cầu thủ trẻ cũng được dịp học hỏi theo.
- Lúc làm việc ở Thanh Hóa, ông đánh giá thế nào về tính kỷ luật của cầu thủ?
- Về kỷ luật, tôi không có gì phải phàn nàn. Những cầu thủ của tôi luôn rất nỗ lực tập luyện, lắng nghe những gì HLV chỉ bảo và nghiêm túc với nghề nghiệp. Tôi ấn tượng với khả năng học hỏi rất nhanh của họ.
- Theo ông, làm thế nào để giải V.League có thể phát triển hơn?
- Để V.League phát triển, các CLB cần chiêu mộ những ngoại binh và HLV chất lượng. Với đội ngũ huấn luyện chuyên nghiệp và xuất sắc, tôi tin điều này giúp ích rất nhiều cho các CLB, bởi nó không chỉ mang đến nhiều tín hiệu tích cực về mặt thành tích, mà còn tạo ra tính kế thừa. Ví dụ, những trợ lý HLV nội hoàn toàn có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ HLV ngoại.
Điều kiện sân bãi được dành để các CLB tập luyện và thi đấu cũng nên được nâng cấp hiện đại hơn.
Tuấn Anh là một trong những cầu thủ tạo được sự chú ý với HLV Petrovic. Ảnh: Minh Chiến.
- Theo ông, đâu là điểm mạnh, và mặt hạn chế của cầu thủ Việt Nam?
- Về điểm mạnh, tôi thấy cầu thủ Việt Nam rất có tài và đầy tốc độ. Hạn chế của họ là nhận thức chiến thuật. Để tiến lên con đường chuyên nghiệp, một cầu thủ cần được trang bị đầy đủ tố chất, từ tài năng, tốc độ, kỹ thuật đến tư duy chiến thuật.
- Liệu trình độ của họ có đủ để thi đấu ở châu Âu?
- Tôi tin cầu thủ Việt Nam đủ sức chơi ở những giải hạng Hai hay hạng Ba của châu Âu. Và trong tương lai gần, tôi tin các sân chơi tại châu Á hay châu Âu sẽ sớm được thấy cầu thủ Việt Nam thi đấu.
- Vậy theo ông, họ cần làm gì để đạt được ước mơ đó?
- Để có thể thi đấu ở châu Âu, cầu thủ Việt Nam cần được huấn luyện tốt về mặt tư duy chiến thuật, sở hữu nền tảng thể lực dồi dào và thái độ thật chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, họ cần phải được huấn luyện bởi những chiến lược gia ngoại.
- Ông có ấn tượng với cầu thủ Việt Nam nào không?
- Lúc dẫn dắt Thanh Hóa, tôi thấy đội bóng này sở hữu nhiều cầu thủ có tiềm năng chơi bóng tại nước ngoài. Tuy nhiên, thành thật mà nói, cánh cửa đến châu Âu chỉ phù hợp với những cầu thủ thuộc HAGL. Tôi nghĩ có 3 hay 4 cầu thủ của HAGL có thể chơi bóng tại châu Âu cùng thời điểm, nhưng dĩ nhiên đó sẽ không phải các giải VĐQG hàng đầu. Tôi ấn tượng với Văn Toàn, Công Phượng, Tuấn Anh và Văn Thanh.
Ở những CLB khác, tôi cũng chú ý đến vài gương mặt. Họ là những cầu thủ đầy triển vọng. Tuy nhiên, thật tiếc khi tôi đã quên tên của họ.
- Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.
Nguyên Trí
Ngoại binh Hải Phòng so V-League với Thai League, lộ sự thật "đắng lòng" Tiền đạo Diego Silva cho rằng, điều kiện thi đấu ở V-League đặc biệt là sân bãi thua xa Thai League. Đầu mùa giải 2020, Diego Silva gia nhập CLB Hải Phòng, trở thành 1 trong 3 ngoại binh của đội bóng đất Cảng. Sau một thời gian ngắn chơi bóng tại V-League 2020, Diego cho rằng điều kiện thi đấu ở giải...