3 việc thường xuyên làm nơi công sở khiến bạn ngày càng nghèo
Làm việc mãi nhưng vẫn không có dư, thậm chí vừa qua nửa tháng là đã phải sinh hoạt tiết kiệm để ‘cầm cự” cho tới ngày phát lương.
Đó là tình hình chung của không ít dân công sở hiện nay. Vậy vì sao, càng làm lại càng nghèo?
Trên thực tế, đa phần lý do là do tự mình chuốc lấy. Đều là cùng một công ty, vì sao người khác có thể càng làm càng dư dả còn mình thì không?
Người xưa thường có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Nhưng thật ra cũng không hoàn toàn là vậy. Con người nắm giữ phần lớn tay lái cho cuộc đời của mình, vận mệnh bạn là do bạn viết ra. Mỗi một người đều có những cơ hội và khó khăn, tuy rằng thời điểm nó xuất hiện là khác nhau, thế nhưng mọi thứ vẫn công bằng. Vì thế, nếu chỉ biết oán trách ông trời, thì tốt hơn chúng ta nên tìm ra lỗi sai ở bản thân và khắc phục nó.
3 hành vi sau đây sẽ vô hình trung khiến bạn càng làm càng nghèo hơn, xem thử xem bản thân có bị sa vào tấm lưới nào không nhé!
1. Sợ khó khăn
Cho dù là trong môi trường làm việc hay trong cuộc sống thường nhật, ai cũng sẽ ít nhiều bị mắc “chứng bệnh trì hoãn”. Khi phải đối mặt với những khó khăn trước mắt, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của họ là làm thế nào để từ chối tiếp nhận những khó khăn đó, chứ không phải là làm thế nào để giải quyết.
Những người sợ khó rất khó đạt được những thành tựu to lớn, vì vượt khó đồng nghĩa với nâng cấp bản thân, bước lên một nấc thang cao hơn, nếu bạn từ chối khó khăn thì bạn cũng đã từ chối luôn tương lai của chính mình. Hơn nữa, hãy thử nhìn xem, xã hội ngoài kia, liệu có cái gì là dễ dàng đâu chứ? Nếu bạn không có can đảm để tiến lên phía trước, thì bạn chỉ có thể dậm chân tại chỗ, thậm chí là bị đẩy lùi về sau.
Khó khăn không thể tự nhiên biến mất, bạn chỉ có thể vượt qua, hoặc là nó sẽ tồn tại mãi mãi. Dù cho bạn chọn đi con đường khác thì vẫn sẽ có khó khăn khác nghênh đón bạn. Thay vì cứ lo lắng không quyết, chúng ta nên đối mặt với những khó khăn để tìm ra giải pháp khắc phục.
Khi đi làm, đừng ngại khó, vì nếu không ngừng vượt qua khó khăn, bạn cũng sẽ không ngừng tiến bộ. Một khi khả năng của bạn vượt xa mức lương hiện tại, thì việc bạn yêu cầu tăng lương là điều vô cùng hợp lý và sếp của bạn cũng sẽ không từ chối.
Khi bắt đầu bước chân vào đời, không ít người muốn chọn những công việc thoải mái và ổn định, điều này khiến họ không quan tâm đến việc cải thiện bản thân. Tại môi trường công sở, tỷ lệ cạnh tranh rất cao, nếu như kỹ năng mà bạn có là “hàng đại trà”, thì bạn có thể sẽ bị đào thải và thay thế bất cứ lúc nào. Cho nên, chúng ta phải không ngừng học hỏi, nâng cấp, không thể cứ mãi mơ mộng về một công việc ổn định mà nhàn hạ.
Video đang HOT
Ví dụ, có hai người, A và B, cả hai đều là sinh viên tốt nghiệp đại học và làm việc trong cùng một công ty, ở cùng một vị trí. A ngoài giờ làm việc thì chỉ thích chơi game, giải trí, thỏa mãn với hiện trạng. B thì sử dụng thời gian ngoài công việc để học tập thêm, cải thiện bản thân. Trải qua một thời gian đèn sách cực khổ, B cũng thuận lợi lấy được thêm một tấm bằng.
Công ty bây giờ phải lựa chọn 1 trong 2 người để đảm nhận trọng trách, và người được chọn đương nhiên là người đã dày công học tập. Do đó, B được thăng chức.
Từ chối học sẽ chỉ làm cho bạn nghèo và nghèo hơn mà thôi.
Trong công sở, có rất nhiều người rõ ràng năng lực rất cao, nhưng lại luôn thiếu tự tin vào bản thân, vì thế mà không ngừng phủ định bản thân, lãng phí biết bao cơ hội quý báu. Tiềm năng của con người đều cần được kích phát mới có thể bộc lộ trọn vẹn, và có lẽ tiềm năng của bạn mạnh hơn nhiều so với bạn nghĩ. Đừng mãi lo lắng rằng liệu mình có làm được hay không, bạn phải tin tất cả đều có thể.
Bạn không tin tưởng bản thân, làm sao người khác có thể tin tưởng bạn? Ngay cả khi sếp đưa cho bạn một dự án lớn, bạn cũng sẽ không an tâm. Đừng phủ nhận bản thân, hãy tin rằng bạn có khả năng làm tốt mọi việc.
Tại môi trường công sở, nên dũng cảm vượt qua khó khăn; nên có chí tiến thủ, hãy cải thiện bản thân từng chút mỗi ngày; tin rằng bạn có khả năng làm tốt mọi công việc được giao. Chỉ có như vậy mới có thể giúp bạn vượt ra khỏi vòng tuần hoàn của sự nghèo khó. Có câu: “Muốn có được những thứ mình chưa có thì phải làm những việc mình chưa làm”. Hãy vì tương lai của chính mình mà cố gắng nhiều hơn!
Mệt mỏi khi đồng nghiệp thường xuyên dò hỏi chuyện lương bổng
Lương bổng là vấn đề nhạy cảm nhất ở nơi công sở. Ở nhiều công ty mức lương của nhân viên khác cần bảo mật và ít nhân viên nào biết.
Tuy nhiên có những người, rõ ràng biết không nên hỏi vẫn thích "thăm dò" mức lương của người khác để thỏa mãn tính tò mò của mình.
Tiền lương là vấn đề nhạy cảm nơi công sở. (Ảnh minh họa: Cafebiz)
Tò mò lương của đồng nghiệp
Bất kể vì mục đích gì, việc tìm hiểu và "tám" về thu nhập của người khác luôn bị đánh giá không tốt. Người Việt Nam thường hỏi thăm nhau về mọi thứ, từ tiền lương, tiền thưởng đến tiền mỗi người kiếm được bao nhiêu. Những câu hỏi quen thuộc ấy ở ta tưởng như vô hại nhưng thực ra lại rất nhạy cảm. Bằng cách này hay cách khác, thông tin về mức lương của hai người sẽ động chạm đến lòng tự trọng của cả hai bên.
Nhưng ở nơi làm việc, bạn sẽ gặp đủ loại người, không hỏi thì người khác cũng có thể hỏi ngược lại bạn, đừng nghĩ rằng đây chỉ là một câu hỏi nhỏ về lương, có rất điều cần biết ở trong đó. Điều đó gây không ít rắc rối cho chính bản thân họ và người trong cuộc.
Không ít câu chuyện rắc rối xoay quanh cuộc sống công sở. (Ảnh minh họa: Người Đưa Tin)
Bích Ngọc và Thanh Hương (nhân viên kinh doanh) vốn là bạn đồng nghiệp thân thiết. Thế nhưng đã gần tháng nay, cả hai không còn mấy thiện cảm với nhau. Chuyện cũng bắt đầu từ lúc Ngọc phát hiện ra Hương là nhân viên mới, làm ít việc hơn nhưng lương lại cao hơn mình. Ngọc càng tỏ ra khó chịu khi biết được Hương là họ hàng người nhà sếp lớn. Cảm thấy ghen tị, Ngọc quyết định kiến nghị cấp trên, mong muốn mình cũng phải ngang ngửa mức lương với Hương.
Ban đầu Hương không biết rằng việc mình tiết lộ chuyện lương với đồng nghiệp lại gây ra đủ thứ chuyện. Cô nàng đơn giản cho rằng bạn bè chia sẻ cho nhau biết cũng nào có sao. Thế nhưng với Ngọc thì nó là một cái gai trong mắt. Bởi cô nghĩ rằng trách nhiệm như nhau, làm việc như nhau thì tại sao mình thua kém. Không chỉ thế, Ngọc còn cố bám víu lấy lương của Hương như một chuẩn mực để kiến nghị người này, người khác đòi tăng lương. Muốn thắng thế, Ngọc còn đi kể với một số "chiến hữu" để có người đồng tình và kiến nghị chung với mình.
Khó chịu khi biết mức lương của đồng nghiệp cao hơn mình. (Ảnh minh họa: Zingnews)
Chuyện cùng đi làm mà mức lương mỗi người mỗi khác vẫn thường gặp. Nhiều trường hợp, thậm chí công việc vất vả, mệt mỏi hơn, nhưng lương vẫn thấp hơn nhiều lần so với đồng nghiệp. Không chỉ riêng giới văn phòng, mà nhiều cửa hàng, cơ sở, công ty đều như thế. Thường người ta trả lương theo khả năng, thực lực, bằng cấp, hoặc đơn giản là mức đầu vào đàm phán cao hơn. Lại thêm chuyện có "tay trong" thì lương bổng nhỉnh hơn là dễ hiểu.
Nhiều công ty không muốn nhân viên bàn luận về tiền lương
Tiền lương là điều tế nhị mà rất ít người muốn nhắc tới. Thậm chí có người còn giấu kín, không muốn nói ra cho bạn biết. Ở một số công ty còn quy định hẳn về việc cấm nhân viên tiết lộ mức lương của mình ra ngoài, do đó đây cũng được xem là một trong những thông tin mật của công ty.
Chuyên gia Tucker tiết lộ: "Các nhà tuyển dụng và bộ phận nhân sự rất khó chịu khi các nhân viên thảo luận với nhau về mức lương, vì nó thường gây hại nhiều hơn lợi. Bất cứ ai biết mức lương của bạn có thể sử dụng thông tin đó để đòi mức lương cao hơn cho chính họ, và rồi những người khác sẽ biết bạn đã chia sẻ thông tin đó. Thế nên, cần tự mình quyết định xem đó có phải là rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận hay không".
Nhiều công ty cấm nhân viên tiết lộ mức lương. (Ảnh minh họa: Công Lý Và Xã Hội)
Việc tiết lộ lương thường được cho là sự thiếu chuyên nghiệp. Và chắc chắn sếp của bạn cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng vì điều này. Vì vậy, trong môi trường công sở hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh, đừng để bị cuốn vào những câu chuyện tán phét của đồng nghiệp, bạn nên tập trung vào kỹ năng làm việc của mình để nhận được sự đánh giá cao từ sếp và nhận được những dự án tốt hơn.
Cùng trong một vị trí giống nhau nhưng sẽ có mức lương thưởng khác nhau. Mức lương thể hiện giá trị của một nhân viên đối với công ty họ. Tùy vào năng lực và sự cống hiến của mỗi người, những người mang lại nhiều lợi ích cho công ty, chắc chắn họ sẽ được hưởng mức lương tương đối cao. Ngược lại, những vị trí phụ nhỏ bé sẽ chỉ được có mức lương trung bình mà thôi.
Tốt nhất không nên hỏi về mức lương của người khác. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Việc hỏi han nhau về tiền lương là điều cấm kỵ ở phương Tây. Nếu để công ty biết rằng bạn đi nói chuyện tiền lương của mình với những người khác, rất dễ dàng bị sa thải. Trong những mối quan hệ xã giao của một xã hội văn minh, mọi người luôn cố gắng để không làm tổn thương đến người đối diện, vì vậy để không gặp phải tình huống trở thành người "kém văn minh", tốt nhất nên không hỏi về mức lương của người khác. Khi buộc hỏi, làm việc đó chúng ta có quyền không trả lời.
Rắc rối từ chuyện tiết lộ lương thưởng
Ở nơi làm việc, nhiều người luôn có suy nghĩ, chân thành sẽ gặp được tri kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng được như vậy. Thảo Vân mới vào công ty làm việc không lâu và quen được một nhân viên cũ ở đó. Hai người cho dù đi ăn cơm hay đi vệ sinh đều dính lấy nhau như hình với bóng, tình cảm vô cùng thân thiết. Khi cô đồng nghiệp cũ kia hỏi về tiền lương của Vân, Vân tưởng mức lương ở vị trí này như nhau nên không ngần ngại trả lời: 20 triệu.
Ngay lập tức, cô đồng nghiệp của Vân thay đổi thái độ. Từ đó, cô ấy trở nên lạnh lùng và luôn giữ khoảng cách với Vân. Tất nhiên là tình cảm thắm thiết không được như trước nữa. Hỏi ra mới biết cùng làm một vị trí nhưng mức lương của cô ấy chỉ 18 triệu. Điều này khiến cô ta cảm thấy vô cùng khó chịu vì sự bất công, thậm chí còn cố tình tìm cách chơi đểu Vân.
"Hiểm họa" từ việc tiết lộ lương. (Ảnh minh họa: Cafebiz)
Chúng ta luôn nghĩ rằng công việc hai vị trí là như nhau thì không biết lương của mình có thấp hơn lương của đồng nghiệp. Nhưng bạn sẽ vẫn rất buồn hay ghen tỵ khi mà vô tình dò hỏi mức lương đồng nghiệp dù mức lương của bạn đang rất tốt.
Nếu bạn nói rằng lương của bạn thấp, thứ nhất, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ, thứ hai, đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng bạn không đủ năng lực và trong tiềm thức, họ sẽ cảm thấy rằng bạn không có giá trị cho những mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn nói rằng mức lương quá cao, có thể đồng nghiệp sẽ cảm thấy mất cân bằng và đến gặp sếp để kêu gọi tăng lương, vì vậy khi gặp phải những vấn đề như vậy, bạn thường rơi vào tình thế khó xử.
Người từng trải sẽ không bao giờ tiết lộ tiền lương của mình. (Ảnh minh họa: Đời Sống Pháp Luật)
Ở nơi làm việc, khi được người khác hỏi về tiền lương, đừng bao giờ dại dột tiết lộ. Người từng trải sẽ không bao giờ tiết lộ tiền lương của mình, đồng thời cũng không muốn người khác dò hỏi. Có lẽ mọi người hỏi thăm mức lương của nhau cũng bởi lý do tò mò là chính, còn nó có lợi ích hay không thì những rắc rối nêu trên cũng đã đủ để chúng ta suy nghĩ lại.
Elizabeth Keatinge - chuyên gia tài chính cá nhân cho rằng: "Nếu bạn thân thiết với đồng nghiệp của mình, cả hai là những người bạn quý mến, hiểu nhau ngoài công việc, bạn có thể về thông tin lương lậu một cách tôn trọng".
Maggie Tucker, Phó chủ tịch tiếp thị của InterContinental Hotels Group (IHG) của Anh, giải thích cụ thể hơn: "Nếu đó là người bạn thân nhất của bạn và hai bạn kể cho nhau nghe mọi thứ, hoặc bạn có lý do chính đáng để muốn biết thì hãy cứ hỏi. Tuy nhiên nếu đó là người mà bạn không thực sự tin tưởng, chúng tôi khuyên bạn không nên đưa ra chủ đề đó để thảo luận", cô nói.
Tốt nhất không nên đưa ra chủ đề lương thưởng ra bàn luận. (Ảnh minh họa: Afamily)
Tiết lộ lương với đồng nghiệp có thể kéo theo nhiều rắc rối và phát sinh những vấn đề tai hại ở nơi làm việc. Mặc dù bàn luận về lương không phải phạm pháp nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa công sở và khiến bạn gặp rắc rối với sếp. Trong một vài trường hợp, nói chuyện với đồng nghiệp về lương sẽ hữu ích cho cả hai nhưng bạn nên cư xử tế nhị để không gây ra tác dụng ngược.
Khi gặp trường hợp hỏi về mức lương, điều thông minh nhất bạn có thể làm lúc này là giữ một thái độ bàng quan với chuyện này, đừng khó chịu khi biết được mức lương của đồng nghiệp cao hơn, hoặc mức lương của bạn cao hơn và đồng nghiệp bắt đầu lạnh nhạt với mình. Hãy tập trung vào việc cải thiện bản thân mình để đạt mức lương xứng đáng hơn mức mình đang có ở hiện tại.
Hãy khéo léo xử lý khi người khác tò mò tiền lương. (Ảnh minh họa: Công Lý Và Xã Hội)
Đôi khi sự tò mò của bạn khiến họ cảm thấy khó chịu và cho rằng bạn là người hay tọc mạch hoặc xâm phạm chuyện riêng tư của họ. Đừng bao giờ tự biến mình thành người mà ai cũng ghét nơi công sở nhé!
Cận Tết hội chị em gặp shipper ngày chục lần mà quen mặt Cảnh các anh chàng shipper liên tục xuất hiện trước cửa dịp cận Tết đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với nhiều chị em đam mê mua sắm online. Mới đây, tài khoản TikTok H.M đã chia sẻ lại câu chuyện thú vị của bản thân trong cuộc sống kèm với dòng trạng thái: "Ngày gặp shipper 80 lần, riết rồi...