3 việc mẹ bầu càng lười làm bao nhiêu thì càng tốt cho thai nhi bấy nhiêu
Trong thời kì mang thai, có những việc cần lười thì phải lười, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 3 việc bà bầu càng lười làm càng tốt cho con.
Trước đây có một bà bầu tâm sự với tôi rằng cô lấy nhầm chồng, chửa 31 tuần rồi mà mỗi ngày vẫn phải kễnh cái bụng làm việc nhà, muốn ăn cái gì cũng phải tự thân làm mới được, bà nội thì thờ ơ cứ như người đi ở nhờ. Không chỉ những vậy, mỗi ngày đều phải nấu cơm, đứng rất là lâu, cảm giác như bụng cứng lại. Sau khi lên mạng tra cứu thì mới biết đó là bị co thắt tử cung, rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Quả thực tôi rất cảm thông cho chị vì đã gặp phải người mẹ chồng thiếu trách nhiệm.
Trong thời kì mang thai, có những việc cần chăm thì phải chăm, có những việc cần lười thì phải lười, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 3 việc bà bầu càng lười làm càng tốt cho con.
1. Việc nhà
Mẹ bầu nên lựa sức mình để làm việc nhà.
Ở đây không có nghĩa rằng, khi mang thai thì không cần làm gì cả, chỉ đợi người khác tới hầu hạ. Mà là, bà bầu dựa theo sức mình để làm, đặc biệt là khi mới mang thai và lúc cuối kì mang thai. Khi mới mang thai, tình hình phát triển của thai nhi không ổn định, cuối kì mang thai nếu mẹ làm nặng quá sẽ kích thích tử cung, dễ gây tổn thương thai nhi.
Cho nên các bà bầu tránh mang vác nặng, tránh cúi lưng hoặc đứng trong thời gian dài, không nên trèo cao, cũng không cần dọn dẹp nhà vệ sinh (bề mặt trơn trượt dễ ngã), không cần phải làm quá sức, có thể làm những công việc nhẹ nhàng và đơn giản.
2. Đồ ăn nhanh
Video đang HOT
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh.
Khi mang thai các bà bầu phải cân bằng việc ăn uống, dinh dưỡng phong phú, khẩu vị thanh đạm một chút, như vậy mới có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé. Có rất nhiều bà bầu tham ăn, thường xuyên ra ngoài ăn tối với các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này không chỉ mất vệ sinh mà còn không có dinh dưỡng, ăn nhiều dễ sinh ra các chất ảnh hưởng tới nhan sắc thai nhi. Cho nên các bà bầu càng lười ăn thức ăn nhanh thì càng tốt.
3. Chia buồn và lo lắng cho người khác
Bà bầu nên giữ tâm trạng thoải mái.
Có rất nhiều bà bầu khi mang thai rất là rảnh, thường lấy việc giúp người làm vui, thích chia sẻ những phiền muộn của người khác. Tuy nhiên việc này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới cảm xúc của chính mình. Vì cảm xúc của bà bầu có biến động lớn sẽ ảnh hưởng tới việc tiết hormone, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, cho nên các mẹ hạn chế chia sẻ nỗi buồn với người khác. Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế nổi cáu, không nên động tí là nổi nóng, như vậy sẽ tốt cho thai nhi.
Nguồn: QQ
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân khỏe mạnh?
Tôi đang trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Tôi cần ăn gì để không bị tăng cân quá nhiều mà thai nhi vẫn khỏe mạnh?( Ngân)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Trong suốt thai kỳ, chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng để thai nhi được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Các mẹ bầu không cần thiết phải tăng cân quá nhiều vì sẽ gây béo phì dẫn đến tai biến sản khoa, khó sinh. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo ăn đủ chất và khoa học.
Số lượng bữa ăn một ngày
Bà bầu nên ăn đầy đủ 3 bữa một ngày, ngoài ra cần ăn thêm 2-3 bữa phụ vì thai nhi rất nhanh đói. Ăn thêm trái cây, rau củ quả và uống bổ sung thêm sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ.
Đạm
Nên tăng thêm 15 g chất đạm một ngày, ưu tiên đạm động vật gồm sữa, thịt, trứng, thủy hải sản hay đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu... Đạm giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi, thai chết lưu, sảy thai và kém phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cần bổ sung chất đạm hợp lý vì thừa đạm thì bà bầu bị giảm khả năng hấp thụ canxi.
Đường và tinh bột
Mỗi ngày, thai phụ ăn 2-3 chén cơm và hạn chế ăn sau 8h tối. Ngoài gạo trắng, có thể bổ sung thêm gạo lứt hoặc ngũ cốc để tăng sức đề kháng cơ thể, dùng như bữa ăn phụ hoặc món ăn vặt thay cho bánh ngọt. Tuy nhiên, nên bổ sung một lượng vừa đủ để không bị thừa cân béo phì dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Hải sản
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mỗi tuần thai phụ cần ăn khoảng 340 g hải sản nấu chín để thai nhi đủ dinh dưỡng tăng cân và phát triển toàn diện. Cá hồi, cá ngừ, cá trích... giàu axit béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Hải sản nên được nấu chín và chế biến sạch.
Rau xanh và hoa quả
Mẹ bầu ăn 400-600 g rau xanh mỗi ngày để tránh táo bón. Rau xanh chứa axit folic tốt cho sự phát triển của thai nhi. Hoa quả cung cấp vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin A có trong cà rốt, bắp cải, đu đủ, gấc..., giúp mẹ thêm dẻo dai để vượt cạn an toàn.
Sữa
Sữa cung cấp khoáng chất giúp phát triển xương và chiều cao của thai nhi. Ngoài các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai, bà bầu có thể uống thêm sữa tươi và sữa chua. Nếu thai nhi nhẹ cân, mẹ nên tăng cường uống 2-3 ly sữa mỗi ngày, kết hợp sữa tươi không đường hoặc có đường vào các bữa phụ.
Chuyên gia dinh dưỡng Đoàn Thị Mai
Theo VNE
Ra đời khi 37 hay 39 tuần tuổi, thời điểm nào thai nhi khỏe mạnh hơn? Thực tế là những em bé chào đời sớm sẽ không thể khỏe mạnh như những em bé đủ ngày, đủ tháng. Bước sang tuần thứ 36 của thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì phải đối mặt với tình trạng phù nề, đau lưng, khó ngủ, khó thở...Rất nhiều người mong muốn sớm có...