3 vệ tinh gặp ta.i nạ.n do cực đại mặt trời mạnh bất thường
Hoạt động của Mặt Trời đem đến cực quang huyền ảo, nhưng cũng tác động khủng khiếp đến các vệ tinh tầm thấp của Trái Đất.
Đầu tháng 11 vừa qua, 3 vệ tinh nhỏ của Úc đã bốc cháy trong khí quyển Trái Đất.
Khi một vệ tinh bay trên quỹ đạo tầm thấp (từ 2.000 km trở xuống), nó sẽ dần dần phân rã trong quá trình hạ độ cao và cuối cùng sẽ bốc cháy. Nhưng 3 vệ tinh hình khối nói trên của Úc, có tên Binar 2, 3 và 4, đã bị rơi sớm hơn nhiều so với kế hoạch. Chúng chỉ bay được vẻn vẹn 2 tháng trên quỹ đạo trong khi nhiệm vụ được giao là 6 tháng.
Nguyên nhân chính là hoạt động cực đại của Mặt Trời.
Trong vài năm trở lại đây, hoạt động cực đại của Mặt Trời đã làm các cơ quan sử dụng vệ tinh phải đau đầu, và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Vì sao Mặt Trời hoạt động mạnh như vậy?
Hoạt động của Mặt Trời bao gồm các hiện tượng như đốm Mặt Trời, bão Mặt Trời và gió Mặt Trời. Trong đó, gió Mặt Trời là luồng hạt điện tích di chuyển về phía Trái Đất. Những hiện tượng này sinh ra do từ trường của Mặt Trời liên tục thay đổi và theo chu kỳ mạnh – yếu 11 năm.
Video đang HOT
Mặc dù chúng ta biết có chu kỳ này nhưng hoạt động cụ thể của Mặt Trời vẫn rất khó dự đoán. Hiểu biết của chúng ta về động lực học phức tạp và dự báo hoạt động Mặt Trời còn ở giai đoạn rất sơ khai. Trong vài tháng qua, chỉ số hoạt động của ngôi sao này cao hơn 1,5 lần so với dự đoán.
Tác động của thời tiết không gian
Thời tiết không gian gây ra những tác động môi trường bắt nguồn từ bên ngoài khí quyển Trái Đất mà chủ yếu là do Mặt Trời. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của con người theo nhiều cách khác nhau mà có lúc chúng ta nhận ra nhưng cũng có lúc không hề biết.
Biểu hiện rõ ràng nhất của thời tiết không gian là sự xuất hiện cực quang. Trong vài tháng qua, cực quang hiện ra rõ hơn và ở gần xích đạo hơn so với hai thập kỷ gần đây. Đây là kết quả của hoạt động Mặt Trời tăng mạnh.
Thời tiết không gian và đặc biệt là hoạt động của Mặt Trời cũng gây ra những thách thức cho các vệ tinh.
Ngôi sao này tăng cường hoạt động có nghĩa là có nhiều bão và gió Mặt Trời mạnh hơn. Do đó dòng hạt tích điện cao hơn có thể làm hỏng các bộ phận chạy điện trên các vệ tinh. Nó cũng có nghĩa là bức xạ ion hóa tăng lên, có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến đường dài.
Đối với các vệ tinh ở quỹ đạo thấp, tác động nhất quán của hoạt động Mặt Trời dẫn đến năng lượng dư thừa được hấp thụ vào tầng khí quyển bên ngoài khiến tầng này phồng lên. Kết quả là tất cả các vệ tinh cách Trái Đất dưới 1.000 km đều vấp phải lực cản tăng lên khá nhiều của khí quyển. Đây là lực làm lệch quỹ đạo của chúng và khiến chúng rơi xuống Trái Đất.
Các vệ tinh đáng chú ý trong phạm vi này bao gồm Trạm Vũ trụ quốc tế và nhóm vệ tinh Starlink. Những vệ tinh này có bộ đẩy để chống lại hiệu ứng nói trên, nhưng việc hiệu chỉnh, sửa chữa rất tốn kém.
Ngoài ra, quỹ đạo tầm thấp còn chứa nhiều vệ tinh khác, ví dụ như các vệ tinh hình khối Binar. Chúng hiếm khi được trang bị công cụ điều chỉnh độ cao cho nên hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết không gian.
Điều gì đã xảy ra với Binar?
Chương trình Không gian Binar là chương trình nghiên cứu vệ tinh của Trường Đại học Curtin, Úc, có mục tiêu nâng cao hiểu biết về Hệ Mặt Trời và giảm bớt rào cản hoạt động trong không gian.
Vệ tinh Binar 1 được phóng vào tháng 9/2021, tức là thời điểm Mặt Trời hoạt động khá “nhẹ nhàng” và vệ tinh này hoàn thành nhiệm vụ bay 365 ngày của nó. Tiếp theo là Binar 2, 3 và 4 được lên kế hoạch hoạt động khoảng 6 tháng. Trên thực tế, chúng mới bay được 2 tháng trên quỹ đạo thì đã bị đốt cháy.
Các nhà khoa học dự báo sau giai đoạn cực đại hiện nay, Mặt Trời sẽ giảm bớt hoạt động vào năm 2026 và đi đến cực tiểu vào năm 2030.
Mặc dù chưa hoàn thành nhiệm vụ, nhưng chương trình Không gian Binar đã chứng minh rõ những tác động mạnh mẽ của hoạt động Mặt Trời đến các hoạt động không gian.
Tuy mất Binar 2, 3 và 4 là điều đáng tiếc, nhưng chúng đã triển khai được những bước đầu tiên của cả chương trình. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ phóng các vệ tinh thay thế vào thời gian thời tiết ôn hòa hơn.
Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu
Các nhà khoa học châu Âu đang chuẩn bị phóng hai vệ tinh được thiết kế để tạo ra nhật thực toàn phần theo yêu cầu.
Hiện tượng nhật thực toàn phần nhìn từ Piedra del Aquila, tỉnh Neuquen, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng tàu vũ trụ Proba-3 trong vài tuần tới, liên quan đến việc đưa một cặp vệ tinh bay theo đội hình gần nhau quanh quỹ đạo Trái Đất.
Hai vệ tinh này sẽ được kết nối bằng tia laser và cảm biến ánh sáng. Một vệ tinh sẽ chặn tầm nhìn Mặt Trời của chiếc còn lại, tạo ra nhật thực kéo dài trong nhiều giờ. ESA cho biết việc quan sát những lần nhật thực này sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu Mặt Trời và hiểu về cách nó có thể gây gián đoạn cho đường dây điện, vệ tinh GPS và các công nghệ khác trên Trái Đất.
ESA tin rằng sứ mệnh này cũng sẽ đóng vai trò tiên phong cho các chuyến bay vũ trụ khác hỗ trợ nghiên cứu về sóng hấp dẫn, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và hố đen.
ESA đã dành hơn 10 năm để lên kế hoạch cho sứ mệnh này, bao gồm việc phát triển một loạt các cảm biến phức tạp giữ cho hai vệ tinh được khóa chặt với nhau với độ chính xác nhỏ hơn một millimet khi chúng bay quanh Trái Đất cách nhau 144 m.
Giám đốc dự án Proba-3 - ông Damien Galano, nói với tờ Observer: "Khi hai vệ tinh ở đúng quỹ đạo, một vệ tinh sẽ thả đĩa che phủ tầm nhìn Mặt Trời của vệ tinh thứ hai và do đó tạo ra nhật thực kéo dài tới sáu giờ mỗi ngày".
Ông Francisco Diego tại Đại học College London (Anh) cho biết, trên Trái Đất, trung bình nhật thực toàn phần xảy ra khoảng 2 năm một lần và các nhà khoa học thường phải di chuyển quãng đường dài, phụ thuộc vào thời tiết để nghiên cứu chúng, trong khi việc quan sát chỉ có thể diễn ra trong vài phút. Điều đó không cung cấp nhiều thời gian để các nhà khoa học có quan sát chi tiết
Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu vành nhật hoa của Mặt Trời xuất hiện trong nhật thực bởi nhiệt độ của nó. Bề mặt Mặt Trời có thể đạt 6.000 độ C, trong khi nhiệt độ của vành nhật hoa vào khoảng 1 triệu độ. Bằng cách tạo ra nhật thực kéo dài hàng giờ, Proba-3 sẽ tạo dữ liệu giúp giải quyết bí ẩn này.
Ông Diego bổ sung: "Chúng ta sẽ có thể nghiên cứu vành nhật hoa một cách chi tiết và lâu dài, tạo ra thông tin giải thích tại sao nó lại nóng như vậy trong khi bề mặt của Mặt Trời lại tương đối 'mát mẻ'. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu được cách Mặt Trời ảnh hưởng đến thời tiết vũ trụ".
Cảnh báo bão Mặt Trời tạo ra cực quang tại Mỹ, châu Âu và Australia Các vụ nổ năng lượng Mặt Trời lớn gần đây đã cảnh báo về việc các cơn bão địa từ có thể tạo ra cực quang rực rỡ tại Mỹ, châu Âu và miền Nam Australia từ đêm 30/7 (giờ địa phương). Hiệu ứng cực quang gây ra bởi bão Mặt Trời tại Ohio, Mỹ ngày 10/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Các vụ nổ, được...