3 tuyến cáp AAG, IA và AAE-1 cùng gặp sự cố, ảnh hưởng khoảng 30% tổng dung lượng Internet Việt Nam
Nhận định việc 3 tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 cùng bị lỗi là sự cố khá hy hữu, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng chắc chắn chất lượng Internet Việt Nam có bị ảnh hưởng, với mức ảnh hưởng có thể đến trên dưới 30% tổng dung lượng.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc NetNam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam – VIA.
Cũng trong trao đổi với ICTnews, đánh giá về vai trò của các tuyến cáp quang biển Asia America Gateway – AAG, Liên Á (Intra Asia – IA) và Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đối với kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, AAG và IA là các tuyến cáp được Việt Nam dùng từ lâu, có vai trò rất quan trọng đối với Internet Việt Nam. Trong đó, AAG mặc dù hay sự cố nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dung lượng Internet Việt Nam.
Là tuyến cáp biển mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017, tuyến AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong và Singapore. Tuyến cáp này được ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất; mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.
Bình luận gì về tình huống cùng lúc cả 3 tuyến cáp biển mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đang sử dụng là AAG, IA và AAE-1 đều đang gặp sự cố, ông Vũ Thế Bình nhận định đây là một sự cố khá hy hữu.
“Việc cùng một lúc 3 tuyến cáp biển gặp sự cố chắc chắn có ảnh hưởng đến chất lượng Internet Việt Nam, chúng tôi cho rằng có thể ảnh hưởng đến trên dưới 30% tổng dung lượng”, ông Vũ Thế Bình cho hay.
Video đang HOT
Asia Africa Europe 1 (AAE-1) là một trong ba tuyến cáp quang biển đang gặp sự cố, gây ảnh hưởng đến kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế
Đánh giá về ảnh hưởng của trường hợp hy hữu 3 tuyến cáp biển AAG, IA và AAG cùng gặp sự cố lần này, đại diện VIA cho rằng, phần lớn lưu lượng Internet hiện giờ tập trung vào Top 5 nhà cung cấp nội dung toàn cầu như Google, Facebook, Apple, Microsoft, Amazon. Một số nhà cung cấp có hệ thống cache tại Việt Nam, có sử dụng mạng phân phối nội dung CDN, thì người dùng truy cập có thể chưa thấy chất lượng giảm sút nhiều. Trong khi đó, truy cập vào một số website trên Internet sẽ thấy ảnh hưởng rõ hơn.
“Chúng tôi tin rằng khi nhiều tuyến cáp cùng sự cố, thì người dùng 3G/4G sẽ cảm nhận rõ nhất vì hiện nay số lượng người dùng Internet trên mạng di động của Việt Nam chiếm đa số. Tuy nhiên như tôi đề cập ở trên, nếu người dùng di động dùng các ứng dụng Facebook, Google là chính thì trải nghiệm có thể vẫn chấp nhận được”, đại diện VIA chia sẻ.
Cũng theo đại diện VIA, với tình huống kể trên, chắc chắn rằng các nhà mạng phải tìm cách mở ứng cứu qua tuyến cáp còn lại, trong đó có tuyến cáp biển APG và các tuyến cáp trên đất liền: “Cũng như mọi khi, tùy từng nhà mạng mà thời gian mở được dung lượng đến mức chất lượng ổn định được cần một vài ngày”.
Cụ thể, với NetNam, cho biết ảnh hưởng cũng có nhưng chưa lớn, đại diện lãnh đạo nhà mạng này lý giải thêm: “Một phần là do NetNam không dùng tuyến AAG nên sự cố vừa rồi không ảnh hưởng trực tiếp, có chăng bị ảnh hưởng gián tiếp với một số đích cụ thể. Một phần khác là tổng dung lượng của NetNam không lớn, dễ ứng cứu hơn. Sau sự cố IA và AAE-1 thì hệ thống đã được bổ sung đủ dung lượng và tối ưu chất lượng”.
Đối với Viettel, nhà mạng này đã hoàn thành bổ sung thêm 300Gbps đối với hướng cáp biển APG vào tuần trước và đang tiếp tục phối hợp với các đối tác để tăng cường thêm tài nguyên cho các hướng còn lại nhằm đảm bảo chất lượng kết nối không chỉ cho khách hàng Viettel mà cho cả các doanh nghiệp, nhà mạng khác đang thuê kênh kết nối quốc tế của Viettel.
“Riêng với hướng đất liền, Viettel còn có lợi thế khác là sở hữu đường vu hồi quốc tế quan trọng qua tuyến cáp trục Đông Dương, kết nối 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Với dung lượng hiện tại và các giải pháp kịp thời, khách hàng Viettel vẫn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, kể cả vào giờ cao điểm. Việc truy cập Internet quốc tế, đặc biệt là Google, Facebook hay Youtube vẫn được đảm bảo”, Viettel thông tin.
Như ICTnews đã thông tin, hôm qua (23/12/2019) , VNPT đã có thông báo tới các khách hàng cáp AAG lại gặp sự cố trên nhánh S1I kết nối từ Việt Nam đi HongKong vào sáng ngày 22/12/2019. Trong khi trước đó, các nhà mạng đã cho biết tuyến cáp này gặp sự cố từ ngày 14/11 trên nhánh S1H cách trạm cập bờ Vũng Tàu 163 km và dự kiến đến ngày 2/1/2020 mới được khắc phục xong.
Cùng với đó, cả 2 tuyến cáp biển khác là IA và AAE-1 cũng đang gặp sự cố. Trong đó, tuyến cáp biển này đã gặp sự cố vào 17h ngày 8/12/2019 hướng kết nối từ TP.HCM đi Singapore. Nguyên nhân đã được xác định là do lỗi cáp trên hai nhánh S1 và S2 của tuyến cáp.
Đến nay, lịch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp biển IA đã được đối tác quốc tế thông tin tới các ISP tại Việt Nam. Còn sự cố mới trên tuyến AAG và lỗi cáp trên tuyến AAE-1 vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố.
Theo ICTNews
Cáp biển AAG được sửa xong sớm trước 4 ngày so với dự kiến
Việc sửa chữa, khắc phục sự cố trên các nhánh S1H và S1G của tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã hoàn thành vào trưa ngày 7/9, sớm hơn 4 ngày so với dự kiến. Hiện lưu lượng trên tuyến cáp đã được khôi phục hoàn toàn và hoạt động ổn định.
Thông tin mới nhất về tình hình khắc phục sự cố xảy ra ngày 16/8/2019 trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway - AAG vừa được đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chia sẻ với ICTnews.
Xác nhận công tác sửa chữa, khắc phục sự cố trên các cáp nhánh S1H và S1G của tuyến cáp quang biển AAG đã được hoàn thành, vị đại diện ISP này cũng cho biết, lưu lượng kết nối trên tuyến cáp đã được khôi phục hoàn toàn từ khoảng 11h30 ngày 7/9/2019.
Như vậy, so với với kế hoạch dự kiến đã được Trung tâm điều hành tuyến cáp biển AAG thông báo đến các ISP tại Việt Nam trước đó, sự cố trên cáp biển AAG đã được khắc phục xong sớm hơn 4 ngày.
Trước đó, như ICTnews đã thông tin ngày 22/8, cáp biển AAG gặp "lỗi dò nguồn" (shunt fault) trên phân đoạn S1H tại vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu 124,5 km vào khoảng khoảng 6 - 7h sáng ngày 16/8/2019, gây ảnh hưởng kết nối hướng TP.HCM đi HongKong trên tuyến. Khi đó, đơn vị vận hành tuyến cáp đã dự kiến sự cố xảy ra ngày 16/8 trên cáp nhánh S1H của tuyến AAG sẽ được bắt đầu sửa từ ngày 29/8/2019 và hoàn tất vào ngày 3/9/2019.
Từ đầu 2019 đến nay, liên tiếp các tuyến cáp biển quốc tế mà nhiều nhà mạng Việt Nam khai thác đã gặp sự cố
Tuy nhiên, kế hoạch trên đã bị lỗi hẹn. Cụ thể, theo kế hoạch được cập nhật cuối tháng 8/2019, đơn vị vận hành tuyến cáp AAG cho biết, thời gian tàu sửa cáp đến vị trí cáp lỗi trên nhánh S1H là 5h ngày 1/9/2019, mối hàn đầu tiên được thực hiện vào 6h ngày 2/9/2019 và dự kiến hoàn thành cấu hình nguồn vào 13h ngày 5/9/2019. Sau khi hoàn thành sửa chữa nhánh S1H, tàu sửa cáp sẽ tiến hành khắc phục sự cố mới trên nhánh S1G của tuyến cáp AAG và dự kiến thời gian hoàn thành việc sửa chữa là vào 23h ngày 11/9/2019.
AAG là tuyến cáp quang biển quốc tế có tổng chiều dài 20.191 km, với lưu lượng thiết kế ban đầu là 2 Tb/giây và liên tục được nâng cấp theo thời gian, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với Mỹ. Tuyến cáp quang biển quốc tế này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, đi qua Malaysia (Mersing), Singapore (Changi), Thái Lan (Sri Racha), Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei (Tungku), Hong Kong (South Lantau), Philippines (Currimao) và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). Từ khi được đưa vào khai thác đến nay, AAG đã nhiều lần gặp sự cố hoặc được bảo trì gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến.
Trong các tháng đầu năm nay, ngoài sự cố xảy ra trên tuyến cáp biển AAG, các nhà mạng Việt Nam đã phải ứng phó với việc liên tiếp các tuyến cáp biển khác như IA, AAE-1, APG gặp sự cố hoặc được bảo trì. Cụ thể, ngày 10/1, tuyến cáp IA bị lỗi nguồn ở Singapore và được khắc phục xong vào ngày 27/1. Tiếp đó, tuyến cáp AAE-1 bị đứt ngày 13/2 ở vị trí cách trạm cập bờ HongKong 198km và tới chiều ngày 6/3 được sửa xong. Vào cuối tháng 2, liên tiếp trong các ngày 26, 27 và 29, tuyến cáp APG gặp sự cố trên các nhánh S1.9, S1.8 và S3, sau đó đã được khôi phục lần lượt vào các ngày 7/3, 11/3 và 17/4. Cáp APG tiếp tục bị lỗi vào cuối tháng 5/2019 và đến đầu tháng 6 mới được khắc phục xong.
Theo ICTNews
Hai tuyến cáp AAG, IA cùng gặp sự cố, Internet Việt Nam bị ảnh hưởng Từ 22/12, cả hai tuyến cáp biển quốc tế AAG và IA đã gặp sự cố, gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Asia America Gateway - AAG là tuyến cáp quang biển quốc tế có tổng chiều dài 20.191 km, với lưu lượng thiết kế ban đầu là 2 Tb/giây và liên tục được nâng cấp theo...