3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa “lớn nhanh như thổi”
Cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ vẫn cảm thấy lúng túng và lo lắng về tư thế cho con bú đúng cách.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với những ai lần đầu làm mẹ thì việc nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Tư thế cho con bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Tư thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú (Ảnh minh họa)
Từ xa xưa, rất nhiều bà mẹ có tư thế cho bé bú đứng, bế bé trên tay hoặc đặt bé trong địu. Trẻ sơ sinh có thể tự tìm vú mẹ và bú nhưng bé vẫn cần cảm giác an toàn và thoải mái khi bú mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cho con bú đó là sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng vì như vậy sẽ dẫn đến căng cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa của cơ thể.
Theo Tổ chức dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), có 3 tư thế cho bé bú phổ biến và đúng nhất, khuyên các bà mẹ nên áp dụng. Đó là tư thế ngồi, tư thế nằm nghiêng và tư thế ôm bóng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.
1. Tư thế ngồi
Tư thế ngồi là tư thế phổ biến nhất.
Đây có lẽ là tư thế cho con bú phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu mẹ trải qua phương pháp sinh mổ thì tư thế này ban đầu có thể khiến mẹ có cảm giác không thoải mái vì bé nằm ngang bụng gần với vết sẹo mổ. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.
Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
Cách cho bé bú:
- Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
- Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu-thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.
- Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.
Video đang HOT
2. Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ đỡ đau lưng.
Tư thế nằm nghiêng cho bé bú phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Cách cho bé bú:
- Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
- Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.
- Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.
3. Tư thế ôm bóng
Tư thế cho bú bú ôm bóng phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc nuôi bé song sinh.
Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Có thể dùng gối hỗ trợ khi cho bé bú ở tư thế ôm bóng.
Cách cho bé bú:
- Đặt bé ở bên hông của mẹ, hai chân bé ở phía sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.
- Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.
- Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con và ngược lại.
- Nhẹ nhàng đưa miệng bé ngậm bắt vú mẹ.
Khi bú đúng tư thế, cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con. Ngoài ra, mẹ quan sát thấy hai má của bé phồng, cằm chạm vú mẹ, môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên. Mẹ có thể cho con bú theo tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất, hoặc thay đổi tư thế cho bé bú theo vị trí hay tùy theo tư thế mà bé muốn.
Nguồn: NHS
Theo Helino
Hướng dẫn mẹ trình tự các bước cho con bú đúng khớp ngậm để bé không bị sặc sữa
Khớp ngậm đúng chính là điểm quan trọng trong việc cho con bú đúng khoa học để tránh tình trạng bé bị sặc sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đơn thuần là bản năng mà nó còn đòi hỏi phương pháp và thực hành đúng khoa học để đảm bảo bé bú được lượng sữa cần, không bị sặc trong quá trình bú mẹ. Khớp ngậm đúng chính là một trong những điểm quan trọng mấu chốt trong việccho con bú đúng khoa học. Khi nói đến khớp ngậm đúng, đó không phải chỉ là ngậm hết quầng vú mẹ, mà khớp ngậm đúng liên quan cả vị trí môi dưới, môi trên, cằm, lưỡi và cả tư thế bú đúng.
Để giúp tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ hiểu rõ và cho con bú đúng khớp ngậm, sau đây là toàn bộ các bước hướng dẫn mẹ có thể tham khảo và làm theo.
Hướng dẫn các bước cho bé bú đúng khớp ngậm.
Bước 1:
Bế bé áp vào người mẹ, mặt bé gần với bầu vú.
Bước 2:
Để đầu bé hơi ngửa một chút sao cho môi trên của bé có thể dễ dàng chạm vào núm vú của mẹ. Điều này sẽ giúp bé có thể há rộng miệng.
Bước 3:
Đưa miệng bé lại gần vú mẹ.
Khi bé bắt đầu há miệng rộng, cằm bé sẽ có thể chạm vào vú mẹ trước, đầu bé lúc này ngửa ra để bắt đầu há rộng miệng, giúp đưa lưỡi chạm tới bầu vú càng nhiều càng tốt.
Bước 4:
Khi cằm bé đã chạm vào ngực mẹ, mũi giữ khoảng cách thông thoáng thì bé há miệng. Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới. Lúc này mẹ sẽ thấy màu hồng của môi bé, tức là môi bé được mở ra ngoài chứ không bị vặn hay mím vào phía trong.
Miệng bé gắn chặt vào quầng vú, bé ngậm vú kín miệng. Phần lớn quầng vú sẽ nằm trong miệng bé. Khi bé đang mút, mẹ sẽ không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.
Với cách ngậm vú đúng, lưỡi bé sẽ mở về phía nướu dưới, tạo thành một vùng lõm quanh núm vú và làm giảm bớt áp lực từ hàm.
Mẹ lưu ý cho bé bú với tư thế đúng là tai-vai-hông thẳng hàng, cổ bé hơi ngửa, khớp ngậm đúng, bé có thể mút-nuốt-thở dễ dàng, nuốt được trọn vẹn từng ngụm sữa rất lớn, mà không hề sặc.
Khi trẻ không ngậm chắc chắn vào quầng vú, cảm giác đau nhức ở đầu vú cho biết bé đang ngậm vú chưa đúng. Mẹ cần dừng và thử lại. Mẹ nên chờ đến lúc miệng bé mở rộng, lưỡi trẻ nằm thẳng và hướng ra trước khi đưa trẻ ngậm vào vú. Nếu mẹ vội vã đưa bé ngậm vú có thể khiến bé chỉ ngậm vào được đầu vú. Hậu quả là mẹ sẽ bị đau nhức còn trẻ không thể bú đủ sữa.
Khi bé không có được tư thế và khớp ngậm hoàn chỉnh, thì bé dễ bị sặc vì không hứng sữa, không nuốt sữa hiệu quả (Ảnh minh họa)
Cuối cùng thì mẹ cũng sẽ biết bé có ngậm đúng và bú được sữa không nhờ vào cảm giác của chính mình. Mẹ hãy tập trung chú ý vào cảm nhận của đầu vú khi bé ngậm vào đúng cách, sẽ không có gì đau đớn cả. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc trẻ bú tạo cảm giác ra sao trên quầng vú. Mẹ sẽ thực sự thấy một cảm giác hơi ngứa ran khi trẻ mút sữa ra khỏi các nang sữa. Điều đó cho thấy rằng bé đã ngậm vú chặt và đúng cách.
Nguồn: NHS/Helino
Bú sữa mẹ hoàn toàn, bé trai 8 tháng nặng 15kg, người núng nính đầy ngấn ai nhìn cũng thích Dù chị Nga cho con bú là chủ yếu, thỉnh thoảng mới ăn dặm, thế nhưng cân nặng của bé Nghé vẫn đều đặn tăng hàng tháng. Đến hiện tại dù mới 8 tháng nhưng bé đã nặng 15kg, khắp người núng nính đầy ngấn khiến ai cũng xuýt xoa. Làm mẹ ai cũng muốn con mình phát triển khỏe mạnh, bụ bẫm...