3 trường hợp trúng tuyển công chức vẫn có thể bị hủy kết quả
Khi trúng tuyển công chức không ít các trường hợp bị hủy bỏ kết quả. Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
3 trường hợp người dự tuyển công chức sẽ bị huỷ bỏ kết quả trúng tuyển. (Ảnh minh họa)
Điều 37 Luật Cán bộ, công chức quy định công chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển trừ một trường hợp duy nhất được xét tuyển là đủ điều kiện dự thi nhưng cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, hải đảo, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn…
Theo đó, tùy vào từng hình thức tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định người trúng tuyển theo các yêu cầu khác nhau nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Chỉ tuyển người đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
- Uu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
- Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Video đang HOT
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
Cụ thể dưới đây là các tiêu chí để xác định người trúng tuyển công chức được nêu cụ thể tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP:
- Có kết quả thi tuyển/phỏng vấn (nếu xét tuyển) vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
- Số điểm thi/phỏng vấn vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) nằm trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp.
- Ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng, nếu có 2 người trở lên có tổng điểm thi/điểm xét tuyển bằng nhau thì chọn người có kết quả điểm thi/điểm phỏng vấn vòng 2 cao hơn trúng tuyển. Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.
Như vậy, người dự thi phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì mới được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức.
Trường hợp trúng tuyển công chức vẫn có thể bị hủy kết quả
Trước khi thông báo đến người dự tuyển về kết quả tuyển dụng công chức, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải tiến hành các công việc sau: Niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình; Gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển; Giải quyết và công bố kết quả phúc khảo nếu vòng thứ 2 thi viết; Phê duyệt và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản đến người dự tuyển.
Trong nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người này phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên và nhận quyết định tuyển dụng.
Tuy nhiên, khi trúng tuyển công chức không ít các trường hợp bị hủy bỏ kết quả do vi phạm quy định về tuyển dụng công chức, viên chức.
Theo đó, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức:
- Người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định.
- Có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển.
- Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định.
Trường hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Trong những trường hợp có thí sinh bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức sẽ quyết định công nhận kết quả trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển hoặc trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới trong cùng năm tuyển dụng đối với vị trí có yêu cầu về chuyên ngành đào tạo giống như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký trong năm tuyển dụng.
Hoàng Mai
Từ 1/7/2020, sinh viên xuất sắc được xét tuyển công chức
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14 quy định, từ 1/7/2020, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được xét tuyển công chức.
Ảnh minh họa
Luật Cán bộ, công chức hiện hành quy định chỉ có 1 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua xét tuyển nếu đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt...; Cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Còn Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14, có hiệu lực từ 1/7/2020 đã bổ sung thêm 2 trường hợp được xét tuyển theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức gồm: Người học theo chế độ cử tuyển quy định tại điều 90 Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Những trường hợp được xét tuyển vào công chức nêu trên không phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Theo baogiaothong
Bỏ biên chế suốt đời: Trả lương theo việc thực làm Từ 1/7/2020, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Hiệu trưởng sẽ không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế viên chức suốt đời. Đây được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để nền giáo dục sẽ phát triển mạnh...