3 triệu chứng hậu COVID phổ biến trên hệ hô hấp
Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị.
Trước thực tế nhiều người mắc phải hội chứng hậu COVID, ngày 20/3, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Tiếp cận và xử lý các biến chứng hô hấp của hậu COVID-19″, diễn ra tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Theo các chuyên gia, hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.
Hội thảo Tiếp cận và xử lý các biến chứng hô hấp của hậu COVID-19 do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức với 5 chuyên đề tập trung vào các biến chứng hậu COVID liên quan đến hô hấp của các bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh.
Tình trạng này có thể xuất hiện rất đa dạng, đồng thời cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian khác nhau, tuy nhiên triệu chứng trên hệ hô hấp phổ biến nhất bao gồm:
Video đang HOT
Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi; Ho kéo dài; Đau ngực.
Xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp: rối loạn chức năng hô hấp, giảm độ khuếch tán phổi và hạn chế dung tích phổi.
Các chuyên gia đã phân tích và đưa ra các biện pháp để người dân có thể tự nhận biết đồng thời đưa ra những lời khuyên bổ ích liên quan đến tự điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hợp lý và kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng như can thiệp y tế cần thiết khi bị hội chứng hậu COVID.
Nhiều luận điểm liên quan đến giảm thiểu các yếu tố nguy cơ cũng được đưa ra, bao gồm sử dụng các biện pháp giảm tác hại, thay thế đối với việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá điếu đốt cháy và những lưu ý đặc biệt liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần. Theo đó, các nhóm ngành hàng, sản phẩm được xác định tác động lớn đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng đang có mặt ở nước ta như bia, rượu, nước ngọt hay thuốc lá cần phải ứng dụng những giải pháp giảm tác hại đặc biệt trong giai đoạn Hậu COVID.
Theo Thạc sĩ, Dược sĩ Trương Văn Đạt, Phó Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, các hoạt động của Hội trong thời gian tới sẽ tập trung vào công tác chăm sóc sức khỏe Hậu COVID-19, đặc biệt quan tâm tới khối đối tượng nguy cơ cao, Hội sẽ tiếp tục tổ chức các Hội thảo với các chuyên đề Hậu COVID và bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch và sức khỏe tâm thần. Đồng thời sẽ sớm ra mắt Sổ tay chăm sóc sức khỏe hậu COVID cũng như tổ chức nhiều chương trình khám bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe hậu COVID cho nhân dân trong năm 2022.
Test nhanh COVID-19 nhiều lần có gây viêm mũi, viêm xoang?
Việc test COVID-19 nhiều không thể "hỏng" mũi như nhiều người vẫn sợ. Tuy nhiên cũng có trường hợp lấy mẫu không đúng, hoặc quá mạnh tay sẽ gây tổn thương đến mũi.
Là người cuối cùng trong phòng bị nhiễm COVID-19, chị Minh Anh (nhân viên ngân hàng tại Hà Nội) cho biết, hơn một tháng qua chị luôn sống trong thấp thỏm, lo sợ vì cả phòng chị lần lượt thay nhau nhiễm COVID-19, còn mỗi chị chưa bị F0.
Do thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng nên yêu cầu của cơ quan ngày nào chị cũng phải chọc mũi để test COVID-19. Chị cho biết, mình không sợ test mà điều chị sợ nhất là "cứ test nhiều như này không biết sau này có ảnh hưởng gì đến mũi không?", chị Minh Anh băn khoăn.
Hậu COVID-19: 3 thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Xác định được những biến thể di truyền gây bệnh nặng ở bệnh nhân COVID-19
Thực tế, việc chọc mũi để test nhanh là nỗi sợ của không chỉ riêng ạ. Anh Nguyên Hải (Tây Hồ) cho biết, anh vốn bị viêm xoang mãn tính. Năm nào cũng vậy, cứ thời tiết nồm như những ngày gần đây là bệnh viêm xoang của anh lại tái phát.
Trong đợt dịch cao điểm vừa rồi, so với biểu hiện của bệnh nhân COVID-19 thì gần như anh có đủ cả. Từ đau đầu, sổ mũi, đau họng, ho, mắc đờm... và giọng nói cũng thay đổi. Nhiều người tiếp xúc với anh đều nghi ngờ và khuyên anh test để kiểm tra COVID-19. Tuy nhiên, anh cho rằng đó là biểu hiện của bệnh xoang mãn tính và nhất quyết không làm vì rất sợ phải động chạm đến xoang mũi.
Việc test COVID-19 nhiều không thể "hỏng" mũi như nhiều người vẫn sợ. Ảnh minh họa
Giải đáp về vấn đề việc test COVID-19 nhiều có sợ hỏng mũi không? BS Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM cho biết: Việc test COVID-19 nhiều không thể "hỏng" mũi như nhiều người vẫn sợ. Quá trình đưa que test trong mũi sẽ không tác động lớn tới cấu trúc của mũi. Thực tế nhiều F1 và nhân viên y tế test liên tục, có ngày test 3 lần nhưng mũi họ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên cũng có trường hợp lấy mẫu không đúng, hoặc quá mạnh tay sẽ gây tổn thương đến mũi. Vì vậy, người dân khi test COVID-19 cần chú ý mua sản phẩm kit test đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, quá trình test, khi đưa que vào khoang mũi, người dân nên thực hiện từ từ, nhẹ nhàng, lúc nào chạm đúng điểm cần lấy mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì rút ra ngay, tránh vội vàng hay làm quá mạnh tay sẽ gây đau, thậm chí chảy máu.
2 thời điểm cần test nhất là thời điểm có triệu chứng và ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hoặc thứ 14. Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, người dân không nên quá lo lắng để ngày nào cũng làm xét nghiệm. Bởi vì vi rút cần có thời gian để nhân lên. Vừa tiếp xúc với F0 đã vội vàng xét nghiệm thì kết quả xét nghiệm sẽ không có giá trị. Thậm chí, ngay cả khi xét nghiệm nhanh bị dương tính cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR. Việc test xét nghiệm xuất hiện vạch màu đậm hoặc nhạt cũng không nói lên được là lượng vi rút nhiều hay ít mà phải có ý kiến của các chuyên gia hoặc nhân viên y tế xác định.
Hiện, Bộ Y tế đã hướng dẫn rất cụ thể đối với trường hợp nguy cơ (F1), trường hợp bị nhiễm (F0), công khai trên cổng thông tin điện tử. Người dân cần nghiên cứu các hướng dẫn này, mua và sử dụng kít xét nghiệm khi cần.
Khi tự test nhanh Covid-19 tại nhà, người dân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu bảo đảm khu vực lấy mẫu đủ thông thoáng, người lấy mẫu phải có phòng hộ cá nhân phù hợp để tránh lây nhiễm. Ngoài ra, kỹ thuật lấy mẫu quyết định trên 90% tính chính xác.
Thời gian đọc kết quả phụ thuộc vào loại test nhanh. Thông thường, test nhanh cần khoảng 15-30 phút để cho kết quả. Nếu âm tính, trên khay thử sẽ chỉ xuất hiện một vạch màu đỏ ở chữ C. Nếu dương tính, khay thử sẽ xuất hiện hai vạch ở chữ C và T. Trường hợp khay thử không xuất hiện vạch ở chữ C và T hoặc chỉ xuất hiện vạch ở chữ T, kết quả không có giá trị.
2 thời điểm nên thực hiện test nhanh COVID-19
- Thời điểm có triệu chứng: Test nhanh Covid-19 để xem có bị dương tính hay không
- Thời điểm ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hoặc thứ 14: Test nhanh Covid để biết đã âm tính hay chưa, tùy thuộc triệu chứng đã cải thiện vào thời điểm nào.
75% người nhiễm Covid-19 hiện nay gặp triệu chứng này Covid-19 dường như đang rút lui nhưng nó vẫn chưa bị đánh bại. Tại nhiều nước trên thế giới, làn sóng Covid-19 với biến thể Omicron mới vẫn bùng lên như cháy rừng. Cùng với sự chuyển biến của đại dịch, các triệu chứng nhiễm Covid-19 cũng phần nào thay đổi theo. Trong video mới nhất của mình, giáo sư Tim Spector, người...