3 trẻ nhỏ chết não trong 2 tháng chỉ vì mụn nước ở khóe miệng, bác sĩ chỉ ra con đường lây nhiễm bệnh xuất phát từ hành động nhiều người vẫn làm
Nhiều người cho rằng mụn nước ở khóe miệng không phải là vấn đề to tát, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân gây chết não ở 3 trẻ nhỏ mới đây.
Ngày 4/4 vừa qua là Lễ hội Thanh Minh ở Trung Quốc, cũng là 44 ngày kể từ sau cái chết của cậu con trai 5 tuổi Xiao Xiangyun của ông Lân, ông không thể kìm được nước mắt khi nghĩ đến điều này.
Quay trở lại ngày 20/2, Xiao Xiangyun, mới 5 tuổi, đã bị chết não do xuất huyết hoại tử nhu mô não, sốc nhiễm trùng… Trước thực tế việc chữa trị không có tác dụng, gia đình ông Lân đành phải đi đến quyết định từ bỏ việc chạy chữa cho con.
Mụn nước ở khóe miệng không đơn giản như bạn tưởng
Xiao Xiangyun khi còn ở bệnh viện
Trong cùng thời điểm đó, cả Xiao Anqi 2 tuổi và Xiao Chi 5 tuổi đều giống Xiao Xiangyun, lần lượt bị sốt, co giật, ngưng tim và các triệu chứng khác, cuối cùng là chết não.
Qua kiểm tra, người ta phát hiện ra virus herpes simplex trong dịch não tủy của 3 đứa trẻ. Tuy nhiên, do cha mẹ thiếu cảnh giác, ngay từ đầu đã lầm tưởng các nốt mụn nước (biểu hiện của mụn rộp) ở khóe miệng là do ăn uống không ngon miệng, về sau lại lầm tưởng là bị cảm, sốt. Điều này đã làm chậm thời điểm chẩn đoán và điều trị tốt nhất, cuối cùng dẫn đến kết cục này.
Video đang HOT
Herpes simplex là gì?
Herpes simplex dùng để chỉ một bệnh về da do nhiễm virus herpes simplex (HSV). Có 2 loại herpes simplex là HSV-1 (mụn rộp thường xuất hiện ở mũi và miệng) và HSV-2 (thường được gọi là mụn rộp sinh dục). Bệnh xuất hiện ở 3 trường hợp trên là do HSV-1.
Mụn rộp ở mũi và miệng được chia làm 2 loại: nguyên phát và tái phát, nếu là lần đầu lây nhiễm thì đó là herpes simplex nguyên phát. Số liệu cho thấy 30-50% bệnh nhân tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí, đó là bệnh herpes simplex tái phát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 90% người lớn bị nhiễm virus herpes simplex, điều này cho thấy mức độ lan rộng của virus.
1 trong 3 trường hợp trẻ bị chết não nêu trên
Mặc dù herpes simplex nhìn chung không nguy hại lắm, nhưng herpes nguyên phát đôi khi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, viêm kết mạc do herpes có thể gây mù mắt và herpes simplex lan tỏa có thể gây tổn thương cơ quan nội tạng. Mụn rộp ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao, dễ để lại các rối loạn chức năng não.
Do đó, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, hoặc diễn biến bệnh vượt quá thời gian nhất định thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi khám.
Các triệu chứng sau khi nhiễm trùng là gì?
Sau khi bị nhiễm virus herpes simplex, cảm giác nóng rát và ngứa có thể xuất hiện ở vùng bị ảnh hưởng, mụn nước có kích thước như đầu kim có thể xuất hiện trong thời gian ngắn. Những mụn nước này rất dễ bị vỡ ra, thậm chí bị bào mòn, khiến vùng bị tổn thương đau nhức thường xuyên không chịu nổi. Diễn biến của bệnh sẽ kết thúc sau 7-10 ngày.
Cần lưu ý rằng thời kỳ ủ bệnh của herpes simplex thông thường là 2-21 ngày với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, hôn mê, đau bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện trong thời kỳ tiền căn. Các triệu chứng này rất giống với cảm lạnh nên dễ bị chẩn đoán nhầm.
Con đường lây nhiễm?
Herpes simplex dễ lây lan và thường lây truyền qua nước bọt, các chất lỏng khác có chứa virus herpes, chẳng hạn như nụ hôn và các giọt bắn trong không khí. Vì vậy, nếu ai đó bị mụn nước ở khóe miệng, bạn đừng bao giờ hôn hoặc nói chuyện ở cự ly gần với họ trong giai đoạn này.
Herpes simplex thường ẩn trong cơ thể sau khi lây nhiễm, nếu là người có sức đề kháng mạnh thì có thể trong thời gian ngắn sẽ không có biểu hiện gì.
Nhưng trong trường hợp bị cảm, mệt mỏi, suy nhược… sức đề kháng suy giảm sẽ khiến cho virus được kích hoạt. Lúc này, virus sẽ theo dây thần kinh đi đến da và niêm mạc của chúng ta, những mụn nước bắt đầu xuất hiện ở khóe miệng, thứ mà chúng ta lầm tưởng là viêm nhiễm.
Cần lưu ý rằng nếu trẻ bị người mắc bệnh herpes simplex hôn (thơm) khi còn nhỏ thì khả năng cao là trẻ sẽ bị lây bệnh. Do đó, nếu bạn không chắc mình có bị nhiễm herpes simplex hay không, đừng hôn trẻ nhỏ.
Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa?
Mặc dù không thể chữa khỏi nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa herpes simplex xuất hiện thông qua việc phòng ngừa. Phương pháp phòng ngừa rất đơn giản, đó là không làm những việc có thể gây giảm sức đề kháng như kích động tinh thần, thức khuya, uống rượu, sinh hoạt thất thường, tinh thần căng thẳng. Ngoài ra chúng ta có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách tập thể dục, chú ý nghỉ ngơi và duy trì tâm trạng thoải mái.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, BV ĐKQT Vinmec
Cô gái tử vong bất thường sau khi uống thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc
Ngày 27/5, Công an huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đang điều tra vụ việc một cô gái trú tại địa phương này tử vong sau khi uống thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, nạn nhân là chị N.T.S. (26 tuổi, trú ở thôn Đông Thái, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền). Người nhà nạn nhân cho biết, chị S. đã uống 2 lọ thuốc giảm cân. Sau khi uống thuốc, chị S. Đã xuất hiện các triệu chứng giống như bị thủy đậu, xuất huyết nặng.
Bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng. Đến khoảng 19h tối 26/5, chị S. đã ngừng tuần hoàn máu. Người nhà đã xin bệnh viện đưa nạn nhân về nhà, chị S. đã tử vong sau đó.
Người nhà nạn nhân cho rằng nguyên nhân tử vong là do chị S. đã uống phải thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc. Qua quan sát, lọ thuốc giảm cân mà chị S. đã dùng có chữ Trung Quốc, nhưng không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lọ thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, trên nhãn mác có in chữ Trung Quốc.
Sau khi nhận được tin báo, các cơ quan chức năng và Công an huyện Phong Điền đã cuộc điều tra. Hiện vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.
55 phút 'nghẹt thở' chuyển tạng bệnh nhân chết não về Chợ Rẫy cứu sống 4 người Rạng sáng 17-5, Phòng cảnh sát giao thông Bà Rịa - Vũng Tàu và Phòng cảnh sát giao thông TP.HCM đã phối hợp cùng mở đường đưa quả tim, gan và 2 thận của một người chết não về Bệnh viện Chợ Rẫy để cứu 4 bệnh nhân. Quá trình vận chuyển trái tim, gan và 2 quả thận của bệnh nhân chết...