Làm sao để phòng ngừa Herpes sinh dục tái phát?
Herpes sinh dục (hay còn gọi là mụn rộp sinh dục) gây ra những mụn nước ở vùng sinh dục, dễ tái đi tái lại nhiều lần khiến người mắc cảm thấy khó chịu, mất tự tin.
Hình minh họa.
Theo Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh Herpes do virus Herpes simplex virus (HSV) gây ra. Có hai chủng HSV chủ yếu là HSV-1, gây bệnh vùng mặt và HSV-2, gây nhiễm trùng sinh dục.
Thời gian ủ bệnh thường khoảng 3 – 5 ngày. Trước khi có biểu hiện tổn thương da và niêm mạc, người mắc bệnh có cảm giác ngứa, dấm dứt tại chỗ, sau đó xuất hiện một dát đỏ phù nề, trên có nhiều mụn nước. Các mụn nước thường đứng thành từng cụm, từ 2 – 10 mụn nước.
Video đang HOT
Herpes sinh dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục và đa số bệnh nhân bị bệnh do HSV-2 gây nên. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ bệnh do HSV-1 tăng lên do quan hệ miệng – sinh dục.
Nhiễm HSV sinh dục có tỷ lệ tái phát cao, 95% với người mắc HSV-2 và 50% với người mắc HSV-1.
Những nguyên nhân khiến bệnh tái phát trở lại như: người bị stress; trong kỳ kinh nguyệt; bị suy nhược cơ thể; bệnh tật; kích ứng hay dị ứng da; người phải phẫu thuật; quan hệ tình dục quá mạnh… Tuy nhiên, nhiều trường hợp không tìm thấy lý do gì.
Để phòng ngừa Herpes sinh dục tái phát, điều quan trọng nhất, tuyệt đối không sinh hoạt tình dục với người bị bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nếu có quan hệ tình dục cần bảo vệ bằng bao cao su.
Cần tăng cường sức khoẻ bằng chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, vitamin và chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh stress.
Điều trị càng sớm càng tốt, càng có hiệu quả. Hiện nay có nhiều liệu trình để điều trị dự phòng đối với những bệnh nhân tái nhiễm Herpes sinh dục. Bạn cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.
Có phải bệnh tổ đỉa?
Tôi rất ngứa ở kẽ ngón tay và lòng bàn tay kèm theo có mụn nước. Gãi nhiều khiến thành vảy, nứt nẻ. Mọi người bảo tôi bị tổ đỉa. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.
muahoa@yahoo.com
Ảnh minh họa
Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của Eczema (chàm). Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây trở ngại không nhỏ đến lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Khi mắc bệnh, xuất hiện các mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.
Vị trí 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp 1 trong 2 chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.
Bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Bệnh nhân cần tránh mọi tác nhân gây kích thích da, nên đi găng tay bằng vải mỏng trong rồi mới đi găng tay bằng cao su hay nhựa khi làm các công việc như rửa bát hoặc các công việc phải tiếp xúc với hóa chất. Phải bôi kem sau khi làm xong việc. Để điều trị đúng, bạn nên đi khám và tuân thủ việc dùng thuốc do bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và chỉ định.
Mùa nóng đến gần, cẩn trọng nguy cơ ung thư da Sắp bước vào mùa nắng nóng, nền nhiệt cao, đi kèm với đó là sự gia tăng không nhỏ các bệnh lý về da mùa nóng, trong đó, có bệnh ung thư da. Hình minh họa. ThS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: "Trong mấy năm gần...