3 thói quen khi uống nước không chỉ ảnh hưởng thận mà còn khiến tim bị suy yếu
Khi uống nước, cần phải biết phương pháp uống nước chính xác, nếu có những thói quen uống nước sai lầm, cũng có thể dẫn đến tổn hại sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến tim.
Nước là nguồn sống, bình thường cần phải bổ sung đủ nước mới có thể duy trì sự lưu thông bình thường trong cơ thể. Trong quá trình uống nước, cần phải biết phương pháp uống nước chính xác, nếu có những thói quen uống nước sai lầm, cũng có thể dẫn đến tổn hại sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến tim.
Ba thói quen uống nước gây bất lợi cho chức năng tim mạch
1. Chỉ uống nước khi thấy khát
Nhiều người có thói quen, chỉ khi cơ thể cảm thấy rất khát mới uống nước. Khi cơ thể cảm thấy khát, uống nước lúc này vẫn khiến cơ thể thiếu nước, thận ở trạng thái phụ tải cao, thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, việc thiếu nước sẽ làm tăng độ nhớt của máu, dễ dẫn đến tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho tim. Sau khi máu dính đặc, máu cục bộ không thể cung cấp kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim, điều này không tốt cho sức khỏe tim mạch. Do đó, để duy trì một trái tim khỏe mạnh, uống nước đúng cách chính là chìa khóa, đừng đợi đến khi cơ thể quá khát mới uống nước.
Khi cơ thể cảm thấy khát, uống nước lúc này vẫn khiến cơ thể thiếu nước, thận ở trạng thái phụ tải cao, thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận.
2. Uống nhiều nước cùng một lúc
Rất nhiều người có thói quen uống ngụm nước to hoặc một lần uống lượng nước lớn, nếu thời gian ngắn uống quá nhiều nước, ngược lại sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, bởi uống quá nhiều nước cùng lúc có thể khiến các thế bào bị ngộ độc nước. Hơn nữa sau khi uống nhiều nước, có thể làm tăng lưu lượng máu, gây gánh nặng cho tim, tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, và tăng nguy cơ gây suy tim cho bạn.
Đặc biệt, nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Nếu một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây đau nhức tim, đột quỵ nguy hiểm tính mạng.
Nếu thời gian ngắn uống quá nhiều nước, ngược lại sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, bởi uống quá nhiều nước cùng lúc có thể khiến các thế bào bị ngộ độc nước.
3. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen uống lượng nước lớn trước khi đi ngủ, điều này có thể gây tổn thương chức năng tim. Uống nước cũng nên lựa chọn thời gian thích hợp. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ rất dễ làm tăng gánh nặng cho thận, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, cản trở chất lượng giấc ngủ, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng cho tim. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến cơ thể luôn ở trạng thái lưu thông, không được nghỉ ngơi, có thể dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.
Uống nước như thế nào để tốt cho hệ tim mạch?
Video đang HOT
- Uống đủ nước trong ngày, nên uống nước lọc. Một số bệnh nhân suy tim mãn tính cần hạn chế lượng nước và muối đưa vào cơ thể để giảm tải cho tim. Cách tốt nhất là uống theo chỉ định của bác sĩ tim mạch.
Uống đủ nước trong ngày, nên uống nước lọc.
- Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn tới co thắt mạch máu não.
- Nếu uống quá nhiều nước lạnh, hệ thống thần kinh có thể sẽ bị ức chế dẫn tới suy giảm nhịp tim.
- Cách tốt nhất là uống nước ấm mỗi ngày.
- Không nên vừa ăn, vừa uống nước (đặc biệt với nước lạnh). Vì nó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến cơ thể nhanh no.
Thời điểm uống nước có lợi cho tim?
- Uống nước khi bạn vừa ngủ dậy: đây là thời điểm mà các cục máu đông có nguy cơ hình thành cao nhất (nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tắc mạch máu), nếu uống ly nước vào sáng sớm sẽ khiến các khối mỡ trên thành mạch bong ra. Ngoài ra còn tốt cho hệ bài tiết, đường tiết niệu.
- Uống nước trước khi bạn đi ngủ 30 phút: trước khi ngủ khoảng 30 phút bạn nên uống 1 ly nước ấm nhỏ khoảng 100ml sẽ ngăn ngừa được huyết khối cũng như bệnh tim mạch hiệu quả. Lưu ý không uống quá nhiều và uống sát giờ đi ngủ.
(Nguồn: Aboluowang)
Hà Vũ
Theo baodansinh
Uống nước xong có những dấu hiệu này, khám ngay kẻo hỏng thận, ung thư
Uống nước là việc hết sức bình thường và cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng này sau khi uống nước, cần phải đến bệnh viện để khám ngay để khỏi hỏng thận, thậm chí là có thể mắc ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nước nhưng tiểu ít
Nếu bạn uống nước đều mà tiểu ít, thậm chí không đi tiểu thì hãy cảnh giác. Vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít sau khi uống nước vậy bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Uống nước nhưng vẫn khô miệng, đi tiểu nhiều
Rất nhiều người, uống nước càng nhiều thì tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Nếu xuất hiện tình trạng này, cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
Ngoài ra, khô miệng tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
Đau bụng, bụng phình to bất thường
Sau khi uống nước nếu cảm thấy đau bụng, bụng phình to bất thường, bạn cần lưu ý đến bệnh gan. Bởi lẽ những người bị xơ gan, ung thư gan uống nhiều nước có thể gây ra tình trạng trướng bụng.
Ngoài ra, đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột,...
Ảnh minh họa: Internet
Khó nuốt
Một số người sau khi uống nước phát hiện cơ thể rất khó nuốt, nước nhanh chóng quay lại khoang miệng, thậm chí là nôn mửa. Nếu ban đầu nuốt thức ăn khó, sau đó nuốt nước cũng khó thì bạn cần phải cảnh giác với căn bệnh ung thư thực quản.
Miệng khô
Có nhiều người càng uống nhiều nước thì miệng càng khô. Nếu liên tục cảm thấy khô miệng sau khi uống nước, rất có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Khi đó, thận sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn để hạn chế lượng đường dư thừa, khiến cơ thể bị mất nước và tạo cảm giác khát thường xuyên.
Phù nề toàn thân
Nếu cơ thể bị phù nề lên sau khi uống nước thì nguy cơ cao thận của bạn đang gặp vấn đề. Vì nếu thận yếu, việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nước bị dồn ứ, gây ra tình trạng rối loạn điện giải, gây phù nề.
Ảnh minh họa: Internet
Đừng uống nước theo cách này nếu không muốn hỏng thận
Nhiều người sai lầm khi cho rằng mỗi người cần uống đủ 2 lít nước trong một ngày vì cho rằng uống nhiều nước có thể thải độc, có thể rửa ruột già, làm đẹp da...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước như vậy cũng là cách gây tổn thương thận, nghiêm trọng hơn có thể làm thận hư, không kiểm soát được nước tiểu.
Theo các chuyên gia, những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no căng hay đầy trướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước mà vẫn có thể uống được, không bị "chối" thì bạn cứ nên tiếp tục uống.
Đối với những người có chức năng nội tạng dạ dày, gan, thận, tim không tốt thì cách uống nước đúng nhất chính là xem khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của bản thân để quyết định việc uống nước.
Bởi vì nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí còn có thể bị ngộ độc nước. Đối với những người chức năng thận kém, có xuất hiện phù nề, nếu đang điều trị tiêu sưng, thì lượng nước thải ra có thể tương đương với lượng nước uống vào.
Thời điểm uống nước tốt nhất cho sức khỏe
7h: Uống ly đầu tiên để làm ấm cơ thể, sau đó 30 phút nên ăn sáng.
- 9h: Uống ly thứ hai, bắt đầu ngày làm việc. Đó là khoảng 1 giờ sau khi ăn sáng của bạn;
- 11h30: Uống nước 30 phút trước khi ăn trưa.
- 13h30: Uống ly nước một giờ sau khi ăn trưa để các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thụ tốt hơn.
- 15h: Uống một tách trà để thư thái (dung tích tương đương 1 ly nước)
- 17h: Cốc nước này sẽ giúp bạn tránh ăn nhiều vào buổi tối
- 20h: Uống một ly nước sau ăn tối 1 giờ và trước khi tắm
- 22h: Ly nước cuối cùng của ngày, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
4 dấu hiệu cảnh báo bệnh sau khi uống nước, nếu có cần khám gấp Sau khi uống nước nếu xuất hiện những tín hiệu sau đây thì cần cảnh giác cao độ, bởi vì đây có thể là những tín hiệu của các loại bệnh. Việc uống nước đầy đủ sẽ tốt cho sức khỏe, sắc đẹp và giúp kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu bạn có 4 triệu chứng dưới đây sau khi uống nước,...