3 thời điểm đàn ông dễ ngoại tình
Sau nhiều năm chung sống, nhiều cuộc hôn nhân dù đã qua bao hoạn nạn khó khăn vẫn khó cưỡng lại sự tấn công của thời gian.
Bản năng có mới nới cũ của đàn ông thường khiến họ khó cưỡng lại được sự mê hoặc của thế giới bên ngoài.
Khi gặp khó khăn
Đời người ai cũng có lúc thăng trầm. Khi gặp khó khăn, người đàn ông cần sự động viên từ phái nữ, mong muốn sự dịu dàng sẽ xoa dịu căng thẳng và nỗi đau để lấy lại niềm tin.
Ảnh minh họa
Khi cảm thấy bên mình thiếu vắng người tâm đầu ý hợp, người đàn ông sẽ nảy sinh ý nghĩ dựa dẫm vào người phụ nữ khác, thậm chí tìm kiếm người thường ngày không gần gũi với anh ta. Nếu có người chủ động đến an ủi vỗ về, hành vi ngoại tình sẽ dễ dàng xảy ra.
Video đang HOT
Bạn hãy quan tâm đến tâm trạng người đàn ông của mình. Lúc yếu đuối nhất họ giống như đứa trẻ, bạn hãy như người mẹ dịu dàng. Tình cảm của chàng với bạn thăng hoa nhất chính là khi chàng yếu mềm nhất.
Thời kỳ vợ mang thai
Trong thời gian mang thai, nữ giới thường dành toàn bộ sự chú ý vào thai nhi mà bỏ bê đến tâm sinh lý của chồng. Vì vậy, một số đàn ông nhanh chóng tìm cho mình người khác để thỏa mãn sự an ủi.
Trong khi mang thai, phái nữ nên cố gắng kìm chế thái độ tình cảm của bản thân, cố gắng duy trì sự hấp dẫn và cùng chồng xây dựng tư cách của một người cha, người mẹ để vun đắp tình cảm của hai người.
Nếu người chồng có nhu cầu sinh lý, hãy thảo luận rõ với chàng thông qua nhiều phương thức khác nhau bởi so với nhu cầu sinh lý, nhu cầu tâm lý còn quan trọng hơn nhiều. Hãy dồn sức tập trung của chàng vào thai nhi, người chồng thông tình đạt lý chắc chắn sẽ rộng lượng với bạn.
Nếu hai người buộc phải sống tách rời thì việc duy trì liên hệ thường xuyên là vô cùng cần thiết, để tích lũy tình cảm. Những dịp lễ, tết, ngày kỉ niệm, tốt nhất nên sắp xếp thời gian gặp mặt.
Với những người sống riêng do mẫu thuẫn hay xung đột, nên giữ thái độ bình tĩnh để giải quyết vấn đề, không nên giận dữ khiến đối phương khó chịu, bất an. Chỉ nên sống riêng trong thời gian ngắn bởi khi đã thành thói quen thì dễ gây ra chia tay.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bố chồng "quan tâm" tôi một cách thái quá
Tôi bắt đầu thấy khó chịu với bố chồng. Bố tôi để ý tôi từng ly từng tý một.
Sau khi làm đám cưới, vợ chồng tôi quyết định ở chung với bố mẹ 1 năm rồi mới ra ngoài sống riêng. Tưởng rằng cuộc sống chung sẽ làm cho tình cảm của tôi với nhà chồng được gần gũi hơn. Vậy mà tôi mới về làm dâu được hơn 2 tháng mà đã thấy ngột ngạt với sự "quan tâm" của bố chồng quá.
Những ngày đầu mới về, thấy bố chồng rất gần gũi và tâm lý, tôi rất vui, thậm chí còn về nhà ngoài ca ngợi bố hết lời. Chỉ hai tuần sau đó, cái gọi là "gần gũi và tâm lý" đó đã dần trở thành sự quan tâm thái quá đối với tôi.
Tôi bắt đầu thấy khó chịu với bố chồng. Bố tôi để ý tôi từng ly từng tý một. Từ việc tôi quét nhà xong để chổi không ngay ngắn cho tới việc mở vòi nước to khi rửa bát rồi cả việc tôi lấy nước cắm cơm ở cái vòi bên trong nhà hay vòi ở ngoài nhà (bản chất là nước ở 2 vòi này là như nhau, không hiểu sao bố tôi rất hay nhắc tôi phải lấy nước ở bên trong?)
Tôi còn "được" dạy rất kỹ cách ăn nói, xưng hô với mọi người, hàng tá những lời dặn dò khiến tôi thấy khó thở... Là dâu út trong nhà, mọi lời ăn tiếng nói đều phải thể hiện sự kính trọng, lễ phép và bài bản.
Hôm đó vào ngày nghỉ, tôi hào hứng chuẩn bị món bún bò mời cả nhà, hì hụi cả sáng hy vọng sẽ được mọi người đánh giá cao tay nghề của dâu mới. Ai dè, bố chồng tôi đã phá hỏng cái bữa trưa hôm đó chỉ vì tôi mời không bài bản. Nghĩ đơn giản, người trong nhà không cần câu nệ quá, tôi chỉ lên nói với bố mẹ: "Bố mẹ xuống ăn cơm ạ", lúc này thấy bố không nói gì, tôi đã thấy có gì đó không ổn mà nghĩ mãi không biết mình sai ở đâu.
Tiếp đó tôi gọi chị dâu: "Chị ơi! Vào ăn cơm nhé!". Vừa dứt lời, bố tôi bắt đầu lên tiếng nói tôi mời không đến nơi đến chốn, không lễ phép và kết quả là bố tôi đã không ăn bữa bún do con dâu mới thể hiện ngày hôm đó. Rồi sau, chồng tôi mới nói cho tôi hiểu tại sao bố lại như thế vì với bố mời là phải: "Con mời bố mẹ xuống ăn cơm ạ!", "Em mời chị vào ăn cơm"... Một lần rút kinh nghiệm trong những ngày đầu làm dâu. Đó mới chỉ là những việc sinh hoạt thông thường. Bố tôi còn để ý tôi cả trong những sinh hoạt cá nhân của tôi, của vợ chồng tôi.
Từ ngày bị bố chồng đứng ngoài cửa phòng tắm nói giáo tôi tắm lâu, từ sau tôi hay chọn lúc bố chồng đi vắng hay đang xem ti vi để vào tắm cho thoải mái. Cái số tôi sao mà khổ?
Chưa hết, không hiểu sao bố chồng tôi lại biết cả việc tôi đang bị quá mất vài ngày và có thắc mắc, tôi có em bé à, sao mấy ngày trước bố còn thấy con dùng thuốc tránh thai. Tôi ngại không biết để đâu cho hết trước sự quan tâm của bố chồng. Đến chồng tôi cũng không để ý một cách kinh khủng như vậy. Thật sự tôi thấy khó chịu vô cùng mà không dám nói ra.
Nếu cứ bị nhận "sự quan tâm này" thêm nữa, có lẽ tôi không thể sống cùng bố mẹ chồng 1 năm theo dự kiến của vợ chồng tôi mất. Tôi có nên nói với chồng về sự "quan tâm" của bố chồng ngay lúc này không hay để thêm một thời gian nữa, tại tôi sợ lại bị nói mới về làm dâu mà cứ nhiều ý kiến, nói không khéo có khi còn bị quan tâm nhiều hơn thế, đến lúc muốn xin ra ngoài ở lại không được đồng ý thì lúc đó cuộc sống của tôi chắc chắn biến thành địa ngục...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bạn tốt Trong lúc hoạn nạn, vui buồn đều có nhau, trong gian khổ, hạnh phúc đều có nhau. Trong cả trường hợp này nữa, nhưng vẫn phải chắc ăn cái đã. Hai thanh niên bơi thuyền trên sông Đa-núyp. Một người là tay bơi lội lão luyện còn người kia không biết bơi. Thình lình, dòng sông dậy sóng và thuyền của họ bị...