3 tháng nằm vùng thâm nhập chùa thỉnh “vong”
Chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) bố trí 3 lớp an ninh, kiểm soát gắt gao tại khu vực “gọi vong báo oán” khiến cho việc tác nghiệp và thu thập tư liệu của nhóm phóng viên tưởng như không thể thực hiện.
Có thời điểm, họ đã nghĩ đến việc từ bỏ vì không tìm được cách ghi hình những điều ngang trái diễn ra trong căn phòng cuối cùng…
Hàng dài người chờ vào thỉnh vong tại chùa Ba Vàng.
3 tháng “nằm vùng”
Trò chuyện với chúng tôi, nhà báo Long Nguyễn (Báo Lao động, Trưởng nhóm thực hiện điều tra phóng sự “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ”) cho biết, trước khi quyết định thực hiện đề tài, nhóm phóng viên đã tìm hiểu và tiếp cận với những người từng tham gia khóa vong để họ chia sẻ thông tin và đưa phóng viên đi đến chùa để tìm hiểu thực tế. Để thực hiện điều tra, nhóm phóng viên gồm 7 người đã mất khoảng 3 tháng thâm nhập, sau đó dành thêm 10 ngày để dựng video và hoàn thiện được tác phẩm. Việc thâu đêm viết, dựng bài hay bỏ bữa của cả nhóm là chuyện thường tình.
Điều khó khăn nhất, phóng viên phải nhập vai là những thành viên tham gia khóa thỉnh vong đó, với những áp lực về tâm lý của những cuộc ngã giá, sự kiểm duyệt rất chặt chẽ khi bước vào căn phòng cuối cùng đầy bí ẩn. Trong quá trình chờ đến lượt “thỉnh” vong, sẽ có những màn kiểm tra kiến thức bất ngờ, nếu ai ấp úng sẽ bị mời ra ngoài ngay. Do đó, những người được chọn xâm nhập vào trong cũng buộc phải đọc đi đọc lại cho đến thuộc các tài liệu truyền bá của nhà chùa. Rồi cũng phải học các thuật ngữ để có thể dễ dàng vượt qua những ánh mắt nghi ngờ. Rồi cũng phải mua áo tràng để mặc…
Tất cả những thiết bị ghi âm, ghi hình đều phải bỏ ra ngoài khiến việc tác nghiệp rất khó khăn. Một thành viên trong nhóm cũng đã bị phát hiện mang theo điện thoại nên ngay lập tức bị mời ra ngoài. Với nhiều tình huống phải xử lý, các thành viên đều phải vượt qua để cố gắng có được những thước phim chân thực nhất đến với độc giả.
Đi thỉnh vong nhưng được phát số phiếu như vào bệnh viện.
“Đã có lúc cảm thấy rất sợ hãi, bởi chúng tôi phải trải qua những ngày rất mệt mỏi trong vai những người đi thỉnh vong. Từ khâu đăng ký cho đến lúc vào đến phòng gọi “vong”, chúng tôi phải chịu sự kiểm tra của rất nhiều người. Mỗi người một nhiệm vụ khác nhau. Người làm khâu đăng ký thông thông tin. Người thì dẫn chúng tôi vào từng phòng khác nhau. Ở từng phòng đấy, chúng tôi cũng nghe những lý do truyền bá “vong”. Rồi vào đến phòng đăng ký, họ bắt chúng tôi xác nhận tự nguyện, khám người… Có những người đi tới đi lui làm nhiệm vụ quan sát xem chúng tôi làm việc như thế nào, có gì khả nghi không. Khi họ cho chúng tôi xem video về “vong”, có một người luôn ở phía sau chúng tôi quan sát. Nếu cảm nhận chúng tôi không thật tâm, không chú ý hay rút điện thoại ra quay, hoặc có thái độ bất thường thì họ sẽ mời ra ngoài ngay lập tức. Thiết nghĩ, một người bình thường, thậm chí là người yếu bóng vía sau khi đi qua những khâu này và xem những hình ảnh ấy, tinh thần sẽ rất mệt mỏi, đầu óc quay cuồng và sẽ rất tin”, nhà báo Long Nguyễn kể lại.
PV Trần Tuấn cũng chia sẻ, ngay từ đầu khi bắt tay vào thực hiện loạt phóng sự này, nhóm PV Báo Lao động đã đặt mục tiêu phải thể hiện được nó dưới hình thức đa phương tiện, quan trọng nhất là video để tạo sự thuyết phục thay vì chỉ dùng ảnh và chữ như thông thường. Mục tiêu này vô cùng khó vì để vào được căn phòng cuối cùng, tận thấy những màn mặc cả, kỳ kèo, vòi tiền người đi thỉnh của các “vong”, nhóm phóng viên đã phải đi qua ít nhất 3 cửa kiểm soát an ninh của những người tại chùa.
Qua mỗi cửa an ninh, tất cả đồ đạc, tư trang, đặc biệt là những thiết bị có thể ghi âm, ghi hình đều bị “cấm cửa”. Những dạng thiết bị tình nghi có thể quay lén như đồng hồ, móc khoá cũng bị “lột sạch”. Đội ngũ nhân sự dày đặc của chùa Ba Vàng kiểm soát tình hình mọi ngóc ngách trong khu thỉnh “vong”. Họ liên hệ với nhau qua bộ đàm với nhiều tổ, nhóm hết sức chuyên nghiệp.
Video đang HOT
2/7 phóng viên thực hiện phóng sự trong một buổi nhập vai thậm chí đã bị yêu cầu ra khỏi khu thỉnh “vong” và không được quay trở lại trong vòng 1 năm. Có thời điểm, nhóm thực hiện đã nghĩ đến việc từ bỏ vì không thể nào tìm được cách ghi hình những điều diễn ra trong căn phòng cuối.
“Điều quan trọng là tất cả những chứng cứ, dữ liệu đều phải được cụ thể hoá bằng clip, hình ảnh rõ nét và lưu trữ cẩn thận. Một sự khó khăn nữa lại đến với chúng tôi khi gần 300GB dữ liệu phải làm sao để chắt lọc chúng trở thành một video súc tích, dể hiểu và thuyết phục? Vậy là cả nhóm dành 10 ngày để cùng nhau ngồi xem lại tất cả dữ liệu, cắt gọt những đoạn video ngắn và đắt giá nhất. Việc xây dựng lời bình và dựng video diễn ra ngay sau đó”, phóng viên Trần Tuấn tâm sự.
Bắn tin nhắn dọa lấy mạng
Một cửa kiểm soát nghiêm ngặt tại khu thỉnh vong của chùa Ba Vàng.
Giữa tháng 3/2019, sau khi phóng sự “Truyền bá vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ” được đăng tải, trên mạng xã hội lan truyền chóng mặt phóng sự dài hơn 6 phút dẫn nguồn Báo Lao động.
Dư luận bàng hoàng trước góc khuất tại chùa Ba Vàng bị bóc trần. Trong thời đại mà người ta nói về 4.0, nói về phát triển kinh tế số thì không thể hình dung được tại ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Bắc như Ba Vàng lại tồn tại hình thức mê tin dị đoạn, trục lợi trên sự u mê của người dân như vậy.
Một tuần sau đó, UBND TP Uông Bí đã tổ chức họp báo thông tin về việc buộc dừng hoạt động thỉnh “vong”, oan gia trái chủ sai phép tại chùa Ba Vàng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chính thức lên tiếng khẳng định việc thỉnh “vong”, oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng là đi ngược với triết lý Phật giáo và đạo đức xã hội. Trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh bị tạm đình chỉ toàn bộ chức vụ trong Giáo hội.
3 ngày sau, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cấp quản lý khi để xảy ra nhiều vụ việc khiến người dân bất bình như hoạt động mê tín dị đoan ở chùa Ba Vàng. “Tăng trưởng kinh tế nhưng chúng ta không thể nào bỏ quên những vấn đề xã hội bức bối như vậy đối với đất nước. Những vấn đề xã hội nổi cộm như vậy khiến chúng ta phải suy nghĩ chứ không chỉ kinh tế”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Khi câu chuyện thỉnh “vong” chùa Ba Vàng vẫn đang nóng rực, nhóm phóng viên liên tục nhận được điện thoại bày tỏ sự lo lắng về sự an toàn của người thân và đồng nghiệp. “Thời điểm chúng tôi về quê nhà của sư Thích Trúc Thái Minh tại Lương Tài, Bắc Ninh đã gặp phải nhiều áp lực. Thậm chí, chúng tôi nhận được nhiều tin nhắn của người dân tại đây nói rằng có người thuê giang hồ lấy mạng của nhóm phóng viên với giá 500 triệu/người”, một phóng viên kể lại.
“Từ lúc đăng bài, chúng tôi nhận được sự phản hồi rất nhanh của các cơ quan chức năng và bạn đọc. Nhiều bạn đọc gửi thông tin thêm nên những đầu việc có thể triển khai các tuyến bài liên quan cũng không ít. Thực sự chúng tôi lên tiếng không phải vì phản đối tín ngưỡng tôn giáo mà đây là câu chuyện mê tín và những con người trục lợi cho bản thân từ tôn giáo cần phải lên án. Sau loạt bài này, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, tòa soạn cũng đã cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ sự việc”, Trưởng nhóm thực hiện điều tra phóng sự “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ” chia sẻ thêm.
“Thời điểm chúng tôi về quê nhà của sư Thích Trúc Thái Minh tại Lương Tài, Bắc Ninh đã gặp phải nhiều áp lực. Thậm chí, chúng tôi nhận được nhiều tin nhắn của người dân tại đây nói rằng có người thuê giang hồ lấy mạng của nhóm phóng viên với giá 500 triệu/người”.
Một phóng viên trong nhóm điều tra kể lại
Ngoài nội dung, nhóm phóng viên thực hiện phóng sự “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ” cũng rất chú trọng đến việc sử dụng những hình ảnh, những âm thanh để góp phần tác động vào nhận thức của mọi người khi xem tác phẩm. Cụ thể, trong video đã đưa tiếng chuông vào với mục đích tạo ra một điểm nhấn. Đó vừa là tiếng chuông chùa nhưng vừa là tiếng chuông cảnh tỉnh, thức tỉnh khiến mọi người có thể thoát khỏi sự u mê, mê muội, mong muốn họ có thể trở lại với thực tại và cuộc sống bình thường.
Cao Tuân
Theo giadinh.net
Vụ 'thỉnh vong' ở chùa Ba Vàng: Phạt 5 triệu và bà Yến đi đâu?
Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng cho biết, đối với bà Yến, hiện nay thành phố đã thực hiện rà soát tạm trú đối với bà Yến.
Thực tế bà Yến đã trở về nơi cư trú. Thành phố đã giao phường Quang Trung ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa với bà Phạm Thị Yến, mức xử phạt 5 triệu đồng, theo Nghị định 158.
Bộ Công an làm rõ vụ 'thỉnh vong' tại chùa Ba Vàng Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết các lực lượng đang làm rõ vụ việc tại chùa Ba Vàng, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý nghiêm.
Đây là thông tin vừa được ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch TP Uông Bí cho biết tại cuộc họp báo vụ "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng diễn ra sáng nay (26.3) tại Quảng Ninh. "Về câu hỏi bà Phạm Thị Yến đang ở đâu, tôi xin nói bà thế này: Yến sinh sống ở TP Hạ Long, thỉnh thoảng lên chùa làm chức trách ở phật tử. Bà không đăng ký tạm trú, tạm vắng ở chùa Ba Vàng. Hiện bà Yến đã trở về TP Hạ Long"-ông Hà nói.
Ông Hà cho biết, với bà Phạm Thị Yến là công dân TP Hạ Long, tham gia hoạt động chùa Ba Vàng, Chủ tịch TP Uông Bí cho hay đã yêu cầu cơ quan chức năng rà soát hoạt động ở chùa Ba Vàng, trong đó có bà Yến. Hiện bà Yến đã trở về nơi cư trú.
Thành phố đã giao phường Quang Trung ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa với bà Phạm Thị Yến, mức xử phạt 5 triệu đồng, theo Nghị định 158.
Cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ các hành vi của bà Yến như hành vi thông tin, trục lợi, hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đăng ký ở chùa Ba Vàng. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm khác.
"Chúng tôi đề nghị công an thu thập chứng cứ, đối với cơ quan thông tấn báo chí hôm nay, chúng tôi đề nghị thông tin rộng rãi để những ai thuộc đối tượng bị hại thì sớm trình báo với công an", ông Hà nói.
Bà Phạm Thị Yến.
Trước đó, ông Hà thông tin: Đầu tiên khẳng định đối với thỉnh vong, oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng, sau khi nhận chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố đã khẩn trương làm việc với chùa Ba Vàng, đang tiếp tục xác minh, xử lý. Đặc biệt cơ quan công an đang thu thập chứng cứ xử lý khi có đủ điều kiện.
Với sư trụ trì là địa đức Thích trúc Thái Minh, phải khẳng định hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ diễn ra trong khuôn viên chùa nên sư trụ trì hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hoạt động quản lý với chức sắc ở chùa Ba Vàng thuộc về Trung ương Giáo hội Phật giáo VN và Giáo hội tỉnh Quảng Ninh.
Uông Bí đã có văn bản gửi Giáo hội trung ương đề nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm giáo lý, không phù hợp với hiến chương Phật giáo.
Bà Yến cũng nói nguyên nhân nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại là "ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại cộng lại".
Trong video trên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng, nói trước đám đông về hiện tượng "ma nhập", mọi người phải dùng tiền hoặc làm không công thì mới giải được. Bà Yến cũng nói nguyên nhân nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại là "ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại cộng lại".
Giáo hội Phật giáo cho rằng, thông tin này "làm ảnh hưởng đến Phật giáo và Giáo hội". Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Giáo hội tỉnh Quảng Ninh làm việc ngay với đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng để "làm rõ sự việc, có báo cáo bằng văn bản gấp". Bộ Văn hóa cũng yêu cầu thanh tra làm rõ vấn đề trên.
Tuy nhiên, tối 21.3 đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức buổi nói chuyện trước hàng trăm phật tử, phát trực tiếp trên Facebook quả quyết "vong đi theo con người báo thù rất nhiều, khiến con người bị bệnh tật, vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn... Vì vậy, cần có pháp thỉnh oan gia trái chủ để thỉnh nó ra".
Trụ trì chùa Ba Vàng cũng nói việc này mang lại nhiều lợi ích cho con người, các phật tử tham gia là tự nguyện, việc đóng tiền làm lễ không phải do nhà chùa yêu cầu mà "theo đề nghị của vong".
Theo đại đức Thích Đạo Hiển, Phó ban trị sự giáo hội Phật giáo Quảng Ninh, hoạt động tuyên truyền "vong báo oán, oan gia trái chủ" của bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng, thực hiện tại chùa suốt 10 năm, rầm rộ nhất khoảng 5 năm nay. Giáo hội tỉnh đã nhiều lần nhắc nhở trụ trì Thích Trúc Thái Minh và cá nhân bà Yến, nhưng không ai nghe.
Báo chí chất vấn Chủ tịch TP Uông Bí rằng việc xử phạt bà Yến 5 triệu đồng đã thỏa đáng hay chưa, vì sao không có đại diện chùa Ba Vàng đến để làm rõ ràng?
Ông Nguyễn Mạnh Hà nói vụ việc vẫn đang trong quá trình xử lý nên tất cả hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử lý. Còn việc phạt bà Yến 5 triệu đồng chỉ là xử lý ban đầu. Với mức phạt này, anh em đã xử lý hết khung. Còn các hành vi vi phạm tiếp theo, sau khi được làm rõ chính quyền sẽ tiếp tục xử lý. Chính quyền đang đi theo hướng xử lý hành chính trước, còn xử lý hình sự thì chờ điều tra của công an.
Theo Danviet
Bà Phạm Thị Yến lại đăng đàn thuyết giảng : Thách thức dư luận? Tối 7/5, trên fanpage có địa chỉ "CLB Cúc Vàng - Tu Tập Lục Hoà", bà Phạm Thị Yến (Yến bắt ma) lại đăng đàn thuyết giảng với chủ đề trạch pháp thường kỳ. Sự việc một lần nữa khiến dư luận dậy sóng. Sau một thời gian "ẩn dật", trong những ngày qua, bà Phạm Thị Yến đã tiếp tục xuất hiện...