3 tháng đầu chớ nên ăn vải?
Chị chồng nói sao em 25 tuổi rồi mà không biết những kiến thức cơ bản về việc mang bầu, em buồn quá.
Hỏi: Chuyện em dâu – chị chồng nhà em thì có lẽ ngồi cả ngày cũng không kể hết chuyện các chị ạ. Chị chồng hơn em 5 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn. Chị đã ngoài 30 tuổi nhưng kén chọn lắm, và có lẽ cũng vì khó tính quá nên chẳng thể lấy nổi chồng.
Từ ngày em về làm dâu, thực sự trong nhà em sợ nhất chị ấy. Chị luôn soi mói em đủ điều từ đi lại đến chuyện ăn nói, rồi dạy em cả cách nấu cơm, rửa bát. Phận làm em, lại là em dâu nên em luôn “nhịn miệng” cho êm đẹp cửa nhà. Nhưng nói thật trong lòng em luôn muốn một ngày sớm nhất chị ấy đi lấy chồng.
Mối quan hệ em dâu – chị chồng ngày càng căng thẳng từ khi em mang bầu. Từ ngày có tí cấn thai, em đã nghén ngẩm lắm, chẳng ăn được gì và chỉ thèm ngủ. Thế nhưng chị lại bảo em làm nũng nhà chồng. Em hay bị chóng mặt, không tự lái xe đi làm được thì chị bảo em hành chồng ghê quá. Em đâu có cố ý thế chứ.
Mới đây nhất, chị ấy lại mắng em xơi xơi rằng em dốt. Chuyện là em không ăn được cơm nhưng em bị nghén hoa quả các chị ạ. Em thèm hoa quả lắm và mỗi ngày có thể ăn hết cả vài cân. Mùa này đang là mùa vải, thấy vải ngon nên em đã mua về nhà hơn 3kg để cả gia đình ăn. Tối đó ăn cơm xong, em lấy vải ra ngồi ăn khá nhiều. Chị từ trên phòng xuống nhìn thấy em đang ăn vải, chẳng hỏi han gì đã mắng luôn: “Em 25 tuổi rồi mà không biết những kiến thức cơ bản về việc mang bầu à, sao mới mang thai mà đã ăn đống vải thế kia, không sợ sảy thai sao? Đúng là dốt thật!”
Nghe chị nói xong em vừa tức vừa lo. Không biết chị ấy chê em tham ăn hay lo cho sức khỏe của em thật. Liệu những lời chị chồng em nói có đúng không các chị? Chả nhẽ mang bầu không được ăn vải thật sao, mà sao vải lại gây sảy thai được chứ. Các chị giúp em với ạ.
Video đang HOT
Em cảm ơn nhiều!
Theo Khampha
6 tác dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả vải
Quả vải không chỉ là loại trái cây ngon được ưa thích ở nước ta mà các bộ phận của quả còn được dùng làm thuốc.
Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C trất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Hơn thế, ăn vải giúp bổ não, giải độc, tăng cường miễn dịch, chống ung thư,....
Vải là loại quả ngon được ưa chuộng. Ở nước ta, có nhiều vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang)... đưa lại lợi ích không nhỏ cho người lao động.
Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose... protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe...
Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não: trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng.
Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ; hay quên; tinh thần ủ rũ... thấy rõ.
Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8g dưới dạng bột hay sắc uống.
Tăng cường chức năng miễn dịch: cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.
Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống: vải được nhiều người biết đến tác dụng bồi bổ và có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, chấn thương chảy máu...
Giảm trào ngược, cầm tiêu chảy: vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.
Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g.
Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.
Có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.
Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.
Tuy vải có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi ăn vải cần chú ý đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Không ăn nhiều bởi người khi ăn quá đà những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, đau đầu, choáng váng...
Theo Lao Động
Tác dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả vải Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8g dưới dạng bột hay sắc uống. Phần áo hạt vải thường gọi là...