3 sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt chị em nào cũng tuyệt đối không được bỏ qua
Không lúc này thì lúc khác, phần lớn phụ nữ đều từng gặp rắc rối nào đó với nguyệt san của mình, cho dù đó là tình trạng chảy máu nhiều, ra máu thất thường hay nguyệt san biến mất…
Tuy nhiên, đôi khi, những vấn đề này có thể nghiêm trọng hơn so với vẻ ngoài của chúng.
Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Gabrielle Downey (chuyên gia tư vấn phụ khoa tại Phòng khám Phụ khoa Birmingham, nước Anh) về những thay đổi chị em thường không bao giờ được bỏ qua trong chu kỳ kinh nguyệt.
Phần lớn phụ nữ đều từng gặp rắc rối nào đó với nguyệt san của mình.
Trước hết, kinh nguyệt là gì?
Trong trường hợp bạn không thực sự được giáo dục một cách thích hợp về chủ đề này, kinh nguyệt là thành tử cung rời ra khi không hình thành thai nhi.
Kinh nguyệt “bình thường” đến sau 21-35 ngày và thường kéo dài khoảng 5 ngày. Trong 1-2 ngày đầu, lượng máu (bao gồm cả dịch nhày, mô nội mạc cổ tử cung) ra ít, nhiều hơn vào 2-3 ngày tiếp và giảm dần vào 1-2 ngày cuối (khoảng 5-8 thìa cà phê/tháng).
Phần lớn phụ nữ có nguyệt san tương đối nhẹ, hoàn toàn có thể chịu đựng được, với vài cơn co thắt. Nhưng điều quan trọng cần biết là khi nào vấn đề nghiêm trọng hơn và bạn cũng như bác sĩ của bạn có thể làm gì để giải quyết rắc rối.
3 rắc rối thường gặp trong kỳ kinh nguyệt
1. Ra máu nhiều
Phàn nàn phổ biến nhất của chị em về những ngày “đèn đỏ” là hiện tượng ra máu nhiều thường xuyên. Nó được gọi bằng cái tên “hiện tượng rong kinh” – chỉ xảy ra trong kỳ kinh với lượng máu mất đi khá nhiều. Thường có nguyên nhân về thể chất như tử cung bị nới rộng do sinh nở (lạc nội mạc trong cơ tử cung), nhiễm trùng, u xơ (khối u xương sụn lành tính trên cơ tử cung) và polyp.
Ví dụ, nếu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn tăng lên, làm tràn băng vệ sinh (tampon, cốc nguyệt san) hoặc bạn cần “lớp bảo vệ gấp đôi”, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế. Hiện tượng rong kinh thường gặp hơn trong vài năm đầu sau khi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Tương tự là những tháng trước khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh.
Phàn nàn phổ biến nhất của chị em về những ngày “đèn đỏ” là hiện tượng ra máu nhiều thường xuyên.
Nếu bạn trong độ tuổi thiếu niên và bị ra máu nhiều khi đến ngày “đèn đỏ”, có khả năng mọi việc sẽ ổn định dần trong vài năm tới.
Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 4-10 năm trước khi chính thức mãn kinh), cuối cùng, hiện tượng rong kinh sẽ ngừng lại nhưng có thể bạn không muốn phải chờ đợi lâu đến thế.
Bác sĩ phụ khoa nên ghi chép chi tiết về chiều dài chu kỳ, lượng máu ra mỗi lần, biện pháp tránh thai bạn sử dụng và nếu có, mong muốn sinh nở của bạn cũng như lịch sử xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị ra máu nhiều và thường xuyên, bạn cần đi khám để được kiểm tra bụng xem có u xơ hay không. Nếu họ có thể cảm nhận thấy tử cung của bạn, thì việc chụp chiếu sẽ giúp xác định vị trí cũng như kích cỡ u xơ. Nói chung, xét nghiệm máu không cần thiết, trừ khi bác sĩ cần tìm hiểu xem bạn có bị thiếu máu không.
Video đang HOT
Nếu bạn không có u xơ, bác sĩ phụ khoa có thể kê cho bạn thuốc viên để xử lý tình trạng ra máu nhiều mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt. Nếu thuốc không hiệu quả sau 6 tháng sử dụng, bạn cũng nên tới gặp bác sĩ.
Trường hợp bị ra máu nhiều và thường xuyên, bạn không cần phải khám nội nhưng có thể bác sĩ sẽ kiểm tra bụng để tìm u xơ.
2. Ra máu không đều
Hiện tượng chảy máu thất thường, tức là luôn có khác biệt trong lượng máu mất đi mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có thể tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại.
Nếu bạn có chu kỳ kinh không đều hoặc bị ra máu giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục, việc bắt buộc phải làm là kiểm tra nội bằng dụng cụ banh (thiết bị dùng trong xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) và dùng tay.
Nếu bác sĩ phụ khoa cho rằng, cổ tử cung bất thường, bạn nên gặp chuyên gia bởi đó có thể là dấu hiệu ung thư (đừng vội hoảng sợ – 100 phụ nữ mới có 1 người được gửi đi gặp chuyên gia vì thực sự mắc ung thư).
Nếu bạn dưới 40 tuổi, bác sĩ có thể lấy 3 mẫu phẩm bằng cách dùng tăm bông phết: 2 ở cổ tử cung và 1 ở âm đạo bởi nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp, gây ra triệu chứng trên, nhất là trường hợp chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục.
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không cần phải thực hiện bởi đây được coi như là một biện pháp kiểm tra phòng ngừa ở những phụ nữ không có triệu chứng.
Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bác sĩ có thể thử kê đơn thuốc có hormone progesterone, dùng trong hai chu kỳ kinh nguyệt.
Phản ứng tốt sẽ là đảm bảo để bạn tiếp tục dùng thuốc. Nếu tình trạng ra máu bất thường tiếp diễn, bạn cần được điều trị theo hướng khác.
Nguyên nhân chủ yếu cho việc chảy máu thất thường là polyp (sự tăng trưởng quá mức của thành tử cung nhưng lành tính và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật), nhiễm trùng, mất cân bằng hormone và ung thư (rất hiếm gặp).
Đôi khi, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm, để tìm kiếm xem có u xơ hay polyp không.
Nó không thể thay thế cho việc khám nghiệm lâm sàng bởi nó bỏ qua âm hộ, âm đạo và cổ tử cung, nơi những rắc rối kể trên có thể biểu hiện ra. Chỉ nên tiến hành xét nghiệm trên khi bác sĩ đã xác nhận về mặt lâm sàng. Ví dụ, tử cung bị nới rộng do sinh nở hay bạn không phản ứng tốt với phương pháp điều trị.
Nếu bạn có triệu chứng gợi ý một vấn đề liên quan tới tuyến giáp hoạt động kém, bạn sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra cách vận hành của tuyến giáp.
Hiện tượng chảy máu thất thường, tức là luôn có khác biệt trong lượng máu mất đi mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có thể tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại.
3. Nguyệt san biến mất
Hiện tượng này cũng khá phổ biến. Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài quá 35 ngày.
Ngoài việc mang thai (thường xuyên kiểm tra nhé), nguyên nhân chính là một chứng bệnh có tên “đa nang buồng trứng” – xảy ra khi buồng trứng của bạn không sản sinh ra trứng đều đặn, do đó, chu kỳ kinh nguyệt biến mất.
Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm tăng/giảm cân, luyện tập và stress quá mức.
Bác sĩ phụ khoa có thể tiến hành xét nghiệm máu để xác định hàm lượng oestrogen, FSH (hormone kích thích nang có vai trò kích thích buồng trứng), testosterone, globulin gắn kết nội tiết tố sinh dục (SHBG) và prolactin. Bạn cũng có thể được chỉ định siêu âm.
Bạn sẽ cần giảm cân nếu muốn kiểm soát hội chứng đa nang buồng trứng trong trường hợp bạn thừa cân – chỉ số BMI lớn hơn 30.
Những lựa chọn điều trị khác phụ thuộc vào mong muốn sinh nở của bạn, việc bạn có muốn chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không và việc bạn thích hay không thích dùng biện pháp tránh thai.
Khía cạnh quan trọng trong mối bận tâm của bạn nên là: a) tìm ra nguyên nhân; b) đảm bảo thành tử cung được bảo vệ bằng vong tránh thai hoặc giúp máu kinh ra ít nhất 3 lần/năm bằng cách dùng thuốc trong thời gian ngắn cách 3-4 tháng/lần.
Gabrielle Downey là một bác sĩ tư vấn phụ khoa tư vấn ở Birmingham. Bà đã học về y học ở Ai Len và chọn chuyên ngành phụ khoa vì muốn giúp chị em phụ nữ đưa ra các lựa chọn về sức khoẻ của mình. Bà đã được huấn luyện tại nhiều bệnh viện khác nhau ở London bao gồm cả Queen Charlottes trước khi đến Birmingham.
Bà đã từng là bác sĩ phụ khoa tư vấn tại Bệnh viện Thành phố Birmingham trong hơn 15 năm. Bà Downey xuất hiện thường xuyên trong các tạp chí nổi tiếng và bà cũng viết cho các cuốn sách y khoa, là đồng tác giả của chương trình hiện tại của NHS và có chuyên môn về các vấn đề về giới tính, phụ khoa như đau vùng chậu, tử cung, vấn đề sinh sản, các vấn đề về kinh nguyệt, tình dục…
Theo T Nguyễn/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Trang bị ngay những kiến thức này nếu bạn không muốn vùng kín nhiễm bệnh nặng trong kỳ nghỉ hè
Làm thế nào để diện những bộ đồ bikini bó sát mà vùng kín vẫn luôn khỏe mạnh?
Dưới đây là những giải pháp được chuyên gia đưa ra giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín trong những ngày nghỉ hè sôi động.
Cẩn trọng những căn bệnh dễ dàng tấn công vùng kín vào những kỳ nghỉ sắp đến
Bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè của mình với những chuyến đi biển sôi động. Nhưng đi kèm với những niềm vui trong kỳ nghỉ hè, nhiều chị em cũng vô cùng lo lắng cho tình trạng sức khỏe vùng kín của mình. Việc đi biển và diện những bộ đồ bikini ôm sát, sự thay đổi thời tiết, khí hậu, thường xuyên tiếp xúc với nước biển, chế độ ăn uống thay đổi... Và thế là vô vàn những vấn đề không mong đợi ở vùng kín tìm đến bạn.
Nhiều chị em cũng vô cùng lo lắng cho tình trạng sức khỏe vùng kín của mình khi đi biển.
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) cho biết thêm, nếu không chú ý giữ gìn vùng kín vào những kỳ nghỉ hè, nhất là khi đi biển, chị em dễ gặp phải những căn bệnh có thể tấn công vào mùa hè. Nguyên nhân xuất phát từ tiết trời nắng nóng, dịch tiết mồ hôi nhiều, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, đó là chưa kể đến việc bạn thường xuyên đằm mình xuống nước biển... tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn tấn công vùng kín. Do đó, chúng ta cần có những giải pháp để bảo vệ sức khỏe vùng kín.
Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn ngăn chặn một số phiền toái, ổn định sức khỏe vùng kín, sẵn sàng cho một kỳ nghỉ vui khỏe:
Dọn dẹp đám vi ô lông vùng kín
Dọn dẹp sạch sẽ đám vi ô lông ở vùng kín có thể là một giải pháp nghe có vẻ khôn ngoan nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro. "Cạo lông vùng kín có thể gây ra kích ứng và nhiễm trùng quanh nang lông, hay còn được gọi là viêm nang lông", bác sĩ Alyssa Dweck, tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Complete A to Z For Your V cho biết.
"Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy chắc chắn là bạn vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi cạo, sau đó dùng kem cạo râu hoặc xà bông có tính tẩy rửa nhẹ bôi lên và cạo lông vùng kín. Luôn luôn sử dụng dao cạo mới và cạo theo hướng mọc của lông", chuyên gia cho biết thêm.
Dọn dẹp sạch sẽ đám vi ô lông ở vùng kín có thể là một giải pháp nghe có vẻ khôn ngoan nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro.
Bạn muốn thay thế bằng wax vùng bikini? Đừng quên bạn phải tránh sử dụng chất tẩy tế bào chết trong vòng vài ngày trước khi đi biển và cắt tỉa ngắn khoảng 3cm. Nếu lông vùng kín ngắn hơn sẽ gây khó khăn cho việc waxing, thậm chí khả năng mọc lại vô cùng nhanh. Nếu lông vùng kín dài hơn, waxing sẽ gây cảm giác đau đớn. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần sử dụng ibuprofen hoặc aspirin 1h trước khi tiến hành wax. Sau đó cần thoa một ít kem hydrocortisone lên làn da bạn vừa waxing để giảm bớt sự khó chịu và tấy đỏ.
Ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian đi nghỉ
Bạn hoàn toàn có thể kiếm soát được chu kỳ kinh nguyệt, khống chế không cho nó diễn ra đúng vào thời gian đi nghỉ biển. Hãy sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày một cách an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tạm thời ngăn chặn kinh nguyệt.
"Mỗi chị em có cơ địa khác nhau, rất khó để đưa ra các khuyến cáo cụ thể, do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chuyển ngày "đèn đỏ" sang thời gian khác", BS Mache Seibel, giảng viên của Trường Đại học Y Harvard nói.
Nếu bạn đang dùng thuốc ngoài, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn không được dùng loại thuốc đó mới có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để ngăn chặn kinh nguyệt đến vào thời điểm không mong muốn.
Bạn hoàn toàn có thể kiếm soát được chu kỳ kinh nguyệt, khống chế không cho nó diễn ra đúng vào thời gian đi nghỉ biển bằng thuốc tránh thai.
Đi tiểu thường xuyên
Nhiễm trùng đường tiểu rất dễ phát sinh vào khoảng thời gian đi biển của bạn. Giải pháp đơn giản giúp bạn ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng đường tiểu đau đớn và khó chịu này là đi tiểu thường xuyên để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn phải ngồi lâu trên những chuyến bay dài, đừng quên đứng dậy thường xuyên đi vệ sinh.
TS Seibel cho biết: "Bàng quang quá căng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Điều quan trọng nữa là bạn cần đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, để vi khuẩn được rửa trôi ra ngoài qua đường niệu đạo".
Sử dụng chất bôi trơn phù hợp
Có thể nói sex trong kỳ nghỉ được coi là khá hoàn hảo. Nếu bạn thường xuyên sử dụng chất bôi trơn, đừng quên đóng gói theo, tránh việc mua tại các cửa hàng địa phương - nơi mình sẽ đến du lịch vì có thể không phù hợp cơ địa, gây hiểm họa cho vùng kín. BS Seibel cảnh báo thêm, các sản phẩm có mùi thơm còn gây khó chịu và phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng chất bôi trơn, đừng quên đóng gói theo chuyến đi du lịch để tránh việc mua tại các cửa hàng địa phương.
Thay đồ ngay sau khi đi bơi
Tiến sĩ Seibel cho biết, việc cứ để nguyên người ướt nhèm trong bộ bikini khi vừa bơi lên xong sẽ đem đến môi trường ấm áp, ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm men phát triển, do đó bạn dễ dàng bị nhiễm nấm men. Tiến sĩ Seibel nói: "Hãy thay ngay bikini cũng như bất cứ bộ đồ nào khoác lên người ngay sau khi bạn bơi lên bờ. Sau đó bạn nên giặt và phơi để khô nhanh. Lựa chọn vải lanh cho những bộ cánh bikini là tốt nhất để giảm sự phát triển của nấm men".
Ngoài những giải pháp trên, BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung khuyên, chị em không nên mặc quần lót chật. Cần giữ bộ phận sinh dục thường xuyên thông thoáng, khô sạch. Khi vệ sinh vùng kín không nên dùng những loại chất tẩy rửa, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Không tự ý thụt rửa âm đạo. Sau khi đi biển về, đừng quên lịch khám phụ khoa để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh vùng kín sau chuyến du lịch, tránh bị viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Theo Tiểu Nguyễn/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Chị em cần cảnh giác cơn đau bụng bệnh lý Các cơn đau vùng bụng dưới thường gây ra cảm giác rất khó chịu cho chị em. Có những cơn đau là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Chị em cần có kiến thức để nhận biết và phòng ngừa. Cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt Đau trước khi hành kinh: là một dấu hiệu 'hội chứng...