3 sự thật kỳ diệu về khả năng sinh tồn của trẻ sơ sinh
Một số trường hợp hi hữu cho thấy trẻ sơ sinh có thể sống sót sau nhiều ngày không ăn không uống. Dưới góc nhìn khoa học, điều đó giải thích như thế nào?
Ảnh minh họa
Gần đây sự việc bé trai sống sót kỳ diệu sau 3 ngày bị bỏ rơi dưới hố ga, không ăn uống khiến dư luận xôn xao.
Bằng cách nào trẻ sơ sinh có thể sống sót sau nhiều ngày mà không cần ăn uống là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Năm 2014, một sự việc hi hữu xảy ra ở Sydney, Australia khi người dân địa phương phát hiện bé sơ sinh bị bỏ rơi ở cống nước vẫn còn sống sau 6 ngày.
David Otte, một cư dân Rydal 4.0.3 phát hiện em bé ở dưới cống nước cách đường Quakers Hill khoảng 2,5 mét khi đang đi đạp xe. Người đàn ông đi cùng con gái Hayley đã nghe thấy tiếng động bất thường rồi tiến lại gần quan sát và phát hiện sự việc bất ngờ. Dây rốn em bé đã cắt và kẹp, cả người bọc trong tấm chăn ấm.
Ông Kim Oates, giáo sư danh dự khoa nhi tại Đại học Sydney, Australia cho biết những đứa trẻ khi sinh ra khỏe mạnh, đủ tháng có thể sống sót trong một khoảng thời gian mà không cần ăn.
Kim Oates nói: “Khi những đứa trẻ đủ tháng sinh ra sẽ có một lượng lưu trữ chất lỏng nhất định cộng thêm glucose trong gan. Điều này giúp trẻ có thể duy trì sự sống trong một khoảng thời gian ngắn nếu người mẹ sau khi sinh bị bất tỉnh, chưa thể phục hồi để nuôi con”.
Theo ông Kim Oates, đứa trẻ có thể sống sót trong 24 đến 48 giờ sau sinh mà không cần ăn nhiều. Đây là một trong những điều cha mẹ ít được biết đến về trẻ sơ sinh.
Mặc dù khoa học đã chứng minh khả năng sinh tồn của trẻ trong những ngày đầu mới sinh, các bác sĩ vẫn khuyến cáo mẹ nên cho bú sớm nhất trong vòng 1 giờ đầu sau sinh vì đem lại nhiều lợi ích cho bé. Sữa mẹ là thức ăn tuyệt vời nhất cho trẻ sau khi sinh.
Ngoài ra có một số sự thật về trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn:
1. Có thể sống sót sau nhiều ngày không cần ăn uống
Video đang HOT
Andrew McDonald, bác sĩ nhi khoa ở Sydney cho biết những đứa trẻ sinh ra không bị biến chứng về các vấn đề hô hấp, có thể sống sót trong bốn ngày mà không cần ăn uống.
Theo ông Andrew McDonald, trẻ có thể không cần cung cấp nhiều thức ăn lỏng trong bốn ngày đầu tiên. Một số em bé có thể giảm tới 10% trọng lượng sau khi sinh bốn ngày đầu tiên của cuộc đời.
Bác sĩ Howard Chilton, chuyên gia tư vấn sơ sinh tại Bệnh viện tư nhân Prince of Wales và Bệnh viện Hoàng gia ở Randwick, cho biết trẻ sơ sinh có sẵn nước dự trữ và khoảng 15% chất béo cho phép chúng sống sót mà không cần thức ăn trong vài ngày.
Sinh lý của trẻ sơ sinh vốn sinh ra đã dẻo dai, có khả năng phục hồi trong những ngày đầu tiên. Vấn đề lớn đối với những em bé là không chịu được nhiệt độ lạnh.
2. Đôi khi trẻ sơ sinh ngừng thở
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp chưa ổn định do vậy sẽ có khoảng thời gian chúng ngừng thở. Khả năng này xảy ra khi trẻ đang ngủ hoặc khóc quá lâu.
Thở không đều là vấn đề bình thường ở trẻ nhưng thời gian ngừng thở chỉ khoảng 5-10 giây, nếu lâu hơn hoặc cơ thể trở nên tím tái, bạn nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất.
Hình ảnh minh họa về quá trình phát triển của dạ dày trẻ sơ sinh.
3. Dạ dày trẻ sơ sinh
Dạ dày trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra cho tới tròn 1 tháng tuổi có sự thay đổi rất lớn. Ngày đầu, dạ dày trẻ có kích thước khoảng một quả anh đào, chứa được 5-7 ml, tương đương với lượng sữa non quý giá của mẹ mới tiết ra.
Ngày thứ ba, kích thước dạ dày giãn nở có thể bằng quả óc chó, chứa được khoảng 22-27 ml. Nhưng sau một tuần, kích thước gia tăng bằng quả cam chứa tới 45-60ml.
Sau 1 tháng, dạ dày của trẻ sơ sinh đã to bằng khoảng quả trứng gà và có thể chứa được từ 80-150ml.
8 dấu hiệu của trẻ bạn không bao giờ được bỏ qua
Đây là 8 dấu hiệu của những đứa trẻ, từ mới sinh cho đến tuổi thanh thiếu niên (thậm chí là người lớn), mà cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay
1. Trẻ không có phản ứng
Khi trẻ không có phản ứng hoặc bất tỉnh, cần trợ giúp ngay lập tức. Nếu đứa trẻ không thể thức dậy hoặc thức dậy mà yên lặng bất thường, không hoạt động hay không hứng thú với một món đồ chơi yêu thích, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Những thay đổi về khả năng phản ứng của trẻ có thể xảy ra sau khi ngã hoặc bị va đập vào đầu. Điều này cần sự trợ giúp ngay lập tức của bác sĩ.
2. Trẻ bị khó thở
Nếu con bạn bị khó thở, thở hổn hển khi không tập thể dục, hoặc thở khò khè, hãy gọi bác sĩ của bạn. Khó thở kèm theo ho có thể do hen suyễn, một căn bệnh nghiêm trọng khác hoặc có vật gì đó bị mắc trong thực quản hoặc khí quản. Hãy kiểm tra màu da có bị xám nhợt nhạt hay không, kiểm tra lồng ngực xem da có bị lõm vào khi trẻ thở hay không.
3. Mất nước
Mất nước là do không uống đủ. Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động. Cơ thể có thể bị mất nước vì nôn mửa, tiêu chảy, không uống đủ và tập thể dục nặng mà không bù nước.
Những biểu hiện của trẻ là thờ ơ hoặc cáu kỉnh, đau đầu, không thể đi tiểu hoặc nước tiểu không trong, không có nước mắt khi khóc, da và môi khô. Cho trẻ uống bất cứ thứ gì trong khi bạn gọi bác sĩ.
4. Sốt
Sốt rất đáng sợ nhưng nó là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên nếu bé bị co giật và sốt, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu con bạn sốt nhưng vẫn hoạt động bình thường, đừng lo lắng. Hãy tiếp tục theo dõi các triệu chứng.
5. Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu
Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu cần tính đến bối cảnh. Nếu một đứa trẻ ngã /đập vào đầu và sau đó có một trong những triệu chứng này, cần gọi cho bác sĩ của bạn. Bị đánh vào đầu và sau đó nôn mửa, thay đổi thị lực hoặc tâm trạng, nhầm lẫn hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn, cần đến gặp bác sĩ ngay. Đây là những triệu chứng của chấn động.
6. Bé khóc không ngừng
Nếu trẻ khóc không ngừng, không muốn bế hoặc tiếng khóc nghe không ổn, đặc biệt nếu bị sốt hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Có rất nhiều lý do khiến trẻ khóc không ngừng. Trong khi chờ bác sĩ, hãy kiểm tra ngón tay và ngón chân liệu có gì quấn quanh hay không, mác quần áo cọ xát có thể khiến bé không thoải mái hay các nguyên nhân nhỏ khác.
7. Đi tiểu thường xuyên, giảm cân nhanh, hay khát nước và mệt mỏi
Nếu bé thường xuyên đi tiểu, khát nước quá mức, giảm cân nhanh với các triệu chứng mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường Loại 1. Vì đây là một bệnh rất nghiêm trọng do đó gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống có tác động sức khỏe lâu dài, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
8. Tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần
Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa một hoặc hai lần là bình thường. Tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần là triệu chứng của nhiễm trùng nghiêm trọng và dẫn đến mất nước. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu phân của trẻ có máu (màu đen hoặc vệt đỏ, đốm màu) hoặc mật (chất nhờn màu xanh lá cây) hay chất nhờn (chất nhờn màu trắng) hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Rất khó để nhận ra những dấu hiệu này nhưng đây là điều rất quan trọng./.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? Khi xuất hiện tình trạng bé bị ọc sữa và thở khò khè khiến không ít mẹ lo lắng liệu bé có thể bị mắc những bệnh về hô hấp hoặc liên quan đến dạ dày. Việc ọc sữa, nôn trớ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé biếng ăn hoặc thiếu chất, làm ảnh hưởng đến sức...