3 sếp lớn của Ngân hàng Phương Nam bất ngờ từ nhiệm
Cùng với việc 3 trong số 11 thành viên đương nhiệm xin tự nguyện rút lui thì cơ cấu cổ đông của ngân hàng cũng đã thay đổi khi gia đình ông Trầm Bê nắm giữ hơn 20% vốn, trong đó sở hữu của ông Trầm Trọng Ngân tăng mạnh từ 1,85% lên 4,42%.
Có 3 trong số 11 Thành viên HĐQT đương nhiệm của PNB muốn ra đi.
Ngân hàng TMCP Phương Nam ( Southern Bank – PNB) vừa công bố Tờ trình Đại hội đồng cổ đông về việc lấy ý kiến số lượng thành viên dự kiến được bầu, bổ sung Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2009-2014.
PNB cho biết, trong số 11 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2009-2011 của ngân hàng, có 3 người có nguyện vọng xin từ nhiệm vì lý do cá nhân, do vậy, HĐQT ngân hàng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông về việc miễn nhiệm 3 thành viên này dự kiến tổ chức vào tháng 4 tới.
Để đáp ứng yêu cầu công việc và nâng cao năng lực quản trị, PNB vẫn đề xuất bầu bổ sung 3 thành viên thay thế mới, giữ nguyên tổng số Thành viên HĐQT là 11 người.
Trong Tờ trình của PNB không nêu cụ thể về 3 người xin từ nhiệm Thành viên HĐQT. Trong cơ cấu Hội đồng quản trị của PNB hiện nay, ngoài ông Mạch Thiệu Đức nắm giữ vai trò Chủ tịch, có 1 Phó Chủ tịch thường trực là ông Trầm Trọng Ngân. Ngoài ra còn có 4 Phó Chủ tịch và 5 Thành viên HĐQT, 1 Thành viên HĐQT Độc lập.
Theo quy định tại Điều lệ của PNB và các văn bản pháp luật hiện hành, một trong những tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên HĐQT PNB phải là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của Ngân hàng.
Video đang HOT
Báo cáo quản trị năm 2012 của PNB, chỉ một số ít cá nhân có sở hữu trên 5% tại ngân hàng này tính đến 31/12/2012. Cụ thể, tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê là 8,36%, bà Trầm Thuyết Kiều sở hữu 7,36%. Tính chung cả gia đình ông Trầm Bê đang nắm giữ 20,14% vốn PNB.
Trong khi đó, các thành viên HĐQT được nhiệm, ông Mạch Thiệu Đức (Chủ tịch) sở hữu 0,8%; ông Trầm Trọng Ngân (Phó Chủ tịch thường trực) sở hữu 4,42%; bà Đào Thị Hồng Linh (Phó Chủ tịch) sở hữu 0,52%; ông Trịnh Phước Hiệp (Phó Chủ tịch) sở hữu 0,47%; ông Trần Hải Anh (Phó Chủ tịch) sở hữu 0,99%; ông Trương Ty sở hữu 0,6%; ông Nguyễn Ngọc Tuấn sở hữu 0,72%; ông Diệp Tấn Dũng sở hữu 1,6%; ông Nguyễn Văn Trinh sở hữu 0,14%.
Gia đình ông Trầm Bê đang nắm giữ trên 20% vốn ngân hàng Phương Nam.
Theo Dantri
Điện ngấp nghé tăng giá, chứng khoán rớt thảm
Thị trường chứng khoán giao dịch lình xình giữa bối cảnh EVN có khả năng tiếp tục tăng giá điện vì khô hạn. Nếu điện tăng giá sẽ gây áp lực không nhỏ lên chỉ tiêu lạm phát cả năm và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp.
Phiên giao dịch sáng 13/03, chứng khoán tiếp tục rớt thảm với mức giảm điểm tại VN-Index 2,44 điểm tương ứng 0,51% xuống 472,9 điểm; và tại HNX-Index là 0,81 điểm tương ứng 1,3% xuống 61,41 điểm.
Trước đó, đầu phiên, chỉ số sàn TPHCM đã có lúc tăng lên sát 479 điểm nhưng đến 10h30 hoạt động lình xình và để rớt điểm vào cuối phiên. Cùng với đó, tại nhiều mã cầu bắt đáy xuất hiện và dư mua giá sàn lớn.
Trong khi đó, thanh khoản hai sàn vẫn chỉ đứng ở mức hơn 700 tỷ đồng với 34,8 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trên HSX đạt 548,5 tỷ đồng và 27,2 triệu cổ phiếu chuyển nhượng trên HNX đạt 213,4 tỷ đồng.
Thị trường diễn biến thận trọng trong bối cảnh những lo ngại về tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu lạm phát cả năm ngày càng lớn.
Với việc khô hạn xảy ra phổ biến khiến trữ lượng nước dùng cho sản xuất thủy điện giảm, sản lượng điện sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sử dụng dầu FO và dầu DO vốn có giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với thủy điện. Điều này sẽ đẩy giá điện lên cao trong năm nay, dự kiến có thể sẽ tăng từ 10-15%. Qua đó, gây áp lực cho mục tiêu kiềm lạm phát ở mức dưới 6,8%.
Tình trạng giảm điểm tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Rổ VN30 chỉ có 4 mã tăng là KDC, CSM, PVD và HSG. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp (tính đến thời điểm hiện tại) CSM tăng giá bất chấp lình xình trên thị trường chung.
Các cổ phiếu có vốn hóa cao trong rổ này cầm cự tham chiếu: MSN, STB, VCB, VIC, VNM... Trong khi đó, BVH đánh rơi nỗ lực tăng điểm hôm qua, mất 2.000 đồng tương ứng 3,8%. GMD mất 1.100 đồng/cp tương ứng 3,4% sau 3 phiên tăng, 1 phiên tăng trần.
DPM, DRC, HPG mất giá khá mạnh, lần lượt 800 đồng và 900 đồng mỗi cổ phiếu. Với thông tin sáp nhập với Western Bank, PVF có 3 phiên tăng điểm liên tục nhưng sáng nay mất 300 đồng và dư mua sàn hơn 160 nghìn cổ phiếu.
Diễn biến tại HNX cũng không mấy khả quan khi chỉ có DBC, PVI và LAS tăng điểm, biên độ tăng mỏng chỉ đạt 100 hoặc 300 đồng/cp. Các trụ cột ACB, KLS, VND, SCR, VCG đều mất điểm.
Dư mua sàn xuất hiện lớn tại PVL với 206,6 nghìn cổ phiếu, tại DCS với 452 nghìn cổ phiếu và tại PVX tới 1.165 nghìn đơn vị.
Thanh khoản bất ngờ xuống thấp tại HNX30 khi mã khớp lệnh mạnh nhất là PVX chỉ có chưa đầy 4 triệu cổ phiếu giao dịch. SHB và SCR khớp chưa tới 2,7 triệu.
Vừa rồi, ngày 9/3, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 228 có hiệu lực vào ngày 1/7/2013, hướng dẫn Nghị định 58 của Chính phủ, cho phép thành lập quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Sản phẩm này sẽ giúp thị trường phát triển sâu hơn và tạo ra các kênh đầu tư trung hạn để hỗ trợ thị trường bất động sản. Tương tự quỹ ETF hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Theo Thông tư này, quỹ đầu tư bất động sản được thành lập dưới hình thức quỹ đóng và được phép mua và nắm giữ cổ phiếu của một công ty bất động sản có trên 100 cổ đông. Quỹ phải dành ít nhất 90% lợi nhuận để trả lợi tức hàng năm. Dù là thông tin tích cực song về ngắn hạn, điều này chưa tác động nhiều đến thị trường do những vấn đề liên quan đến tính khả thi.
Bằng chứng là tất cả những chứng khoán trong nhóm bất động sản đều kéo nhau mất giá sáng nay: QCG, REE, SAM, OGC... đều tạm ngừng giao dịch mức giá đỏ.
Hoạt động của khối ngoại khá tích cực với khối lượng giao dịch tại SSI đạt 635 nghìn đơn vị, tại VCG đạt 685 nghìn, tại HPG đạt 331 nghìn đơn vị và đạt trên 200 nghìn đơn vị tại PVD, STB, DPM, GMD, PVS và HSG. Một số mã khác thu hút sự tham gia của khối ngoại là VCB, HAG, OGC và VSH.
Theo Dantri
Doanh nghiệp bên vực phá sản có tên trong top... tăng trưởng nhanh nhất VN! Đứng thứ 30 trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2012, SME đang đứng trước nguy cơ buộc phải tạm dừng hoạt động vào tháng 4 tới sau khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, công ty bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và lãnh đạo bị bắt. SME đang đứng trước nguy cơ phải tạm dừng hoạt...