3 phút có ngay muối tắm cho da thêm sáng và mềm mịn
Muối tắm không những đơn giản, dễ làm, hiệu quả tốt mà chi phí cũng rất phải chăng.
Mùa hè, da thường nổi mụn do xuất hiện quá nhiều dầu hoặc bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông. Không những thế, ánh nắng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da sạm đi nhanh chóng trong mùa này. Vì vậy, để giữ cho da luôn mềm mại và sáng thì bạn không thể bỏ qua bước tẩy tế bào chết cho toàn bộ cơ thể. Và lúc này, bạn sẽ phải nhờ tới sự hỗ trợ của muối tắm.
Muối tắm là gì
Muối tắm không còn là khái niệm xa lạ với phái đẹp. Phương pháp làm đẹp này xuất hiện từ khá lâu nhưng mới trở nên phổ biến trong vài năm gần đây. Muối tắm có rất nhiều công dụng đối với làn da, bên cạnh việc làm sạch những tế bào chết trên da, nó còn có tính kháng khuẩn hiệu quả nên chúng sẽ phát huy tác dụng tốt đối với những người bị mụn. Không những thế, muối tắm còn điều tiết chất nhờn, làm săn da và giúp da thêm sáng, thúc đẩy tuần hoàn máu, tái tạo collagen, phục hồi những vùng da hư tổn. Thành phần của muối tắm chứa nhiều khoáng chất nên sẽ tốt cho da hơn so với những loại muối thông thường.
Thường thì các sản phẩm muối tắm được bán khá nhiều trên thị trường, bạn có thể tìm mua dễ dàng tại bất cứ siêu thị nào. Tuy nhiên, chị em cũng có thể tự làm muối tắm ở nhà, vừa là một cách để thư giãn, lại tiết kiệm chi phí.
Thông thường, khi tự làm muối tắm, bạn luôn phải kết hợp cùng những nguyên liệu thiên nhiên có tính dưỡng ẩm như dầu dừa, dầu olive cùng các loại nước trái cây để cung cấp độ ẩm thiết yếu cho da. Ngoài ra, một số tinh dầu như oải hương (lavender), bạc hà, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu gừng, hương thảo, nhũ hương… Sở dĩ người ta thường thêm tinh dầu vào muối tắm vì hương thơm của tinh dầu đem lại cảm giác thư thái, đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn, cảm thấy thoải mái.
Tuy nhiên, một số chị em vẫn thường nhầm lẫn giữa dầu và tinh dầu bởi chúng nghe thì có vẻ na ná giống nhau nhưng công dụng lại hoàn toàn khác.
Phân biệt dầu và tinh dầu:
- Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây, hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi. Tinh dầu thường được dùng để đốt, tạo hương liệu cho các sản phẩm, không dùng để bội trực tiếp lên da và cũng không ăn được.
- Dầu thực vật được chiết xuất từ thân, hạt hoặc cùi quả của một số loại cây có dầu như dừa, hướng dương, thầu dầu, jojoba… Dầu chiết xuất từ thực vật thường ở dạng lỏng hoặc dạng rắn. Dầu thực vật được dùng trong ngàng công nghiệp ăn uống và làm đẹp, có thể ăn được.
Cách làm muối tắm
Muối tắm oải hương:
Chuẩn bị: 1 thìa muối epsom, 1 thìa muối halit, 1/2 thìa muối kohsher, 1-3 thìa hoa oải hương khô, 1 thìa dầu dừa, 2-5 giọt màu (nên chọn loại màu được làm từ thực vật, không phải màu hóa học).
Bước 1: Đổ toàn bộ nguyên liệu vào một chiếc bát (cốc).
Bước 2: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu oải hương vào bát rồi đảo đều.
Video đang HOT
Sau khi đảo đều, bạn cho muối tắm vào lọ kín, để tủ lạnh dùng dần trong 1-2 tuần.
Vừa đơn giản mà lại tiện lợi, đảm bảo an toàn.
Muối tắm bạc hà:
Chuẩn bị: 2 thìa muối epsom, 2 thìa dầu thực vật, màu thực vật, tinh dầu bạc hà.
Bước 1: Đổ dầu thực vật vào muối.
Bước 2: Thêm màu thực vật và 3-4 giọt tinh dầu bạc hà rồi đảo đều.
Sau khi hoàn thành, muối tắm có màu sắc và hương thơm cực thư giãn, bạn bỏ lọ kín dùng dần.
Một số lưu ý:
- Khi tắm bằng muối tắm, không nên chà quá mạnh mà massage da thật nhẹ nhàng.
- Những vùng da có mụn, bạn không massage mà cho vài hạt muối tắm lên, chờ cho chúng tự tan ra.
- Tránh cho muối vào những vùng da có vết thương hở.
- Không tắm bằng muối quá 2 lần/ tuần. Sau khi tắm xong, ngay lập tức dùng các sản phẩm dưỡng ẩm.
Theo PNKV
Lợi ích tuyệt vời từ tinh dầu
Tinh dầu bạc hà được nhiều người ưu chuộng bởi những tác dụng tuyệt vời như tốt cho hệ tiêu hóa, chữa trị các bệnh đường ruột, cảm sốt, giúp long đờm, thông mũi, mát họng, giảm căng thẳng và mất ngủ, giúp lưu thông máu, làm tinh thần phấn chấn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau,làm đẹp da và trị gàu.
Tinh dầu là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm đẹp, thơm mát nhà cửa và nhiều ích lợi với sức khỏe.
Tinh dầu chanh
Nếu bạn có làn da nhờn, tinh dầu chanh là sự lựa chọn hoàn hảo để khắc phục tình trạng này. Chỉ cần cho 1 - 2 giọt tinh dầu chanh lên vùng da nhờn rồi chà xát một cách nhẹ nhàng. Các dưỡng chất bên trong tinh dầu sẽ làm chậm quá trình tiết chất nhờn lên làn da của bạn.
Tinh dầu oải hương
Bên cạnh tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, xoa dịu căng thẳng cho hệ thần kinh, tinh dầu hoa oải hương còn là kem dưỡng ẩm tuyệt vời. Chỉ cần thường xuyên thoa tinh dầu oải hương lên vùng da khô, bạn sẽ giúp làn da được bổ sung độ ẩm tốt hơn. Ngoài ra, thoa tinh dầu oải hương lên các vết sẹo cũng còn có tác dụng làm mờ sẹo.
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà được nhiều người ưu chuộng bởi những tác dụng tuyệt vời như tốt cho hệ tiêu hóa, chữa trị các bệnh đường ruột, cảm sốt, giúp long đờm, thông mũi, mát họng, giảm căng thẳng và mất ngủ, giúp lưu thông máu, làm tinh thần phấn chấn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, làm đẹp da và trị gàu.
Tinh dầu hương thảo
Đối với những ai bị ngứa da đầu do gàu, tinh dầu hương thảo là nguyên liệu tốt nhất để khắc phục vấn đề này. Chỉ cần thoa tinh dầu hương thảo lên da đầu, xoa bóp nhẹ nhàng trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể pha tinh dầu hương thảo với dầu gội đầu để làm sạch tóc, sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
Tinh dầu hoa cúc
Tinh dầu hoa cúc nổi tiếng với tác dụng xoa dịu thần kinh và gây cảm giác buồn ngủ. Do đó, khi bạn mất ngủ, hãy cho vài giọt tinh dầu hoa cúc vào bồn nước ấm để tắm, bạn sẽ có giấc ngủ ngon.
Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng nổi tiếng với đặc tính xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng,chống trầm cảm, chống viêm, diệt khuẩn, giải độc gan, làm đẹp da và giảm đau cơ bắp khi được dùng để xoa bóp cơ thể.
Tinh dầu tuyết tùng
Tinh dầu tuyết tùng có khả năng điều hoà các chức năng sinh lý, tăng cường sức đề kháng, duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, giảm mỏi mệt. Do có tính sát trùng mạnh nên công dụng nổi bật của tinh dầu tuyết tùng là điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm bàng quang và âm đạo. Ngoài ra, tinh dầu tuyết tùng còn được dùng để trị một số bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, các bệnh về viêm khớp, thấp khớp...
Tinh dầu hoa lài
Tinh dầu hoa lài giúp sát trùng vết thương và giảm đau. Với những ai khó ngủ, căng thẳng bởi công việc hằng ngày, tinh dầu hoa lài sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Tinh dầu hoa phong lữ
Phong lữ là một loại tinh dầu rất tốt để chăm sóc tóc và điều trị các bệnh về da. Nó có khả năng giữ ẩm cho da và tóc, tẩy sạch da. Ngoài ra, tinh dầu phong lữ còn giúp giảm stress, lo lắng, giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn và dễ chịu.
Tinh dầu trà
Tinh dầu trà nguyên chất nổi tiếng với khả năng chống khuẩn, chống nấm, được dùng rộng rãi để trị gàu, điều trị vết côn trùng cắn, bỏng da, nhiễm nấm và đặc biệt là trị mụn. Bạn có thể bôi trực tiếp tinh dầu lên đốm mụn, hoặc pha loãng trong gel nha đam dưỡng ẩm để giảm thiểu kích ứng, làm dịu và xẹp đốm mụn. Bạn cũng có thể hoà tan 1 - 2 giọt tinh dầu trà vào sữa rửa mặt để tăng cường hiệu quả trị mụn. Có thể chấm tinh dầu lên phần cổ, vai, lưng và da mặt nếu bạn thích.
Chú ý
Một số loại tinh dầu nếu không pha loãng sẽ không an toàn khi sử dụng. Do đó, trước khi dùng, nên kiểm tra phản ứng kích ứng da bằng việc thử một lượng nhỏ tinh dầu trên da tay. Ngoài ra, trước khi dùng, nên pha tinh dầu thật loãng với nước ấm hoặc với tinh dầu nền.
TheoBlogsuckhoe
Massage trả lại đôi chân khỏe khoắn Khi bạn bước đi, đôi chân phải chịu áp lực bằng gấp đôi trọng lượng cơ thể, vì vậy massage đúng cách để chân được phục hồi là rất cần thiết. Lợi ích của việc massage chân - Làm ấm và xóa tan đau nhức sau một ngày dài làm việc. - Kích thích máu lưu thông, tránh phù chân và nổi gân...