3 phương án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
Chiều ngày 21/9, tại TP Cần Thơ, Bộ Giao thông vận tải chủ trì buổi họp báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Đây là một trong hai tuyến cao tốc trục dọc trong khu vực ĐBSCL, nối vào hai tuyến cao tốc trục ngang, tạo kết nối qua hầu hết 13 tỉnh, thành trong vùng, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới và đầu mối giao thông trên địa bàn các tỉnh, kết nối thành phố trung tâm vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL với 5 tỉnh trong vùng.
Dự báo nhu cầu vận tải đường bộ giai đoạn 2025-2030 trên hành lang Cần Thơ – Cà Mau khoảng 30.000-41.000 xe quy đổi/ngày đêm, nhưng với năng lực các quốc lộ hiện có chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 27.800-30.600 xe. Từ những số liệu trên cho thấy, việc xây dựng tuyến cao tốc này là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trên hành lang vận tải Cần Thơ – Cà Mau.
Tại hội nghị, đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án.
Phương án thứ nhất, tổng mức đầu tư dự án là 46.200 tỷ đồng, tổng chiều dài 141km, ưu điểm là tiết kiệm tài nguyên đất do diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB) 750ha, thấp nhất trong 3 phương án do tận dụng được đường cũ; có cự ly kết nối đều vào các đô thị lớn ( TP Sóc Trăng 24 km, TP Bạc Liêu 25 km, TP Vị Thanh 35 km…); dễ thu hút lưu lượng vào đường cao tốc; có nhiều kết nối vào đường hiện hữu nên thuận lợi để phân loại đầu tư, thi công thuận lợi.
Phương án thứ hai có tổng mức đầu tư cao nhất 61.000 tỷ đồng, với chiều dài 138 km, diện tích GPMB 900 ha (lớn nhất); có cự ly kết nối khá đồng đều vào các đô thị lớn (TP Sóc Trăng 24 km, TP Bạc Liêu 25 km, TP Vị thanh 35 km…), dễ thu hút lưu lượng vào đường cao tốc, có nhiếu kết nối vào đường hiện hữu nên thuận lợi đầu tư, giải pháp thi công thuận lợi.
Còn phương án thứ ba, có tổng mức đầu tư 57.000 tỷ đồng, dài 124 km, diện tích GPMB 800 ha; kết nối gần về phía TP Vị Thanh (10 km) nhưng cách TP Sóc Trăng 41 km và TP Bạc Liêu 46 km và các đô thị khác. Phương án này khó thu hút lưu lượng vào đường cao tốc hơn, hướng tuyến cũng có ít kết nối vào đường hiện hữu, cần xây dựng đường công vụ khi thi công.
Video đang HOT
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật lưu ý việc lựa chọn phương án đầu tư phải theo tinh thần chỉ đạo tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ sau khi làm việc với các tỉnh thành ĐBSCL hồi đầu tháng 8/2020.
Với các địa phương, hạn chế tối đa việc phải thu hồi đất lúa vì đây là vùng vựa lúa của quốc gia, cần nghiên cứu kỹ, cụ thể, chi tiết hơn, phương án nào hiệu quả nhất cả về kinh tế, an ninh quốc phòng… để báo cáo có tính khoa học, thuyết phục cao nhất.
Mở lại đường bay với 6 nước, thực hiện cách ly thế nào với 5.000 khách nhập cảnh?
Với việc mở lại đường bay quốc tế với 6 quốc gia và dự kiến có khoảng 5.000 khách sẽ nhập cảnh trong tháng 9.
Việc cách ly sau khi nhập cảnh thực hiện như thế nào để không bùng phát dịch lần thứ 3 là câu hỏi dư luận quan tâm.
Dự kiến có khoảng 5.000 khách sẽ nhập cảnh trong tháng 9
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 mới diễn ra, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo lên Chính phủ từ ngày 3/9 về việc mở lại các đường bay quốc tế được đánh giá là có tính an toàn cao cũng như theo đề xuất của nước bạn. Chúng tôi có đề xuất 2 mốc là 15/9 mở lại đường bay quốc tế với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và ngày 22/9 dự kiến mở lại đường bay tới Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia.
Các đối tượng được Bộ GTVT kiến nghị gồm: Các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động công vụ, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài có nhu cầu về nước, công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài đang thực hiện các dự án tại Việt Nam.
Về quy định kiểm dịch, Bộ GTVT đã đánh giá trên cơ sở năng lực cách ly của các địa phương, đưa ra tần suất bay 1 tuần/chuyến/quốc gia và chuyến bay chiều ngược lại. Dự kiến có khoảng 5.000 khách sẽ nhập cảnh trong tháng 9.
Quy trình kiểm dịch hiện đã có nhiều văn bản của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đối với công dân Việt Nam, đối với các chuyên gia sẽ được áp dụng để đảm bảo chống dịch... Bộ GTVT đã thảo luận các nhà chức trách hàng không, các hãng bay... để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất như đã trình.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời báo chí tại buổi họp báo
Đại diện ngành Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: Dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và thống nhất mở lại đường bay quốc tế từ 15/9. Các phương án đã được bàn bạc rất kỹ lưỡng để bảo đảm an toàn cho người dân. Lực lượng quân đội có vai trò quan trọng trong việc cách ly. Bộ Y tế đã ban hành một loạt quy trình hướng dẫn cách ly từ gia đình, công xưởng, nhà máy, trường học, nơi công cộng...
"Chúng tôi tin tưởng sau khi mở lại đường bay quốc tế sẽ vừa bảo đảm an toàn cho người dân vừa bảo đảm phát triển kinh tế", Thứ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.
Phải có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin thêm, Thủ tướng đã giao Bộ GTVT chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tham mưu Thủ tướng quyết định vấn đề mở lại đường bay quốc tế. Việc mở đường bay thương mại quốc tế tới 6 quốc gia trên nguyên tắc là mở đường bay tới các nước đã kiểm soát bệnh tốt và tương đồng với chúng ta, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nước đó. Trên tinh thần thực hiện mục tiêu kép như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, chúng ta mở lại các đường bay một cách cẩn trọng, mở dần từng bước và đúc kết kinh nghiệm.
Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Chính phủ từ 3/9 nhưng hiện nay các bộ, ngành chưa có ý kiến về việc này và chưa đưa ra các giải pháp.
Theo Bộ trưởng, đây là giải pháp về ứng xử, mang tính chất có đi có lại với nước bạn theo nguyên tắc đối ngoại.
Ngoài chuyên gia, lao động, các cơ quan ngoại giao, người dân du lịch... chúng ta cũng sẽ phải tính toán đối tượng và tần suất bay, vừa làm vừa thí điểm sau đó mới nâng tần suất.
Về kiểm dịch, khách lên máy bay phải được xét nghiệm âm tính, sau khi nhập cảnh phải kiểm soát, cách ly. Câu chuyện đặt ra là phải tổ chức cách ly như thế nào? Nếu khách chỉ sang công tác 5 ngày mà chúng ta lại cách ly tới 14 ngày thì không ai sang nữa.
Bộ trưởng nói và cho biết: Vừa rồi, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã quyết định cho 1 trường hợp được nhập cảnh ngắn ngày. Cụ thể là, một vị Phó Chủ tịch của Tập đoàn Samsung sang Việt Nam công tác 5 ngày. Chúng ta không cách ly, nhưng bố trí khách ở tại khách sạn. Ngày thứ nhất chúng ta tiến xét nghiệm, sau khi cho kết quả âm tính đến ngày thứ hai mới để họ thực hiện các hoạt động công vụ theo lịch trình. Trong quá trình này vẫn bảo đảm các giải pháp về phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần...).
Dự kiến ngày 17-18/9 tới, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cũng sẽ sang thăm chính thức Việt Nam, nếu ta đặt vấn đề cách ly 14 ngày thì khách sẽ không sang nữa.
Qua đó, có thể thấy đây là vấn đề ứng xử có đi có lại giữa các quốc gia.
"Tới đây, Bộ GTVT cùng các bộ, ngành sẽ báo cáo Thủ tướng để có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng về việc cách ly hành khách sau khi mở lại đường bay quốc tế", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Chốt phương án đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu Chiều 3/9, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT-CTCP (TEDI) báo cáo Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành giảm áp lực cho Quốc lộ 51 hiện đang bước...