3 phụ nữ Trung Quốc giành nhau miếng thịt cuối cùng
Đoạn video ghi lại cảnh những phụ nữ Trung Quốc cố gắng giành miếng thịt lợn cuối cùng được giảm giá. Một số người đã cố gắng hòa giải nhưng không ai muốn thỏa hiệp.
Mời bạn xem clip:
Blue
Trung Quốc: Phụ nữ "chạy đua với đồng hồ sinh học" để sinh con thứ 2
Trong nhiều thập kỷ, chính sách một con của Trung Quốc giới hạn phụ nữ chỉ có một con. Vào năm 2016, Trung Quốc đã đưa ra chính sách hai con và giờ đây, nhiều phụ nữ lớn tuổi đang cố gắng "chạy đua với đồng hồ sinh học" của mình để sinh thêm con.
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc tìm đến bệnh viện sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để sinh thêm con
Cơ hội thành công giống như việc trúng xổ số
"Mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)" là một trong những từ khóa "hot" trên trang tìm kiếm Baidu của Trung Quốc. Với từ khóa này, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mô tả chi tiết quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, các bệnh viện ở Nga và Thái Lan quảng cáo rầm rộ dịch vụ này. Nhiều phụ nữ Trung Quốc kể chi tiết về trải nghiệm IVF trên các diễn đàn mạng.
Một người phụ nữ tên là Katherine kể rằng, cô đang nỗ lực để có thể mang thai ở tuổi 43. Katherine là mẹ của 2 cậu bé sinh đôi. Sau khi các con lớn và đến Anh học THPT, cô bắt đầu nghĩ đến việc sinh thêm em bé. "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, cơ thể có vấn đề nên không đến bệnh viện kiểm tra. Tôi dự định sẽ mang thai tự nhiên ở tuổi 40 nhưng không được.
Tôi quyết định đi kiểm tra và phát hiện ra có vấn đề với ống dẫn trứng. Bác sĩ đề nghị tôi thử IVF nhưng tôi từ chối. Sau cuộc phẫu thuật để giải quyết vấn đề này, 1 tháng sau, ở tuổi 41 tôi phát hiện mình có thai" - Katherine kể lại - "Gần 2 tháng sau khi mang thai, các bác sĩ cho biết, không nghe thấy tim thai và đề nghị tôi phải chấm dứt thai kỳ. Cả hai vợ chồng tôi cùng khóc và cảm thấy chán nản, thất vọng. Tôi đã uống một loại thảo dược Trung Quốc để giúp cơ thể phục hồi trong 8 tháng. Khi đi kiểm tra một lần nữa, tôi biết mình mắc "adenomyosis" - một vấn đề ảnh hưởng đến tử cung và thường xảy ra với phụ nữ trong những năm cuối kỳ sinh nở. Bác sĩ đề nghị tôi mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo".
"Nhiều phụ nữ tìm đến biện pháp hỗ trợ sinh sản là một trong những hậu quả của chính sách một con. Ngày càng nhiều phụ nữ tìm đến bệnh viện sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm do mốc thời gian sinh nở bị ngắt quãng quá lâu. Hơn 30% bệnh nhân của tôi tìm kiếm sự hỗ trợ để sinh con thứ hai, một số đã ngoài 40 tuổi. Càng lớn tuổi, họ càng muốn có hai con. Đây là xu hướng khá rõ ràng. Những người trẻ thường không muốn có hai con vì họ nghĩ đó là gánh nặng rất lớn".
Bác sĩ Peng Hongmei (Bệnh viện Đa khoa Quân đội Nhân dân Giải phóng, Bắc Kinh, Trung Quốc)
Liang Shuang (42 tuổi) cho biết, cô từng mang thai con thứ hai vào năm 2015 trước khi chính sách một con thay đổi. Cô đã phá thai vì sợ mất việc. Shuang hiện đang tiến hành IVF để sinh con thứ hai. "Theo lời bác sĩ, cơ hội thành công của tôi giống như việc trúng xổ số", Liang Shuang nói. Wang Zhili (44 tuổi) cho biết, cô cũng từng mang thai con thứ hai nhưng quyết định bỏ. Giờ đây, khi khối lượng công việc đã giảm, cuộc sống ổn định, cô cố gắng mang thai tự nhiên nhưng nhiều lần không thành công. "Nếu chính sách một con thay đổi sớm hơn, tôi đã có thể làm mọi việc khác đi. Tôi sẽ sinh em bé thứ hai ngay sau khi đứa con đầu lớn", Wang Zhili nói.
Tỷ lệ trầm cảm trong phụ nữ vô sinh cao hơn
Được biết, chính sách một con của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực vào năm 1979 và được thực thi trong hơn 3 thập kỷ. Đây được coi là một trong những chiến lược làm giảm sức ép về nhân khẩu học, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chính sách một con làm mất cân bằng giới tính và tuổi tác trên toàn quốc.
Chính phủ Trung Quốc quyết định thực hiện chính sách hai con vào năm 2016. Đối với một nhóm phụ nữ, chính sách hai con đã mở ra cánh cửa để họ có thể sinh thêm lần nữa. Cho đến nay, chính sách hai con vẫn chưa tạo ra sự phát triển dân số bền vững. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc vẫn còn dưới mức thay thế cần thiết để bù đắp cho dân số già. Nhiều phụ nữ cho biết, do việc sinh nở bị gián đoạn nên dù rất mong muốn nhưng họ không thể mang thai. Họ phải đối mặt với quyết định tìm đến sự hỗ trợ của khoa học hiện đại để mang thai - một quyết định đi kèm với chi phí tài chính và sự lo lắng, mệt mỏi.
Bệnh nhân thụ thai bằng phương pháp IVF chịu nhiều áp lực, không chỉ vấn đề kinh tế mà còn tình cảm. Khi chính sách hai con lần đầu tiên có hiệu lực, bác sĩ Peng Hongmei và các đồng nghiệp đã tiến hành khảo sát phụ nữ tại các bệnh viện phụ sản để tìm hiểu ý định sinh con thứ hai của họ. Một trong những phát hiện của nghiên cứu là phụ nữ vô sinh thứ cấp bày tỏ mong muốn lớn nhất là sinh con thứ hai. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ trầm cảm trong phụ nữ vô sinh cao hơn so với nhóm phụ nữ khác. Tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở phụ nữ trải qua các phương pháp điều trị IVF cao hơn so với những người sinh con tự nhiên.
(*) Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo anninhthudo
Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc nói không với kết hôn? Thế hệ trẻ Trung Quốc không vội vàng kết hôn là kết quả của những thay đổi lớn về mặt kinh tế và xã hội. Cô Lizzy Ran, 29 tuổi, một bác sĩ độc thân đến từ tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc, có thu nhập ổn định và thường dành thời gian rảnh với bạn bè hoặc lướt mạng tại nhà. Thế...