3 nước châu Âu bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông
Anh, Pháp, Đức ngày 16/9 gửi công hàm chung lên LHQ, phản bác các yêu sách phi lý về “đường cơ sở thẳng” và “quyền lịch sử” của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong công hàm, Anh, Pháp và Đức, còn gọi là Nhóm E3, nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là “khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương”, đồng thời nhấn mạnh rằng tính toàn vẹn của công ước cần được duy trì.
Nhóm E3 khẳng định các thành viên phải tôn trọng quyền đi qua vô hại, tự do hàng hải và hàng không được quy định trong UNCLOS, đặc biệt là ở Biển Đông. Ba nước cũng bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông.
Đá Subi của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ảnh: DigitalGlobe.
Công hàm chung của ba nước châu Âu khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là “đường cơ sở thẳng” xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và khái niệm “quyền lịch sử” mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông không dựa trên các quy định của UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên.
Video đang HOT
Theo đó, các điều khoản của UNCLOS đã định nghĩa đầy đủ và rõ ràng về cách xác định đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo. Bởi vậy, việc Trung Quốc, một quốc gia lục địa, đơn phương vẽ cái gọi là “đường cơ sở thẳng” ở quần đảo Hoàng Sa là “không có cơ sở pháp lý”.
“Những tuyên bố liên quan đến việc thực thi quyền lịch sử ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”, công hàm của Nhóm E3 nhấn mạnh.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 “rõ ràng đã xác nhận điểm này”, công hàm có đoạn.
Trung Quốc đơn phương vạch ra “đường lưỡi bò”, yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối c ảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông và đặt tên cho các thực thể.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc “Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy ‘chân lý thuộc về kẻ mạnh’”.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật quốc tế và UNCLOS, nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Phó Thủ tướng: Tuân thủ UNCLOS là đương nhiên với các nước thành viên, cả TQ
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định việc tuân thủ UNCLOS 1982 là điều đương nhiên với các nước thành viên của UNCLOS 1982.
Chiều 12/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp báo về kết quả Hội nghị BTNG ASEAN 53 và các Hội nghị liên quan.
Trả lời câu hỏi về phóng viên đề nghị cho biết Trung Quốc đã đồng ý tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ở Biển Đông hay chưa, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết:
"Vấn đề Biển Đông là vấn đề quan tâm chung và luôn là vấn đề được quan tâm tại các hội nghị ASEAN bởi Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, liên quan tới lợi ích của các nước ngoài khu vực và trong khu vực. Tại bất cứ hội nghị nào ở ASEAN, vấn đề Biển Đông cũng được nêu ra trên tinh thần xây dựng Biển Đông là một vùng biển hòa bình, ổn định và tự do hàng hải dưới biển cũng như trên vùng trời, cũng như kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Theo Phó Thủ tướng, các nước trong tuyên bố của mình tại hội nghị đều khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
"Các nước đều là thành viên của UNCLOS 1982, trong đó có cả Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN. Việc tuân thủ UNCLOS 1982 là điều đương nhiên với các nước thành viên của UNCLOS 1982", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Biển Đông trở thành vấn đề nóng được thảo luận tại AMM 53 và chuỗi các hội nghị liên quan. Vấn đề này cũng được đưa vào tuyên bố chung AMM 53.
Trong tuyên bố, các Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời công nhận những lợi ích của việc Biển Đông là một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, các bộ trưởng ASEAN kêu gọi kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, đồng thời tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp theo khuôn khổ luật quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi hoan nghênh sự tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm kiểm soát căng thẳng tại khu vực này.
Chúng tôi hoan nghênh việc tiếp tục cải thiện mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, và được khích lệ bởi những bước tiến trong các cuộc đàm phán thực chất nhằm sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất trong khung thời gian đã được hai bên nhất trí", tuyên bố nêu rõ.
Tòa án giúp bảo vệ luật biển quốc tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển được coi là mắt xích quan trọng trong hệ thống giúp giải quyết mâu thuẫn về cách diễn giải hoặc áp dụng UNCLOS. 168 thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) hôm 24 và 25/8 bỏ phiếu bầu 7 thẩm phán mới của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS),...