3 nhóm thuốc F0 không nên dự trữ, đây mới là 9 thứ cần chuẩn bị
Nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị là kháng sinh, kháng viêm và kháng virus.
“ Người dân không tự mua và dùng thuốc để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm”, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn khuyến cáo.
Từ ngày 5/1 đến nay, Hà Nội luôn ghi nhận số ca mắc vượt 2.500 ca/ngày và cũng dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm. Riêng ngày 10/1, TP thêm 2.832 ca, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch 4 là 73.790 trường hợp. Các chuyên gia đánh giá, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng.
Một thực trạng đáng lo ngại là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người dân đã tự ý mua và bổ sung các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, số ca mắc Hà Nội tăng cao, tại một số địa phương y tế cơ sở bị quá tải dẫn đến tình trạng một số F0 chưa tiếp cận được nguồn thông tin chính thống, do đó tìm cách “săn” các đơn thuốc trên mạng.
Thuốc được quảng cáo trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bị cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Bộ Y tế.
Về vấn đề này, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y, khuyến cáo, người dân tự ý mua, uống thuốc không theo hướng dẫn khuyến cáo của bác sĩ sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. TS.BS Tuấn cũng đưa ra lời khuyên cho người dân khi trở thành F1 hoặc F0. Theo đó, F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để đảm bảo cách ly và tự điều trị. Đó là:
1. Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…
2. Nhóm các thuốc chữa ho
3. Nhóm các thuốc tiêu chảy
4. Nước súc miệng
5. Cồn sát trùng
6. Các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần)
7. Các loại thuốc xịt mũi
8. Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho
9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải. Các loại này vô cùng quan trọng khi bạn bị sốt và đặc biệt khi nhiễm Covid-19. Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giữ cho bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và giúp chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn bên ngoài.
“Đây là các thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất kể lúc nào. Đặc biệt các triệu chứng của Covid lại thường xuất hiện vào ban đêm nên những thuốc này cần có để chúng ta có thể dùng ngay”, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.
TS.BS Tuấn cũng lưu ý, người dân cần dự phòng các thiết bị như: Nhiệt kế, máy đo SpO2, que test nhanh, khẩu trang, găng tay y tế và các máy theo dõi bệnh nền. Những vật tư này cần thiết để chúng ta tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị. Đó là thuốc: Kháng sinh, kháng viêm và kháng virus
“Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm”, BS Tuấn cho biết.
Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0 người dân cần chuẩn bị thêm: Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình); dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn; giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái; chỗ ở cách ly đảm bảo quy định; số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các phương tiện giải trí tại nhà ( game, phim ảnh, nhạc…) giúp đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái khi cách ly, điều trị tại nhà.
Người yêu thích cà phê càng yên tâm khi biết điều này
Thật không còn gì tuyệt vời hơn khi đồ uống mình yêu thích lại có thể góp phần nâng cao tuổi thọ.
Với 4 - 5 tách cà phê mỗi ngày, nam giới giảm được 12% nguy cơ tử vong sớm và nữ giới giảm được 16%.
Việc sống thọ và ít bệnh tật chắc chắn phải có cơ sở khoa học. Cơ sở khoa học ở đây bao gồm các yếu tố chống ô xy hóa, kháng viêm và chống lại các gốc tự do. Và cà phê có đầy đủ yếu tố để giúp kéo dài tuổi thọ, theo Express.
Các hợp chất hóa học tự nhiên trong hạt cà phê hòa vào nước, tạo nên điều kỳ diệu cho cà phê.
Nhiều hợp chất trong số này là chất chống ô xy hóa giúp chống lại căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể gây ra bởi các gốc tự do có hại.
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y học của Anh New England Journal of Medicine, xem xét việc uống cà phê và tỷ lệ tử vong.
Nghiên cứu đã theo dõi 229.119 nam giới và 173.141 phụ nữ, trong 12-13 năm.
Cà phê có thể giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kết quả cho thấy, những người uống nhiều cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn đáng kể.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí về phòng ngừa bệnh tim mạch của châu Âu - European Journal of Preventative Cardiology - đã nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa tiêu thụ cà phê và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và tử vong tổng thể.
Nghiên cứu đã theo dõi 508.747 nam giới và phụ nữ từ 20 đến 79 tuổi tham gia trong cuộc khảo sát về tim mạch ở Na Uy trong 20 năm.
Uống 4 - 5 tách cà phê mỗi ngày giúp nam giới giảm được 12% nguy cơ tử vong sớm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kết quả cho thấy, với 4 - 5 tách cà phê mỗi ngày, nam giới giảm được 12% nguy cơ tử vong sớm và nữ giới giảm được 16%, theo Express.
Ngay cả tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải, chỉ 1 tách mỗi ngày, cũng có thể làm giảm 5 - 6% nguy cơ tử vong sớm.
Xem xét cụ thể đến từng nguyên nhân gây tử vong, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người uống cà phê ít có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng, bệnh hô hấp, tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim, theo Express.
Nghiên cứu cũng nhận thấy, cà phê lọc tốt hơn nhiều so với cà phê không lọc.
Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ
Những lợi ích của cà phê đối với tuổi thọ rất có thể là nhờ vào các dưỡng chất thực vật polyphenol có trong cà phê.
Nhiều bài báo nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol chống lại chứng viêm trong cơ thể.
Chứng viêm này có thể gây ra hoặc được kích hoạt bởi các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư, theo Express.
Chăm sóc F0 trẻ em tại nhà, phát hiện sớm trở nặng Trẻ mắc Covid-19 theo dõi tại nhà có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau, giảm ho bằng các siro ho thảo dược, uống thêm dịch orezol, ăn nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu, đo SpO2 thường xuyên. Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, lưu ý trẻ dùng thuốc hạ sốt giảm đau...