3 nhóm giải pháp để đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong khu công nghiệp, khu cách ly tập trung tại Đồng Nai
Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 10/7, Tổ hỗ trợ công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong buổi sáng ngày 10/7, đoàn công tác do Ông Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Công ty TNHH Kureha, Công ty Cổ phần Trung Đông và các khu cách ly tập trung tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra tại Đồng Nai
Cùng ngày, đoàn kiểm tra đi đến khu cách ly trường mầm non Sơn Ca, huyện Tân Phú. Đoàn đánh giá khu cách ly đã tương đối đáp ứng các quy định trong Quyết định 878/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 12/3/2020.
Qua buổi làm việc với các đơn vị, Tổ công tác đã đưa ra những giải pháp đáp ứng công tác an toàn phòng COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu cách ly tập trung.
Thứ nhất, đối với hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm, địa phương cần sớm có kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm nhanh và tổ chức lấy mẫu cho công nhân theo đúng quy định trong quyết định 2787/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Thứ hai, đối với hoạt động phòng, chống dịch trong khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện Tân Phú: cần giám sát, điều tiết/phân luồng cho đối tượng cách ly, tránh tập trung đông người gây lây nhiễm chéo; Bổ sung nhiệt kế theo dõi nhiệt độ cho đối tượng cách ly hoặc cho từng phòng để tự theo dõi sức khỏe, giảm thiểu tiếp xúc của nhân viên y tế với các đối tượng cách ly, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; Hạn chế nhận đồ tiếp tế từ bên ngoài, gây phát sinh lượng lớn chất thải nguy hại cần phải xử lý và tránh liên quan đến an toàn thực phẩm; Trang bị thêm loa cầm tay cho khu cách ly để tiện thông báo, nhắc nhở trong khu cách ly.
Ngoài ra, Tổ công tác đã đề nghị với Ban chỉ đạo huyện Tân Phú Thành lập các tổ COVID cộng đồng và tổ giám sát khu cách lý để kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 hàng ngày và báo cáo về Ban chỉ đạo; xây dựng kịch bản phòng, chống dịch của huyện để đáp ứng trường hợp số lượng người nhiễm COVID tăng lên; bổ sung nâng cao năng lực xét nghiệm COVID, cần thiết có thể có phương án huy động tất cả các phòng khám tư nhân trong huyện; tổ chức tập huấn theo quyết định 2787/QĐ-BYT về việc Đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, do đặc thù địa lý, huyện Tân Phú cần thực hiện theo công văn 5389/BYT-MT về việc tiếp nhận người từ TP.HCM về địa phương.
Thứ ba, đối với hoạt động phòng, chống dịch trong cơ sở sản xuất kinh doanh: các công ty được kiểm soát cần xây dựng lại kế hoạch, phương án phòng, chống COVID-19 chi tiết đối với những tình huống cần xử trí khi có trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; cần kiểm soát các xe chở nguyên vật liệu, chở hàng và cung cấp thực phẩm tới công ty; có phương án cho công nhân ở lại công ty khi có dịch xảy ra để giảm nguy cơ “đứt gãy” sản xuất, khi đó, công ty cần bố trí chỗ nghỉ cho người lao động ở lại trong công ty và thiết lập các công trình vệ sinh di động, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người lao động; thực hiện xét nghiệm cho người lao động theo Quyết định 2787/QĐ-BYT. Ưu tiên nhóm các đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên bếp ăn, bảo vệ và người lao động ở trọ; tổ chức ký cam kết với 100% người lao động trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, khu cách ly tập trung, Tổ công tác đề nghị đối với Ban chỉ đạo tỉnh thành lập các tổ kiểm tra khu cách ly tập trung, khu công nghiệp hàng ngày và có báo cáo kết quả thực hiện về BCĐ tỉnh. Hỗ trợ, bổ sung phương tiện vận chuyển mẫu xét nghiệm, phục vụ hoạt động xét nghiệm cho các khu vực miền núi, vùng sâu/vùng xa trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện tốt công tác xét nghiệm nhanh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch sớm tổ chức tập huấn về lấy mẫu xét nghiệm nhanh và thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Video đang HOT
'Dứt khoát không để dịch lây lan trong khu công nghiệp ở Đồng Nai'
"Tỉnh dứt khoát không để lây lan dịch tại khu công nghiệp và đứt gãy các chuỗi cung ứng. Phải nghiên cứu phương án vừa cách ly, vừa sản xuất tại nhà máy", Thủ tướng yêu cầu.
Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và công tác kiểm soát dịch Covid-19.
Sau thời gian khá dài không ghi nhận ca mắc Covid-19, đến sáng 27/6, Đồng Nai đã ghi nhận 10 ca F0 liên quan đến ổ dịch tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM).
"Tỉnh dứt khoát không để lây lan dịch tại khu công nghiệp và đứt gãy các chuỗi cung ứng. Phải nghiên cứu phương án vừa cách ly, vừa sản xuất tại nhà máy", Thủ tướng yêu cầu.
Nhiều nguy cơ do gần TP.HCM
Thủ tướng đánh giá mối quan hệ giữa Đồng Nai với TP.HCM và các tỉnh miền Đông rất chặt chẽ, xung quanh diễn biến phức tạp thì tạo áp lực cho tỉnh.
Báo cáo Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cho biết toàn tỉnh có 1 triệu công nhân, nhưng 700.000 trong số đó là người ngoài tỉnh đến làm việc. Có công ty 40.000 công nhân, đa số ở các khu trọ.
Đặc biệt, mỗi ngày có 6.000 người từ TP.HCM đến Đồng Nai làm việc và 5.000 người từ Đồng Nai đến TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai chiều 27/6. Ảnh: Phạm Ngôn.
"Sáng nay, tỉnh Đồng Nai đã cho phong tỏa tạm thời một khu phố có ca bệnh liên quan đến chợ đầu mối Hóc Môn. Dự kiến ngày mai, Đồng Nai sẽ ban hành chỉ thị tăng cường xét nghiệm cho công nhân từ tỉnh này đến TP.HCM, Bình Dương làm việc", ông Cường cho biết.
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng tại TP.HCM, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai chia sẻ rằng bản thân ông đã dự tính dịch Covid-19 sẽ đến Đồng Nai trong tuần tới. Tuy nhiên, các ca F0 đã được phát hiện vào cuối tuần, sớm hơn dự kiến.
Tham dự cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đưa ra cảnh báo: "Từ 10 trường hợp liên quan đến chợ đầu mối Hóc Môn sẽ còn phát sinh nhiều trường hợp khác".
"Phải căn cứ tình hình dịch tễ"
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo diễn biến dịch Covid-19 tại Đồng Nai có chiều hướng tăng và phức tạp hơn. Địa phương này cần xác định rõ khó khăn để chuẩn bị tâm thế, cách làm. Đồng thời, tỉnh vẫn phải phấn đấu để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Đồng Nai cần căn cứ tình hình cụ thể để lựa chọn ưu tiên chống dịch hay phát triển kinh tế - xã hội. Phải xác định được ưu tiên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
"Tôi đề nghị Đồng Nai kiên quyết thực hiện bằng được nhiệm vụ kép. Nhưng cần căn cứ tình hình cụ thể để lựa chọn ưu tiên chống dịch hay phát triển kinh tế - xã hội. Phải xác định được ưu tiên", Thủ tướng yêu cầu.
Đề cập đến việc Đồng Nai từng bắt người về từ TP.HCM phải cách ly 21 ngày, Thủ tướng nhận định địa phương đã "hoảng hốt, lo sợ", đưa ra giải pháp không phù hợp rồi phải rút lại.
"Phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội phải căn cứ vào tình hình dịch tễ. Phong tỏa rồi thì phải thần tốc xét nghiệm. Thiếu nhân lực thì Bộ Y tế sẽ bổ sung", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai phong tỏa, cách ly phải căn cứ trên tình hình dịch tễ. Ảnh: Phạm Ngôn.
Tương tự như gợi ý cho TP.HCM và Bình Dương, Thủ tướng cho rằng Đồng Nai có thể thí điểm cách ly F1 tại nhà thay vì cách ly tập trung ở các cơ sở không đảm bảo, dẫn đến lây nhiễm chéo. Ông nhắc nhở cách ly tại nhà nhưng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện của Bộ Y tế.
Trong tình hình diễn biến phức tạp, Thủ tướng nhắc lại tinh thần chống dịch là chuyển trạng thái từ phòng ngự sang tấn công, thực hiện xét nghiệm thần tốc, cách ly nhanh, điều trị tích cực và sớm ổn định tình hình.
Đánh giá Đồng Nai có vị trí rất chiến lược đối với khu vực và cả nước về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, Thủ tướng tin tưởng hệ thống chính trị cơ sở của địa phương này làm tốt thì mọi việc sẽ trôi chảy.
Dồn mọi nguồn lực để bảo vệ khu công nghiệp
"Chúng ta giữ được Đồng Nai yên ổn trong thời gian khá dài. Tuy nhiên, hiện nay tình hình thay đổi. Đồng Nai chịu ảnh hưởng trực tiếp từ TP.HCM", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định tại cuộc họp.
Chia thật nhỏ sẽ quản được tốt. Làm vậy để khi dịch xảy ra ở điểm nào thì ngắt được điểm đấy.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng Đồng Nai phải luôn đặt mình trong trạng thái báo động cao, có tâm thế để chủ động ứng phó nhưng không hoang mang lo lắng.
Tỉnh Đồng Nai cần chuyển sang trạng thái chủ động, tấn công dịch. Mục tiêu quan trọng trước mắt là dồn mọi nguồn lực để bảo vệ khu công nghiệp và công nhân.
"Như chúng ta biết ở Bắc Giang dịch lây rất mạnh trong khu công nghiệp, rất khó khăn trong dập dịch. Đề nghị tỉnh yêu cầu các khu công nghiệp có kế hoạch phòng, chống dịch, chủ động nắm chắc tình hình", ông Long phát biểu.
Đồng Nai là địa phương thứ 3 Thủ tướng tới làm việc trong chuyến làm việc với 3 tỉnh Đông Nam Bộ. Ảnh: Phạm Ngôn.
Cụ thể, tỉnh phải có biện pháp bảo vệ bằng được công nhân ở nơi cư trú. Trong các phân xưởng, cần chia nhỏ hoạt động sản xuất. Thay vì dây chuyền mấy trăm người, chia ra 30 người/nhóm.
"Chia thật nhỏ sẽ quản được tốt. Làm vậy để khi dịch xảy ra ở điểm nào thì ngắt được điểm đấy. Nhà ăn đông, công nhân xếp hàng dài, lại thông khí kém thì không đảm bảo được", lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý.
Ông Long đề nghị tỉnh thành lập các tổ Covid-19 do công nhân tự quản để kiểm tra, nhắc nhở phòng dịch. Cùng với việc áp dụng bộ xét nghiệm nhanh để truy vết thần tốc, tổ này sẽ được tập huấn để tự xét nghiệm cho công nhân.
Chặn dịch vào khu công nghiệp TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vào các khu công nghiệp ở TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam là rất lớn. "Tình hình dịch tại phía Nam, đặc biệt ở các địa phương như TP HCM, Bình Dương và một số tỉnh khác khiến Bộ Y tế rất lo ngại", Bộ trưởng Long...