3 nhà đầu tư tranh nhau mua đấu giá cổ phần Saigonbank
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), có 3 cá nhân đăng ký mua cổ phần Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương ( Saigonbank) do CTCP Điện tử Biên Hòa (Belco) nắm giữ.
Cụ thể, 3 nhà đầu tư cá nhân đã đăng ký mua tổng cộng 3,7 triệu cổ phiếu SGB do Belco nắm giữ. Thời gian tổ chức đấu giá chính thức vào ngày 10/1 sắp tới.
Trước đó, Belco đăng ký thoái toàn bộ 1.5 triệu cp SGB của Saigonbank với giá khởi điểm là 20.204 đồng/cp để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Theo mức giá đưa ra, dự kiến Belco sẽ thu về hơn 30 tỷ đồng.
Saigonbank có gì để 3 nhà đầu tư cá nhân tranh nhau đấu giá?
Saigonbank hiện đang gặp khó khăn trong tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế đạt 198 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2019. So với các ngân hàng khác, đây là mức lợi nhuận quá nhỏ.
Bên cạnh đó Saigonbank cũng yên ổn sau loạt xáo trộn của vấn đề nhân sự. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra tháng 10/2019, ông Vũ Quang Lãm chính thức được bầu là Chủ tịch HĐQT Saigonbank nhiệm kỳ 2019 – 2024 sau hơn cả năm không có nhân sự chủ chốt ngồi ghế “ nóng”.
Video đang HOT
Với những biến động như vậy, nhiều cổ đông đã thoái vốn khỏi Saigonbank. Tháng 3/2019, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) tổ chức bán đấu giá thoái vốn hơn 15 triệu cổ phần, tương đương 4,91% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại Saigonbank và thu về hơn 305 tỷ đồng.
Tháng 11/2017, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã bán đấu giá thành công 13,2 triệu cổ phần Saigonbank với giá đấu thành công bình quân lên tới 20.100 đồng/cp.
Cổ đông lớn nhất của Saigonbank là Văn phòng Thành ủy TP.HCM nắm hơn 18% vốn. Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận và Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa cùng nắm hơn 16%, kế đến Saigon Petro với tỷ lệ sở hữu hơn 14%. Bốn đơn vị này đang nắm giữ hơn 65% vốn của Saigonbank.
Chưa kể thách thức đặt ra cho nhà băng này khá nặng trong năm 2020 khi phải đưa cổ phiếu SGB niêm yết trên sàn chứng khoán, nghĩa là niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), mà không còn được đăng ký giao dịch trên UPCoM. Trong khi hiện tại, Saigonbank chỉ giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC).
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
"Cửa thoát hiểm" nào cho ngân hàng "lỡ nhịp" Basel II?
Những ngân hàng thương mại chưa đáp ứng chuẩn Basel II theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, sẽ phải làm gì sau thời hạn 1/1/2020?.
PGBank là ngân hàng vốn nhỏ chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng, đang chờ sáp nhập vào HDBank
Điểm mặt các "ông vốn bé"
Hiện còn khá nhiều ngân hàng thương mại có vốn điều lệ chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng), trong đó có 2 ngân hàng được NHNN mua lại "0 đồng" là CBBank (3.000 tỷ đồng) và GPBank (3.018 tỷ đồng). Ngoài ra, một số ngân hàng khác có vốn điều lệ xoay quanh mức 3.000 tỷ đồng gồm PGBank, Saigonbank, BaoVietBank, Kienlongbank...
Sự phân hóa về quy mô vốn trong hệ thống ngân hàng thể hiện rõ khi tổng số vốn điều lệ của 11 ngân hàng nhỏ nhất cộng lại cũng chưa bằng Vietcombank hay VietinBank. Và điều đáng lo ngại hơn là những ngân hàng nhỏ ngày càng có ít cơ hội tăng vốn hơn cả khi hoạt động kinh doanh không có sự đột phá, không có sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.
Ngày 1/1/2020 là thời hạn cuối mà các ngân hàng phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Ngoài BIDV có kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài, các ngân hàng khác đều có kế hoạch tăng vốn chủ yếu từ chia cổ tức bằng cổ phiếu và huy động trái phiếu, nhưng gặp không ít khó khăn.
Với những ngân hàng lớn, hay một số ngân hàng có tình hình tài chính khả quan, mức tăng trưởng tốt thì cổ đông sẵn sàng đồng thuận với kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu. Đặc biệt, với các ngân hàng trả cổ tức sòng phẳng, thì cổ đông sẵn sàng bỏ tiền đầu tư mua thêm cổ phần. Tuy nhiên, những ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn.
M&A có phải là phương án cuối cùng?
Ông Nguyễn Tiến Đông- Nhà đầu tư trên sàn MBS cho biết, khi không còn nhìn thấy lợi ích ở ngân hàng, cổ đông cũng không mặn mà bỏ vốn đầu tư, nhất là khi thị trường đang có nhiều kênh sinh lời hấp dẫn hơn là đầu tư vào các ngân hàng nhỏ. Hơn nữa, Thông tư 41/2016/TT- NHNN có những quy định chặt chẽ hơn về dòng vốn, sẽ không còn hiện tượng "vốn ảo", mà đòi hỏi phải có "cần tiền tươi thóc thật" sẽ đẩy các ngân hàng nhỏ vào thế khó.
Trước mắt, nếu các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Các chuyên gia cho rằng, đó chỉ là "lối thoát" tạm thời, bởi việc thực hiện theo chuẩn Basel II là yêu cầu bắt buộc để tiến tới áp dụng chuẩn Basel III. Do đó, các ngân hàng nhỏ buộc phải tìm cách đáp ứng chuẩn Basel II.
Nếu những ngân hàng nhỏ không đáp ứng được các tiêu chí để đáp ứng chuẩn Basel II, sẽ phải "bán mình cứu lấy ngân hàng" bằng phương án sáp nhập như PGBank đã ký thỏa thuận sáp nhập vào HDBank. Tuy nhiên, phương án này cũng không dễ thực hiện với PGBank khi ngân hàng này đã "lận đận" trong thương vụ M&A với Vietinbank, rồi đến HDBank, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Hà Phương
Theo enternews.vn
Vinhomes chi hơn 5.500 tỷ đồng, mua xong 60 triệu cổ phiếu quỹ Số tiền mà Vinhomes đã bỏ ra ước tính xấp xỉ tới 5.520 tỷ đồng. Thống kê của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM cho biết, CTCP Vinhomes đã hoàn tất mua 60 triệu cổ phiếu quỹ, trong đó, riêng 30 triệu cổ phiếu đã được doanh nghiệp bất động sản này mua thỏa thuận từ một nhà đầu tư nội hôm...