3 nguyên tắc để không đạp nhầm chân ga với chân phanh
Để khắc phục tình trạng đạp nhầm chân ga, dưới đây là những nguyên tắc cơ bản nhất mà các tài xế nên nắm rõ, đặc biệt là những tài xế mới.
Nguyên tắc 1: Chân không rời sàn
Đối với việc khắc phục lỗi đạp nhầm chân ga thì giữ tư thế lái, đặt chân “chuẩn chỉ” là điều vô cùng cần thiết. Ngay khi vào xe, tài xế cần cân chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, dễ dàng điều khiển chân phanh, ga, thắng tay, cần số. Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp đôi chân linh hoạt, không bị “cứng” khi xử lý các tình huống.
Đối với việc khắc phục lỗi đạp nhầm chân ga thì giữ tư thế lái, đặt chân “chuẩn chỉ” là điều vô cùng cần thiết
Tiếp theo đó, tài xế cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.
Video đang HOT
Nguyên tắc 2: Rời chân ga – rà chân phanh
Khi đã giữ vững gót chân xuống sàn đồng nghĩa với việc tài xế đã luôn có một vị trí chuẩn để thao tác theo thói quen. Tuy nhiên, tư thế này vẫn có thể bị nhầm lẫn với lái mới dù gót chân đã để thẳng hàng với bàn đạp phanh. Để hạn chế tối đa nhầm lẫn thì một thói quen tốt là rất quan trọng.
Thói quen tốt ở đây chính là “rời chân ga – rà chân phanh”. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga. Trong bất kỳ tình huống nào, thậm chí với cả xe số sàn (MT) thì hành động này đều có tác dụng, khi đã hình thành được thói quen đồng nghĩa với việc rủi ro đạp nhầm chân ga đã được giảm xuống mức thấp nhất.
Thói quen tốt ở đây chính là “rời chân ga – rà chân phanh”
Nguyên tắc 3: Dừng, đỗ đúng cách
Đối với tình huống dừng, đỗ xe thì thao tác tay lại quan trọng không kém với thao tác chân trong việc hạn chế lỗi đạp nhầm chân ga. Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe (chờ đèn đỏ, hỏi đường) thì chuyển về N và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa thãi vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên cài số P và kéo phanh tay. Ngoài ra, giữ thói quen vần vô lăng đánh lái vào lề đường khi đỗ xe trên những địa hình dốc cũng rất quan trọng để tránh việc xe lao ra đường hoặc trôi quá xa trong trường hợp bị tuột dốc.
Với nguyên tắc này, việc tập thành thói quen là rất quan trọng. Nó giúp tài xế an toàn hơn và tránh những va chạm đáng tiếc liên quan đến nhầm lẫn chân ga và phanh. Để đảm bảo phanh tay hoạt động bền bỉ, việc đưa cần số về nấc D và thả phanh tay cũng nên được “rèn” thành thói quen để tránh trường hợp phanh bị “mòn”.
Lái xe đường đèo dốc cần lưu ý gì?
Trong các dịp nghỉ Lễ dài ngày, nhu cầu người đi du lịch trải nghiệm, cũng như về quê ở vùng núi cao thường tăng lên khá nhiều. Do đó, các tài xế cần chú ý khi lái xe trên các con đường đèo dốc để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Lái xe lên dốc đèo cần đi số thấp và giữ vận tốc vừa phải. Ảnh minh họa
Trước khi thực hiện các chuyến đi, các tài xế cần kiểm tra tất cả những bộ phận quan trọng trên xe: dầu máy, các lốp xe, đèn chiếu sáng, chân phanh, chân côn, chân ga... Nếu cần thiết, hãy thay thế các bộ phận đã bị hỏng hoặc quá cũ. Trước khi lái xe lên đường đèo, tài xế cần chú ý đổ đầy nhiên liệu cho xe, vì sẽ là thảm họa khi đang đi đường dốc mà xe hết xăng, dầu.
Khi bắt đầu đi lên đường đèo dốc, các tài xế nên chú ý đi với số thấp và giữ vận tốc vừa phải và ổn định; nếu cần cắt côn, chuyển số trên các xe số sàn, tài xế cần chú ý thực hiện dứt khoát để tránh mất động năng.
Khi đổ đèo, mọi việc sẽ khó khăn hơn, đặc biệt đối với các đẻo dài và có nhiều khúc cua liên tục. Cũng giống như khi đi lên dốc, tài xế cũng nên sử dụng số nhỏ khi đổ đèo và xuống dốc, điều đó sẽ giúp kiểm soát tốt hơn, và sẽ sử dụng được động cơ để phanh, nhất là với các mẫu xe trang bị hộp số sàn. Khi đó, động cơ sẽ góp phần vào kìm hãm tốc độ, không cho xe đi quá nhanh.
Nguyên tắc cần phải nhớ khi đi đường đèo dốc là lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Ảnh min họa
Nguyên tắc bất di bất dịch khi đi đường đèo dốc là lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (số 0). Nhiều tài xế nghĩ đi bằng số 0 sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, xuống dốc bằng số mo tác hại khôn lường vì lúc xuống dốc dễ trơn trượt, khả năng căn đường kém, phanh không hiệu quả dễ dẫn đến tai nạn. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạy khi cần giảm số để tiếp tục bò lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở "mo" làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp chở nặng.
Tài xế cũng nên sử dụng phanh bằng động cơ thường xuyên để không phải rà phanh quá nhiều, vì điều đó có thể làm quá nhiệt khiến phanh bị cứng dẫn đến không thể sử dụng được. Và trên hết, cần chú ý không được chuyển xe về số N (chuyển về số "mo") hoặc cắt côn khi đang xuống dốc; điều đó sẽ khiến tài xế sẽ rất khó kiểm soát xe. Nhiều người nghĩ việc này sẽ giúp tiết kiệm thêm chút nhiên liệu, nhưng thực tế chẳng thể bù được sự nguy hiểm mà nó mang lại.
Để giúp cho việc đổ đèo an toàn hơn, nhiều mẫu xe mới còn được trang bị hệ thống hỗ trợ đổ đèo giúp xe xuống dốc từ từ một cách an toàn mà tài xế không cần xử lý quá nhiều. Khi được kích hoạt, hệ thống hỗ trợ đổ đèo sẽ tự động phanh, kết hợp cùng các cảm biến để duy trì tốc độ cố định; đồng thời, giữ cho lốp xe có độ bám đường tốt hơn.
Ngoài ra, các tài xế cũng nên chú ý khi vượt xe trên các đoạn đường hẹp và nguy hiểm này vì họ sẽ không có đủ tầm nhìn. Trước khi vượt, hãy quan sát phía trước xem có đủ chiều dài, rồi ra tín hiệu cho phương tiện đi cùng chiều, và chuyển số phù hợp để vượt.
Xe độc Toyota Camry 2009 'số sàn' tại Việt Nam Toyota Camry 2009 - mẫu xe phổ biến tại Việt Nam nhưng tất cả đều là xe sử dụng hộp số tự động. Phiên bản nhập từ Úc sử dụng 5 số tay (MT) được xem là xe độc, từng có thời gian phục vụ cơ quan ngoại giao. Toyota Camry 2009 phiên bản số sàn từng nhập về Việt Nam để phục...