3 nguyên nhân khiến một gia đình không giàu lên nổi…
Sau lưng một đứa trẻ ưu tú, lúc nào cũng là một gia đình biết cách giáo dục tốt. Nếu vì thương con mà nuông chiều và không dạy dỗ trẻ cẩn thận khi còn nhỏ, rất có thể sẽ khiến trẻ trở nên hư hỏng, bất cần khi trưởng thành.
Người xưa có câu: “Đạo đức lưu truyền, gia phong tốt đẹp, ba đời an ổn!”
Nếu chỉ dựa vào việc truyền lại của cải cho đời sau kế thừa, chưa chắc sẽ giữ được giàu có cả ba thế hệ. Thế nên, chỉ những gia đình nào dựa vào việc kế thừa đạo đức mới có thể duy trì sự thịnh vượng lâu dài.
Nếu nội bộ gia đình lục đục, gia phong bất hòa, gia đình đó rất dễ suy tàn.
Một gia đình rất khó phát đạt nếu xuất hiện 3 hiện tượng sau:
1. Gia đình không hòa thuận
Sống chung một nhà, nếu các thành viên không hiểu nhau. Khi gặp sự cố, tai nạn chỉ biết cãi vã, dùng thái độ gay gắt đối chọi, tranh giành, hoặc thậm chí xảy ra những sự phân tranh giữa “mẹ chồng nàng dâu”, chắc chắn sẽ khiến không khí trong nhà không còn đầm ấm, hạnh phúc được nữa.
Trong “Household Maxim” có câu:
“Hãy tránh tranh chấp ở nhà, vì tranh chấp có thể trở nên gay gắt. Gặp chuyện còn nói nhiều, lời thừa dễ sai.”
Nếu có quá nhiều cuộc cãi vã, tai họa sẽ không còn xa.
Tháng trước, tôi có xem một tin tức:
Có hai vợ chồng nọ vì chuyện vặt vãnh mà cãi nhau. Người vợ giận dữ xé quần áo của mình, người chồng nóng nảy dùng lửa đốt luôn quần áo vợ. Lửa lan ra đến tủ quần áo liền bốc cháy. Hôm đó khiến 20 hộ gia đình xung quanh phải sơ tán từ sáng sớm.
Sự bất hòa trong gia đình chính là một liều thuốc độc.
Video đang HOT
Hai vợ chồng trẻ dẫn con mua đồ trong siêu thị. Bởi vì mâu thuẫn trong vấn đề lựa chọn nhãn hiệu kem đánh răng mà hai người cãi nhau. Lúc đầu, cả hai còn nhỏ tiếng, nhưng dần dần giọng hai người càng lúc càng lớn.
Người phụ nữ tức giận vì cô chọn loại kem đánh răng rẻ, dễ sử dụng để tiết kiệm kinh tế cho gia đình. Vậy mà chồng cô cứ đòi mua loại tốt mới chịu.
Đứa trẻ đứng cạnh xe đẩy hàng, nhìn cha mẹ cãi nhau mà bật khóc.
Dù chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng, còn khiến trẻ con dễ suy nghĩ nhiều, lo lắng sớm.
Có một độc giả từng nói với tôi: Đa số những người lấy chồng muộn, phần lớn đều do họ trưởng thành từ những cuộc cãi vã của cha mẹ, không ai chỉ họ cách giải quyết các mối quan hệ trong gia đình. Vì vậy, theo bản năng, họ sợ hãi và trốn tránh trong hôn nhân.
2. Nuông chiều con cái
Sau lưng một đứa trẻ ưu tú, lúc nào cũng là một gia đình biết cách giáo dục tốt.
Nếu vì thương con mà nuông chiều và không dạy dỗ trẻ cẩn thận khi còn nhỏ, rất có thể sẽ khiến trẻ trở nên hư hỏng, bất cần khi trưởng thành.
“Phú nhị đại” là từ ngữ không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Thậm chí dù là những nhà không giàu có đi nữa, vẫn có thể nuôi dưỡng ra những đứa trẻ “phú nhị đại”, chuyên “coi trời bằng vung”.
Lần trước, lúc đi ăn gà rán cùng đồng nghiệp, chúng tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trông khá giả dẫn đứa con trai tầm 8 tuổi cũng vào ăn ở đó.
Đáng nhắc tới chính là khi đứa trẻ kia ăn xong, nó không dùng khăn giấy lau tay mà lại kêu người phục vụ đến rồi bất ngờ lau bàn tay dính đầy dầu mỡ lên áo của người phục vụ.
Cậu phục vụ kia có lẽ còn là sinh viên, vừa tức giận vừa hoảng hốt, nhưng cũng chỉ vội né sang rồi kêu cha mẹ đứa trẻ ngăn nó lại. Thế mà cha mẹ đứa trẻ không nói gì, chỉ nhìn cái áo dính bẩn của cậu phục vụ rồi cười bảo:
“Con nít không biết gì, em đừng chấp nó nhé!”
Sự thật không phải vì đứa trẻ còn nhỏ không biết gì, mà do chính sự chiều chuồng quá mức của hai người họ mới khiến đứa trẻ trở nên kiêu ngạo và xem thường người khác như vậy.
Làm một người cha, người mẹ đúng mực, chỉ có uy nghiêm đúng lúc và cách giáo dục khôn ngoan mới có thể khiến con cái tôn trọng và vâng lời.
Đối với trẻ em, một môi trường phát triển lành mạnh thật sự rất quan trọng. Dù bạn đóng vai trò nghiêm khắc răn dạy hay hiền lành dạy bảo đi nữa, việc giáo dục đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hưng thịnh của toàn gia sau này.
3. Gia phong bất chính
Ngày còn nhỏ, tôi từng nghe mẹ kể một câu chuyện:
Có một người phụ nữ nọ mất chồng sớm, một mình nuôi con thật sự rất khó khăn. Nhưng bà rất thương con, vì vậy ngày đêm đều cố gắng làm lụng cho con có đồ ăn ngon, đồ mặc đẹp.
Một hôm, người con trai lén lấy trộm cây kim bên nhà hàng xóm, người mẹ không la con trai mà còn xoa đầu khen nó thật giỏi.
Từ đó, để cho mẹ vui, người con trai thường trộm những thứ đồ nhỏ cho bà.
Người phụ nữ khen con hiếu thảo, bà chỉ nghĩ con trai vì thương bà mới đi trộm đồ, mà chưa bao giờ nghĩ đến việc giáo dục con trộm đồ là xấu.
Sau này lớn lên, người con trai quen thói ăn trộm, liền lấy của người ta rất nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng không may anh ta bị bắt.
Trước ngày bị xử tử, người mẹ đề nghị được gặp con trai, nhưng người con lại từ chối.
Quản ngục hỏi anh ta: “Tại sao ngươi lại không muốn gặp mẹ mình?“
Anh ta đáp:
“Đời này người tôi hận nhất là bà ta. Khi còn nhỏ, lúc tôi chỉ mới ăn trộm một cây kim, phải chi bà ta đánh mắng tôi, chứ đừng khen tôi thật giỏi, thì tôi đâu rơi vào bước đường hôm nay…”
Lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng rất sâu sắc đến con cái. Nếu gia đình nào có truyền thống không tốt, gia phong bất chính, sẽ rất dễ khiến các thế hệ sau đi vào con đường sai lầm.
3 nguyên nhân khiến một gia đình không thể giàu lên được, nếu không muốn hậu họa khó lường hãy điều chỉnh ngay
Cổ nhân có câu: "Chiều con như giết con". Một mực nuông chiều con cái thì chỉ khiến cho chúng thiếu đạo đức và sự tôn trọng.
Lâu dần sẽ hại mình hại cả người. Gia đình nào mà thế hệ sau ngang ngược bất kham thì gia đình đó ắt sẽ suy hại.
Gia đình nội bộ bất hòa, mất đoàn kết
Người xưa đã dạy: Không có gia đình nào hòa thuận mà không ăn nên làm ra, không có gia đình nào bất hòa mà không suy bại. Một gia đình mà suốt ngày tranh cãi, chiến tranh lạnh, nghi kỵ lẫn nhau thì chỉ khiến mọi người thêm mệt mỏi. Người trong một nhà mà không biết đồng tâm hiệp lực thì lấy đâu ra an khang thịnh vượng được.
Chỉ khi các thành viên trong gia đình thấu hiểu, bao dung lẫn nhau thì cuộc sống mới ngày càng đi lên được. Gia đình một khi đã hòa thuận thì dù nghèo khổ đến đâu cũng sẽ ăn nên làm ra. Gia đình không hòa thuận thì dù giàu có nên đâu cũng có ngày tán gia bại sản.
Nuông chiều con cái, hậu hoạn khuôn lường
Yêu thương con cái chính là bản năng của bất cứ người làm cha, làm mẹ nào. Thế nhưng yêu thương cũng cần có giới hạn chứ đừng nuông chiều, gây tổn thương cho con cái. Trong cuộc sống này có rất nhiều trường hợp vì nuông chiều con cái mà dẫn tới làm hại con lúc nào không biết.
Cổ nhân có câu: "Chiều con như giết con". Một mực nuông chiều con cái thì chỉ khiến cho chúng thiếu đạo đức và sự tôn trọng. Lâu dần sẽ hại mình hại cả người. Gia đình nào mà thế hệ sau ngang ngược bất kham thì gia đình đó ắt sẽ suy hại.
Nề nếp gia phong không nghiêm, ắt có tai họa
Từ cổ chí kim thì nền nếp gia phong luôn là căn cứ quan trọng trong việc quyết định sự hưng thịnh, suy thoái của một gia đình. Nếu gia phong mà không nghiêm thì chắc chắn sẽ tiêm nhiễm những thói quen xấu, không thể lấy mình làm gương cho con cháu học hỏi theo được.
Ngược lại nề nếp, gia phong nghiêm chỉnh, lời nói và hành động của bề trên luôn ảnh hưởng một cách tiềm tàng đến thế hệ sau. Nền nếp, gia phong có tốt thì con cái mới làm ăn phát triển, vinh danh hiển hách.
Gia đình chính là tài sản quý giá nhất, muốn gia đình an khang thì nhất định phải có người đừng ra làm gương, chỉnh đốn nề nếp gia phong.
Vừa truyền đạt nhưng cũng vừa làm gương thì những phẩm chất tốt đẹp mới được truyền từ đời này sang đời khác được.
Chồng 'hiện nguyên hình' sống bẩn sau khi kết hôn, vợ định buông bỏ nhưng thử 'dạy dỗ' và kết quả vô cùng bất ngờ Sống với nhau một thời gian, chồng 'hiện nguyên hình' một gã lười nhác, bẩn người, bẩn cả tính nết. Lấy nhau rồi tôi mới biết chồng mình có quá nhiều yếu kém và cả thói thư tật xấu đúng về mọi nghĩa. Khi yêu, anh lãng mạn, hào nhoáng đến hết thảy cùng với sự bồng bột, mê đắm của tuổi trẻ...