3 người tử vong vì bị mèo cắn
Chủ quan không đi tiêm, 3 người khoẻ mạnh bị mèo cắn dẫn đến tử vong.
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM thời gian vừa qua tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị mèo cắn nhưng chủ quan không đi tiêm phòng.
Theo ghi nhận của Zing.vn, một bệnh nhân ở Long An 65 tuổi được bệnh viện địa phương chuyển đến bệnh viện nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp, lạnh run, nước bọt chảy nhiều, liên tục trừng mắt, sợ ánh sáng, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh dại, tình trạng nguy kịch và tử vong ngay sau đó.
Ảnh minh hoạ.
Người nhà cho hay, cách đấy không lâu, bệnh nhân vô tình bị một con mèo cắn nhưng do chủ quan không tiêm phòng nên mới xảy ra tình trạng đáng tiếc đến vậy.
Một trường hợp khác là ông D.V.U. (43 tuổi, Cà Mau) được chuyển đến bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng phát bệnh dại do bị mèo cắn.
Gia định bệnh nhân cho hay, vì con mèo đó đã bị con chó của gia đình cắn chết nên bệnh nhân chủ quan không đi tiêm phòng dại. Sau nhiều ngày bệnh nhân có biểu hiện lạ và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Video đang HOT
Mới đây nhất, là trường hợp bé N.T.T.T. (5 tuổi, ở Đồng Tháp) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, co giật, nước dãi chảy liên tục do bị mèo nhà cắn.
Gia đình bé đã đưa bé đi tiêm 1 mũi nhưng dừng lại do chủ quan vết thương đã lành miệng. Dù được điều trị theo phác đồ nhưng bệnh nhi đã hôn mê sâu sau 2 ngày và được gia đình đưa về nhà.
Đó là những trường hợp thương tâm vì chủ quan do nghĩ mèo cắn không lây bệnh dại.
Trên thực tế, bệnh dại rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như bệnh nhân tử vong, nhưng bệnh dại có thể phòng ngừa khá hiệu quả bằng vaccine và huyết thanh kháng dại.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi đã bị chó, mèo cào, cắn, dù vết thương thế nào người dân cũng nên đến bệnh viện tiêm ngừa dại đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm đối với từng loại vaccine dại và phác đồ tiêm.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại, một khi đã lên cơn dại thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.
Dù bệnh dại có thể dự phòng được bằng vaccine, song ước tính mỗi năm trên thế giới vẫn có khoảng 59.000 người tử vong đặc biệt ở các khu vực nghèo và nhóm dân cư yếu thế nhất, có tới 40% số tử vong do dại là trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước châu Á và châu Phi.
Minh Anh ( Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Triệu chứng, cách phòng bệnh dại
Bệnh dại khi đã khởi phát bệnh thì không có cách gì cứu chữa được. Tiêm phòng dại được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng trước căn bệnh này.
Chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, ngay sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.
Thêm một trường hợp tử vong do bệnh dại tại Đắk Lắk
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk ngày 19-9 cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại. Như vậy, từ đầu năm đến nay, tại Đắk Lắk đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Bệnh nhân Y'Zô Ên Adrơng, sinh năm 2014, trú buôn Ea Kmát, xã Hòa Đông, H. Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk khởi bệnh ngày 12-9 với triệu chứng sốt nhẹ, ho, yếu hai chi dưới. Sau khi đi khám và uống thuốc ở phòng mạch tư nhưng bệnh không giảm, ngày 13-9, gia đình đã đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột. Đến ngày 15-9, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây, bệnh nhân xuất hiện thêm các triệu chứng tăng tiết đờm dãi, sợ gió, nước, đồng tử giãn nhẹ. Các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh dại lên cơn, tiên lượng rất nặng. Rạng sáng 16-9, gia đình bệnh nhân xin chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới (thành phố Hồ Chí Minh), tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong trên đường đi.
Đường lây truyền
Bệnh dại gây ra bởi một loại virus. Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người thông qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể con người.
Đa số bệnh dại ở người là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số ít là do mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác cắn. Ngựa, lừa, trâu, bò cũng có thể bị bệnh dại và lây qua cho người khi chúng tấn công hoặc đôi khi chỉ là tiếp xúc, chăm sóc mà vô tình nước bọt của chúng dính vào những vết thương trên cơ thể người. Người mắc bệnh dại khi cắn người khác có thể làm cho người đó bị bệnh dại. Những người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh dại khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh có thể bị bệnh dại. Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người do cấy ghép giác mạc hoặc do các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
Những biểu hiện khi người bị bệnh dại
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương. Virus di chuyển dọc theo các dây thần kinh tiến tới tủy sống và não phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động ở người bệnh. Người bị bệnh dại có những biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; hoặc có trường hợp bị liệt dẫn tới hôn mê. Người bệnh thường tử vong sau 7 - 10 ngày.
Diễn biến từ khi bị chó dại cắn thường có 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu: Khoảng 1 - 4 ngày, biểu hiện kín đáo và thất thường như sốt, đau đầu, mất ngủ, có cảm giác ngứa, kiến bò chỗ vết cắn; lo âu, căng thẳng. Thời kỳ toàn phát: Lúc này người bệnh đau nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ. Ngoài ra còn có các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật, như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp...
Xử lý vết cắn khi bị động vật cắn
Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Khi rửa không làm dập, nát thêm vết thương hoặc tổn thương rộng hơn; tránh sử dụng các chất kích thích bôi vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây; không băng bó, đắp thuốc kín vết thương; tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nam để điều trị; nghiêm cấm việc mổ thịt đối với động vật bị dại hoặc nghi dại.
Khi bị chó dại cắn mà lên cơn thì 100% là tử vong. Do vậy, khi bị chó cắn người bệnh cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể. Việc theo dõi con vật đã cắn là rất cần thiết. Sau khi bị chó mèo cắn cần tiêm vaccine dại đủ mũi, đủ liều để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của bạn, tránh nguy cơ bị bệnh dại.
Theo congandanang
[Kỹ năng sống] Nuôi thú cưng trong nhà nên biết Ngày nay việc nuôi thú cưng cơ bản như chó mèo rất phổ biến, nhất là các gia đình ở thành thị, thú cưng thậm chí còn được ăn ngủ cùng chủ. Trong thực tế, nhiều gia đình yêu quý và cưng chiều thú cưng của mình nên có chế độ chăm sóc đặc biệt, thi thoảng người ta hay nói vui "sướng...