3 ngày đi công tác, về thấy nhà trống trơn
Tôi thường thích chơi bời với các cô gái chân dài, xinh đẹp và không ổn định hay lâu dài ở bất cứ cô nào.
Tôi đã từng hí hửng vì chiến tích đàn ông của mình. Chiến tích đàn ông tức là chuyện lăng nhăng mà vợ con không hề hay biết. Tôi từng vỗ ngực tự hào vì mình là gã ăn chả giỏi nhất thế gian. Vẫn yêu vợ, thương con, ngọt ngào với gia đình, không một câu phàn nàn. Vẫn hết lòng hết dạ vì vợ con, chỉ cần vợ gọi là tôi có ngay, chỉ cần vợ cần là tôi quyết làm cho bằng được. Thế nên, tôi không để lọt bất cứ sơ hở nào mặc dù chuyện ngoại tình không phải là chuyện ít ỏi với tôi.
Tôi thường thích các cô gái chân dài, xinh đẹp và không ổn định hay lâu dài ở bất cứ cô nào. Cô nào đến mức quá yêu tôi, tôi sẽ lập tức cắt đứt quan hệ vì không muốn các cô ấy đau khổ, phần vì không muốn họ đeo bám mình. Mỗi chuyến công tác của tôi đều có các cô nàng đi theo.
Mấy năm nay, tôi cứ chọn cách sống như vậy vì tôi tin, vợ tôi không biết vì và tôi luôn nghĩ, đàn ông làm thế cũng chẳng sao, vì mình là đàn ông mà, cứ hết lòng vì vợ vì con là được.
Trong chuyến công tác lần ấy, dài 3 ngày, tôi càng yên tâm là vợ tôi không hay biết. Vì đây là chuyến công tác ngắn ngày nhất của tôi có kèm theo nhân tình. Tôi nói với vợ là anh phải đi đột xuất, phải 3 ngày sau mới về. Vợ tôi rất vui vẻ, thoải mái, không có biểu hiện gì. Và còn chuẩn bị đồ rất cẩn thận cho tôi. Tôi lấy làm vinh dự vì việc này, cảm thấy vô cùng thích thú và tự hào vì trong mắt vợ và nhân tình, mình đều là một gã đàn ông tốt.
Khi về nhà, tôi tá hỏa, đồ đạc không còn gì (Ảnh minh họa)
Mấy ngày đó, tôi vẫn gọi cho vợ bình thường. Vợ cũng hào hứng nhận điện thoại của tôi và không hề có phản ứng gì đáng nghi. Cho đến hôm tôi về, chuẩn bị rất kĩ đồ đạc, quà cáp cho vợ, muốn gây bất ngờ cho vợ thì sự thật bàng hoàng.
Video đang HOT
Tôi vào trong nhà, gọi mãi không thấy vợ đâu. Nhìn xung quanh nhà, tôi hốt hoảng vô cùng. Đồ đạc trong nhà không còn gì, trống trơn. Tôi vội chạy vào tìm tủ quần áo của vợ, chẳng còn gì trong đó. Đồ của con tôi cũng tan biến. Mọi thứ ở trong nhà không cánh mà bay. Thứ duy nhất còn lại chính là phòng của vợ chồng tôi, là nơi tôi có thể ngủ nghỉ và bếp núc, mấy cái nồi niêu xoong chảo. Tôi hốt hoảng gọi vợ thì vợ không nghe máy. Tôi vẫn nghĩ là nhà tôi bị trộm vào. Nhưng trộm thì sao lại chừa phòng ngủ của vợ chồng tôi ra?
Sau, tôi thấy một bức thư để trên bàn, đó là nét chữ của vợ tôi. Cô ấy nói thế này: “Chồng ạ, chắc khi anh về tới nhà thì em và con đã dọn đi nơi khác ở, một nơi mà có thể anh cố gắng thế nào cũng rất khó để tìm ra. Em đã biết, anh là gã đàn ông tồi, một người chồng không ra gì. Anh đã giấu giếm em ngoại tình với bao cô gái. Em đâu phải là người đàn bà mắc sai lầm, cũng đâu có chuyện lăng nhăng gì để đến nỗi phải chịu cảnh sống chung chồng? Em không cam lòng. Anh tưởng em không biết, là anh sai. Một người vợ yêu chồng, một người đàn bà hết lòng vì chồng không có lý gì lại không cảm nhận được chuyện chồng mình có người khác.
Em là người phụ nữ yêu chồng, nên em biết, trong trường hợp này mình nên làm gì. Và điều em làm là nhịn, bỏ qua, là bao dung, em đã chấp nhận làm người vợ tốt của anh, bao dung với anh để hi vọng anh nhìn thấy em như vậy mà bỏ qua. Nhưng không, anh vẫn không coi em ra gì, Anh vẫn tưởng như em không biết và cố tình bỡn cợt em. Em đã không thể chịu đựng được thêm nữa. Sức chịu đựng của con người có hạn, anh à! Hôm nay, em mang con đi và hi vọng không có ngày quay lại. Đơn li hôn em đã viết, chúng ta sẽ gặp nhau tại tòa vào ngày gần nhất. Đừng cầu xin em tha thứ vì em đã thứ tha cho anh rất nhiều rồi! Chào anh!”.
Theo Bach/Eva
Bi kịch những người vợ chấp nhận bị chồng "xỏ mũi"
Họ không dám đấu tranh, không dám vùng lên vì quyền lợi của mình.
Theo các chuyên gia, khi mọi chuẩn mực đạo đức không còn chi phối lối sống của số đông thì sự nhẫn nhịn của chị em trước những sai trái nối tiếp của người chồng sẽ làm cho sự thăng bằng trong gia đình bị xiêu đổ. Do vậy chị em nên xác định rõ ràng, có những giới hạn không thể để chồng vượt qua.
Không yêu thương bản thân thì phụ nữ sẽ không chặt được những dây xích trói buộc mình bấy lâu (Ảnh minh họa)
Phụ nữ bị "trói" bởi quá nhiều dây xích
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Lê, Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống (Trung ương Đoàn TNCSHCM), có một thực tế, người con gái khi đi lấy chồng thường được bà, mẹ dặn "một điều nhịn, chín điều lành", rằng "cơm sôi thì bớt lửa".
Bản chất của những "sự nhịn" này giúp ta sống khoan dung, độ lượng trong cuộc sống nhờ đó có thể hóa giải xung đột. Thế nhưng, truyền thống của người Việt Nam lại thường gắn đức tính đó cho phụ nữ, như là đặc quyền và trách nhiệm của riêng họ.
Bởi vậy tâm lý chung của các bà vợ là luôn "nhịn" để sống. Có nhiều người còn biết rõ chồng ngoại tình nhưng vẫn cam chịu, chấp nhận nhìn chồng đi bên người phụ nữ khác, không một câu oán thán.
Họ chấp nhận làm kiếp chung chồng như vậy để cho gia đình hòa thuận, con cái được yên vui. Đây là lý do mà các bà vợ thường đưa ra khi chấp nhận những cảnh ngang trái, những nỗi khổ đau mà chồng gây ra cho mình.
Thường người phụ nữ nào ở trong hoàn cảnh đó đều cho rằng, việc họ chấp nhận những sai trái của chồng là "vì con", vì "để yên cửa yên nhà". Thế nhưng, sâu xa là vì những người vợ này mắc phải chứng bệnh sợ chồng một cách phi lý. Sợ chồng như ăn vào máu, như là nỗi sợ truyền kiếp của họ. Họ không dám đấu tranh, không dám vùng lên, không dám vì bản thân, vì quyền lợi của mình.
Lý giải về nỗi sợ chồng này ở phụ nữ, TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, sở dĩ tâm lý chung của phụ nữ là sợ chồng là bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại dai dẳng cho đến tận bây giờ.
Phụ nữ bị "trói buộc" bởi nhiều dây xích từ quan niệm của xã hội như "chồng là nóc nhà", "chết làm ma nhà chồng", "xấu chàng hổ ai", "là phụ nữ thì phải chịu thiệt đi một tí, nhịn đi một tí", "vợ có làm sao thì chồng mới đi cặp bồ", "vợ có làm sao thì mới bị chồng đánh", "có con gái như quả bom nổ chậm trong nhà", "gái ế"...
Chính bởi những quan niệm phân biệt đối xử như thế, nên phụ nữ bị buộc chặt vào một người đàn ông được gọi là chồng - cho dù người đó cư xử với mình thế nào vẫn cứ phải cắn răng mà chịu đựng.
Ngoài những quan niệm và cách suy nghĩ mang tính chất trọng nam khinh nữ như trên thì lý do khiến cho người phụ nữ thường phải chịu đựng, nhẫn nhịn đến mức cam chịu thành nhu nhược đó là vì khả năng độc lập tài chính kém. Thêm vào đó, xã hội ta chưa thực sự coi phụ nữ là đối tượng yếu thế cần được bảo vệ.
Hãy thôi hy sinh khi người chồng đi quá giới hạn
Cổ nhân xưa dạy chị em rằng, nên "lạt mềm buộc chặt", sự mềm mại khoan dung để điều hòa không khí trong gia đình. Nhưng chúng ta nên hiểu, lời khuyên này được đặt trong bối cảnh mà xã hội ngày xưa rất đề cao những chuẩn mực đạo đức, không chỉ ở phụ nữ mà ngay cả với nam giới...
Khi chị em biết "nâng khăn sửa túi", biết "cơm sôi bớt lửa"... thì người đàn ông trong gia đình cũng bị buộc vào những vai trò rất nặng nề như: Làm nhà, kiếm tiền, trụ cột gia đình.
Trong mối quan hệ vợ chồng, khi vai trò, bổn phận và trách nhiệm được phân công một cách rõ ràng; khi những chuẩn mực của một người vợ cũng như người chồng được xã hội phân định rõ ràng thì sự nhẫn nhịn, chịu thiệt thòi lúc này thường không bị nghiêng về một phía.
Còn ngày nay, khi mọi chuẩn mực đạo đức đã bị xói mòn thì sự nhẫn nhịn của chị em trước những sai trái nối tiếp của người chồng sẽ làm cho sự thăng bằng trong gia đình bị xiêu đổ. Chị em cũng nên xác định rõ ràng, có những giới hạn không thể để cho chồng vượt qua.
Theo Khanhngan/24h
Sự thật về người vợ sắp cưới ngoan hiền khiến tôi ngã ngửa Bạn thân của tôi thề thốt: "Chắc nó về quê làm lại cuộc đời đó. Tao từng gặp và qua đêm với nó vài lần ở vũ trường kiểu tình một đêm, mỗi lần bao nó ăn uống cũng mất 2 củ. Mày tin hay không thì tùy..." Theo nhận xét của mọi người, tôi là một chàng trai khá. Tuy chỉ hơn...