3 nạn nhân vụ tai nạn ở Hàng Xanh 1 người còn hôn mê
Hiện BV Nhân dân Gia Định đang điều trị cho ba nạn nhân của vụ tai nạn, trong đó một người có diễn tiến nặng.
Liên quan vụ tai nạn liên hoàn xảy ra ở ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), sáng 23-10, BS Hồ Văn Hân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết BV đang điều trị cho 3 bệnh nhân.
Cụ thể, anh PHB (24 tuổi, quê Khánh Hòa) gãy 1/3 xương đùi bên trái, anh đã được phẫu thuật cấp cứu và đang tiếp tục điều trị ở khoa Chấn thương chỉnh hình.
Bệnh nhân B. gãy xương đùi đang được điều trị tại BV. Ảnh: HL
Video đang HOT
Hai bệnh nhân khác gồm bệnh nhân HHĐ (42 tuổi, ngụ Bình Thạnh) bị đa chấn thương gồm chấn thương sọ não, cột sống cổ, gãy xương bàn chân trái và bệnh nhân CTT (23 tuổi, ngụ quận 10) bị đa chấn thương gồm chấn thương sọ não, hàm mặt, ngực bụng.
Trong đó, bệnh nhân Đ. đang hồi phục, đang được đánh giá chuyển chuyên khoa tiếp tục theo dõi. Còn bệnh nhân T. còn hôn mê, thở máy và diễn tiến nặng, chưa thể đánh giá điều gì.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, khuya 21-10, chiếc xe BMW trên đường Điện Biên Phủ hướng từ quận 1 về cầu Sài Gòn do nữ tài xế Nguyễn Thị Nga (46 tuổi) nghi ngủ gật do dùng chất kích thích lái đã đâm vào hàng loạt xe máy, ô tô khiến nhiều người thương vong. Trong đó, BV Nhân dân Gia Định tiếp nhận 5 bệnh nhân của vụ tai nạn và 2 trường hợp đã được cho về do xây xát nhẹ.
Theo plo.vn
Thay huyết tương cứu sống người đàn ông bị nhược cơ
Lần đầu tiên các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K (Hà Nội) đã thực hiện thành công kỹ thuật thay huyết tương điều trị cho nam bệnh nhân bị nhược cơ nặng.
Nam bệnh nhân Nguyễn Đình Hinh (đã đổi tên, sinh năm 1987) bị nhược cơ nặng do u tuyến ức di căn màng phổi. Căn bệnh dễ gây tử vong do cơ hô hấp bị yếu, khiến bệnh nhân không thở được.
Khi nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện K, anh Hinh hôn mê, thở yếu, nguy kịch do liệt cơ hô hấp. Trước đó, nam thanh niên này đang điều trị u tuyến ức.
Ngay lập tức bệnh nhân được thông khí nhân tạo - thở máy qua ống nội khí quản, điều chỉnh các rối loạn về hô hấp và huyết động. Đồng thời, các bác sĩ khẩn trương làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị tích cực cho bệnh nhân.
Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu chẩn đoán bệnh nhân bị nhược cơ nặng do u tuyến ức di căn màng phổi. Tiên lượng đây là trường hợp nặng và khó điều trị bởi trước đó bệnh nhân đã được truyền hóa chất 4 chu kỳ.
Bệnh nhân được thay huyết tương. Ảnh: T.H.
Theo các bác sĩ, đối với nhược cơ, các phương pháp điều trị gồm nội khoa, phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức, thay huyết tương. Thay huyết tương được áp dụng cho các trường hợp nhược cơ nặng, có nhược cơ hô hấp.
Do đó, các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật thay huyết tương cho bệnh nhân Hinh với hy vọng cải thiện tình trạng nhược cơ để bệnh nhân tiếp tục sống không phải phụ thuộc máy thở. Đây là phương pháp loại bỏ các kháng thể tự miễn có trong bệnh lý nhược cơ ra khỏi cơ thể cùng với huyết tương và được thay thế bằng huyết tương mới. Do đó, biện pháp này làm cải thiện tình trạng yếu cơ và giúp cho người bệnh được hồi phục nhanh cơ lực.
Sau hai lần thay huyết tương, tình trạng liệt cơ của anh Hinh cải thiện rõ. Đến lần thay thứ 3, bệnh nhân không phải thở máy, đã rút được ống nội khí quản và tự thở. Sau 6 lần kết hợp điều trị nội khoa, bệnh nhân đã thở tốt, ăn uống không sặc và sinh hoạt đi lại bình thường.
Theo Zing
Lạm dụng truyền dịch: Coi chừng mất mạng! Truyền dịch chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và tại cơ sở y tế chuyên môn nhưng nhiều người lạm dụng, tự ý truyền dịch khi "mệt", "không khỏe". Ngày 25-9, ThS-BS Hoàng Ngọc Ánh, Phó khoa Hồi sức tích cực-Chống độc BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết ngày 19-9, khoa Cấp cứu của BV tiếp nhận bệnh...