3 năm qua, giá đất Nhơn Trạch tăng chóng mặt
Ảnh hưởng từ những cơn sốt đất tại thị trường Nhơn Trạch, nhiều sổ đỏ được chuyển nhượng liên tục, dấu đỏ đóng dày đặc phía sau bìa sổ.
Thị trường BĐS thời gian qua có xu hướng chững lại ở nhiều phân khúc. Trong đó có phân khúc căn hộ, thị trường khá ảm đạm do ít dự án mới ra hàng, tâm lý khách hàng cũng e ngại bởi khung pháp lý của loại hình nhà ở hình thành trong tương lai còn lỏng lẻo.
Phân khúc đất nền vùng ven Tp.HCM cũng không mấy sáng sủa sau vụ Địa ốc Alibaba bị phanh phui, hàng loạt lãnh đạo tương tự Alibaba bị lật tẩy chiêu trò vẽ dự án trên đất quy hoạch, đất nông nghiệp, đất xây công viên… Condotel cũng trầm lắng hẳn đi, nhất là sau vụ việc Cocobay vỡ trận cam kết lợi nhuận, tạo ra cú sốc trên thị trường.
Nhiều GCN quyền sở hữu đất nền được chuyển nhượng liên tục, dấu đỏ đóng dày đặc phía sau bìa sổ. Ảnh: Hạ Vy
Tuy nhiên, thị trường vẫn đang diễn ra những đợt sốt đất cục bộ. Một số khu vực vẫn được các nhà đầu tư tìm đến, có những khu vực xa trung tâm như Nhơn Trạch. Theo ghi nhận, một trong những điểm đến nhiều nhất của nhà đầu tư đất nền là huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai. Nơi đây từng ghi nhận những cơn sốt đất chóng mặt nhờ thông tin sắp có sân bay Long Thành và cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và Tp.HCM.
Ghi nhận vào những ngày cuối năm 2019, tình hình giao dịch ở khu vực này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt. Nhiều phòng công chứng đông đúc người đến giao dịch. Có nhà đầu tư trữ sẵn từng bao tải tiền để gom 3-4 lô đất cùng lúc chờ cơ hội bán ra kiếm lời.
Theo khảo sát, đất ở Nhơn Trạch hiện đã tăng giá khoảng 200-300% so với thời điểm 3 năm về trước nhưng nhà đầu tư vẫn tin rằng đây là thị trường tốt và có tương lai hơn những khu vực lân cận như Bình Dương, Long An… Nhiều nhà đầu tư phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh cũng tràn vào khu vực này gom đất.
Video đang HOT
Nhà đầu tư vẫn “xuống tiền” tại thị trường đất nền Nhơn Trạch, Đồng Nai dịp cuối năm. Ảnh: Hạ Vy
Sau 3 năm quay cuồng trong các cơn sốt, đất ở huyện Nhơn Trạch đã được các chủ đầu tư dự án lớn nhỏ và dân cư quanh khu vực khai thác triệt để. Những lô đất lớn được phân thành nhiều lô đất nhỏ với diện tích giao động từ 60-120m2 với giá bán rơi vào khoảng 15-25 triệu/1m2 tùy khu vực. Những căn nhà, đất nền mặt tiền tại các đường lớn cũng đã tăng lên nhanh chóng, ngang ngửa giá đất ở một số vùng ven Tp.HCM.
Theo chia sẻ của một nhân viên môi giới trong khu vực, hầu hết nhà đầu tư đến gom đất đều không nhằm mục đích ở mà chủ yếu là đầu cơ (lướt sóng hoặc để lâu). Do đó, nhiều sổ đỏ đất nền được đóng dấu dày đặc sau nhiều lần sang tên trong khoảng từ 2-3 tháng cho 1 lần sang tên. Thậm chí, có những sổ đỏ không còn chỗ để đóng dấu, nhà đầu tư chọn cách ủy quyền giao dịch từ chủ cũ sang chủ mới để quá trình mua bán diễn ra thuận lợi hơn.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Khoản nợ phải trả hơn 10.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Cocobay gồm những gì?
Gần 4.000 tỷ đồng người mua trả trước cùng với nợ vay tăng vọt đã kéo lượng hàng tồn kho tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng lên 5.700 tỷ đồng - chiếm tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2018 của Thành Đô.
Sau sự việc CTCP Đầu tư và Phát triển Thành Đô (Empire Group) chủ đầu tư Cocobay không thể tiếp tục thực hiện cam kết lợi nhuận cho người mua condotel, một trong những điều mà nhà đầu tư quan tâm lúc này là năng lực tài chính của doanh nghiệp này.
Theo một số liệu tài chính của Thành Đô (có thể chưa phản ánh đầy đủ các chi nhánh của doanh nghiệp này), trong giai đoạn 2015-2018, tổng tài sản của công ty đã tăng vọt từ 2.000 tỷ lên trên 11.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018.
Cũng trong giai đoạn này, vốn điều lệ của công ty tăng từ 300 tỷ lên 1.030 tỷ đồng. Đến tháng 9/2019, vốn điều lệ tiếp tục được tăng lên thành 1.500 tỷ đồng.
Quy mô vốn tăng vọt chủ yếu là tăng các khoản nợ phải trả: tổng nợ phải trả của Thành Đô tại thời điểm 31/12/2018 là hơn 10.200 tỷ đồng.
Trong đó, vay nợ ngân hàng vào khoảng gần 2.100 tỷ đồng - gấp gần 5 lần so với con số 440 tỷ đồng cuối năm 2017.
Đáng chú ý, Công ty ghi nhận gần 3.800 tỷ đồng giá trị các khoản người mua trả tiền trước. Đây được xem là phần trả trước trong các hợp đồng mua bán bất động sản. Phần còn lại là hơn 1.000 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn và 3.300 tỷ đồng các khoản phải trả khác.
Gần 4.000 tỷ đồng người mua trả trước cùng với nợ vay tăng vọt đã kéo lượng hàng tồn kho tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng lên 5.700 tỷ đồng - chiếm tổng tài sản của Thành Đô.
Kết quả kinh doanh khiêm tốn
Giai đoạn 2015-2016, khi chưa có doanh thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh chính, Thành Đô ghi nhận doanh thu tài chính khá lớn nhưng cũng chỉ đủ bù đắp chi phí tài chính.
Trong 2 năm này, công ty lãi lần lượt là 180 triệu và 260 triệu đồng.
Sang năm 2017, Thành Đô ghi nhận doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng nhưng lãi gộp chi vỏn vẹn 88 tỷ đồng - không đủ bù đắp cho 100 tỷ đồng chi phí bán hàng và 20 tỷ đồng chi phí quản lý. Từ đó dẫn đến việc công ty lỗ 24 tỷ đồng.
Năm 2018, doanh thu và lãi gộp sụt giảm mạnh xuống còn tương ứng là 386 tỷ và 29 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm theo doanh thu nhưng chi phí quản lý lại tăng đột biến lên 81 tỷ đồng.
Chi phí tăng vọt cùng với khoản lỗ khác hơn 42 tỷ đồng dẫn đến việc Thành Đô lỗ ròng xấp xỉ 100 tỷ đồng năm 2018.
Lũy kế đến cuối năm 2018, công ty mẹ Thành Đô có khoản lỗ lũy kế 134 tỷ đồng. Do chưa bao gồm đủ số liệu của các chi nhánh nên kết quả này có thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh của Thành Đô.
Trương Lương
Theo Trí thức trẻ
Apec Group, An Thịnh PPC,...và nhiều đại gia BĐS khác cũng đang chơi lớn với Condotel Sau cú "vỡ trận" của Cocobay Đà Nẵng, nhiều nhà đầu tư đang "chùn chân" với condotel, nhất là những dự án đưa ra mức cam kết lợi nhuận cao. Condotel là một trong những loại hình BĐS du lịch "làm mưa làm gió" trên thị trường địa ốc bùng nổ từ hồi cuối năm 2015, phát triển đỉnh điểm vào năm 2017....