3 năm làm dâu, tôi thấy khổ hơn cả 25 năm trước đó cộng lại
Tôi nghiệm ra một điều rằng, lấy chồng phải xem kĩ nhất là ba má chồng.
Tôi không hòa hợp được với ba má chồng nên rất khổ (Ảnh minh họa)
Tôi mới lấy chồng 3 năm mà sao thấy khổ quá, thấy hối hận vô cùng dù chồng tốt, yêu thương mình nhưng chồng đi biền biệt, cả năm ở bên vợ chắc chỉ được năm tháng. Còn lại, tôi ở với ba má chồng. Cuộc sống rất khổ, cả về thể chất lẫn tinh thần dù gia đình không phải thuộc diện khó khăn.
Tôi là người Nha Trang, lấy chồng ở Sài Gòn nhưng chồng lại công tác ở Cần Thơ, chỉ cuối tuần mới về nhà. Vì thế, chỉ có tôi sống cùng ba má chồng và cô em chồng kém 8 tuổi. Ba má chồng đều đã nghỉ hưu, có một sạp vải ở ngoài chợ. Hai người đều khó tính, tằn tiện, chi li.
Sống ở thành phố mà ba má nuôi đủ lợn, gà, chó, mèo. Tôi làm việc ở ngân hàng, sáng nào cũng phải dậy từ 4h30 để băm rau nấu cám cho lợn, dọn chuồng cho chó mèo, rồi cho gà ăn. Xong đâu đấy thì cũng đã 6h sáng. Lúc này, tôi lại vội vàng nấu cơm sáng cho cả nhà. Đợi mọi người ăn xong, tôi rửa bát rồi mới được đi làm. Thú thật, nhà tôi không khá giả nhưng là gia đình cơ bản, ba má đều làm nhà nước nên chưa bao giờ tôi phải làm mấy việc chăm gà, chăm lợn như vậy.
Đến chiều về lại vội vàng đi chợ, nấu cơm. Xong bữa tối thì tôi bắt đầu dọn nhà, mọi người tắm rửa xong thì tôi vò quần áo (má chồng bắt tôi phải vò quần áo trước khi cho vào máy giặt bởi như thế mới sạch). Lúc xong xuôi mọi việc thì cũng đã quá nửa đêm, tôi đổ sập người xuống giường ngủ được vài tiếng lại bắt đầu một ngày mới theo lịch trình đã định.
Video đang HOT
Kể từ khi lấy chồng, lúc nào tôi cũng thấy mình thiếu ngủ. Đến mức, cứ 10h sáng hàng ngày là tôi lại vờ đi vệ sinh rồi ngủ trong đó 15 phút cho tỉnh táo mới ra làm việc tiếp được.
Tôi có than thở với chồng, anh lựa lời nói lại với ba má nhưng má bảo: “Dậy thế có gì mà sớm? Chả nhẽ anh để chúng tôi dậy hầu vợ anh?”. Nghe vậy, chồng lại im lặng rồi động viên tôi cố gắng.
Nhưng những ngày tháng đó vẫn chưa phải là khổ nhất. Khi tôi mang thai, má chồng vẫn bắt sinh hoạt theo lịch trình cũ. Nhiều hôm quá mệt, tôi ngủ quên thì ba má cằn nhằn mãi không dứt. Cô em chồng còn trẻ khỏe không bao giờ thấy động tay vào việc nhà. Hễ đi học về là tót lên phòng, tới giờ cơm lại xuống, ăn xong lại đi lên.
Tôi phải mổ đẻ, má chồng chỉ vào viện hai lần mà không lần nào bế cháu. Trong viện chỉ có má tôi, chồng tôi thay nhau chăm. Một tuần sau, tôi được xuất viện về nhà, má tôi cũng về lại Nha Trang vì không hợp với sui gia. Chồng tôi xin nghỉ được một tháng để ở nhà chăm vợ.
Mệt mỏi về thể xác, tinh thần, tôi chỉ biết khóc (Ảnh minh họa)
Tôi xin thề với trời đất rằng mình không nói điêu một chút nào nhưng từ khi tôi sinh, chưa bao giờ má chồng, ba chồng bồng cháu lấy một lần. Em chồng cũng vậy. Ai cũng nói sợ gặp xui xẻo nên không bước chân vào buồng bà đẻ, nhất là ba má đang buôn bán, kinh doanh. Chuyện thật nghe như bịa, vừa cay đắng, vừa chua xót.
Đến lúc chồng phải đi Cần Thơ làm việc, tôi mới khốn khổ cùng cực. Tôi phải chăm con mà vẫn phải lo cơm nước hàng ngày. Có hôm con quấy quá, tôi phải bế cả buổi, không kịp nấu nướng, ba má chồng đi chợ về nói tôi không ra gì. Tôi nước mắt lưng tròng: “Cháu khóc quá, con phải trông nên không làm gì được” thì má chồng quay ra lườm nguýt: “Chăm con cũng không nên hồn”.
Sinh mổ, lại không được nghỉ ngơi, tầm bổ, ức chế về tinh thần nên tôi sút cân nhanh chóng, chỉ còn 41kg, sữa không đủ cho con bú. Con phải ăn thêm sữa ngoài mà tiền sữa đều là tiền của vợ chồng tôi và của ba má tôi cho chứ nhà chồng tuyệt nhiên không quan tâm, để ý gì.
Nhiều lúc buồn lòng, tôi cũng chỉ dám tâm sự với chồng chứ không dám nói với má vì thương má lo lắng, buồn lòng. Nhưng “nước xa không cứu được lửa gần”, chồng cũng chỉ biết động viên an ủi chứ không giúp được gì. Chính anh còn sợ ba má nên không dám nói.
Mới đi lấy chồng ba năm mà tôi thấy mình khổ quá, khổ hơn tất cả những buồn đau, bất hạnh của 25 năm sống trên đời trước đó cộng lại. Tôi nghiệm ra một điều, lấy chồng không phải chỉ cần chồng tốt, thương yêu mình mà còn phải chọn cả bố mẹ chồng nữa. Nhìn tình cảnh hiện tại của mình, tôi rất hối hận, phải chi ngày đó nghe lời ba má không lấy chồng xa…
Theo PNO
Muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp... Chủ tịch tỉnh!
Đầu quân về Báo Nông Thôn Ngày Nay, công việc buộc tôi phải chú tâm nhiều đến người nông dân, những "nóng, lạnh" ở nông thôn. Chân chất, dễ gần, "có sao nói dzậy, người ơi" - đó là đặc điểm vượt trội của nông dân. Thế nhưng không ít lần, muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp... Chủ tịch tỉnh.
Ví như lần tác nghiệp tại một trang trại chăn nuôi ở vựa heo Hoài Ân (Bình Định). Cánh phóng viên tháp tùng đoàn kiểm tra tiến trình sử dụng vốn vay của một ngân hàng trên địa bàn. Bước vào cổng đã bị phun mù trời thuốc sát trùng. "Ô dù" bài bản như vậy nhưng khi vừa tiếp xúc, ông chủ trang trại đã nói xẵng "cứ tưởng chỉ mấy anh chị ngân hàng, ai dè có thêm nhà báo, tui không thích...!". Mọi người thắc mắc, ông chỉ nói chung chung "viết lách, ảnh bóng lung tung, mệt lắm...".
Phóng viên Hùng Phiên trên đường tác nghiệp tại huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên). Ảnh: CTV
Sau khi nghe trình bày về quy trình đầu tư trang trại heo giống và thịt, thuyết phục kiếm tấm ảnh chuồng heo thì... không thể được, đành phải chụp ảnh người!
Một cán bộ Hội Nông dân ở Hoài Ân cho hay: "Ở vùng quê, từ nông dân làm ăn nhỏ lẻ chuyển qua đầu tư lớn, họ bị nhiều áp lực lắm, chẳng muốn ai "dòm ngó". Vả lại, đầu ra của trang trại đã được doanh nghiệp lớn bao tiêu nên họ bất cần...".
Đó là cái "khó" của nông dân làm ăn lớn, nhưng tôi cũng không ít lần mếu máo với mấy nông hộ "chân kiểng" ở Tuy Hòa (Phú Yên). Số là có hồi, tôi có viết bài chân dung về một ông trồng mai "có cỡ"; sau bài viết, tình cảm thân cận, đi lại như người trong nhà.
Thế nhưng khoảng hai năm kế, tôi chạy đến vườn mai thì bị ông... làm mặt lạnh: "Hổng có viết lách gì nữa, nghe! Điển hình, điển hình cái con khỉ! Bốc thơm cho lắm, năm rồi bán chẳng được mấy chậu mai, ế lỗ chỏng gọng... Thiên hạ cười quá trời!". Tôi phân bua "do thị trường", ông đốp lại: "Thị trường cái gì, lên báo lên chí chỉ được cái... xui xẻo! Đang làm ăn bình thường, vậy mà mấy ông "nâng bi" sản xuất giỏi thì bán chác "mai mốt" chẳng ra làm sao...!". Nghe ông nói vậy, tôi chỉ còn biết... cười hì hì. Cũng may, nông dân vốn tính không giận lâu, được ít lâu tôi và ông "mai mốt" lại thân tình...
Theo Danviet
Làm vợ rồi tôi còn khổ hơn lúc làm tình nhân Ngày xưa tôi cũng chỉ là nạn nhân, tôi bị anh dụ, tôi ở thế yếu chẳng dám nói với chị một câu, còn hứng mấy cái tát như trời giáng từ chị. Giờ thì đổi ngược lại vị trí, nhưng tôi vẫn là kẻ lép vế. 10 năm trước khi mới ra trường tôi xin được việc tại một ngân hàng. Công...