3 mẹo đơn giản giảm độ đắng của khổ qua để ai cũng ăn được!
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng vốn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Với vị đắng đặc trưng, khổ qua được xếp vào nhóm rau củ thuốc đắng giã tật. Có người thích mê vị đắng của khổ qua, có người e dè không dám đụng đũa cũng bởi vị đắng.
Vì thế, món ăn từ khổ qua nấu sao để không bị đắng là câu hỏi muôn thuở của người muốn ăn khổ qua để tốt cho sức khỏe mà lại chưa thể ăn được vì quá đắng!
Khổ qua sống ăn kèm chà bông chấm mắm ruốc, vị đắng mát lạnh chớm đầu lưỡi.
Khổ qua được chế biến thành rất nhiều món từ xào, nấu canh với tôm cá, hến hàu hay thịt heo, thịt bò đều được cả. Một món dân dã từ trái khổ qua ăn rất ngon đó là cắt từng lát nhỏ kẹp với rau thơm, chà bông hay chấm mắm ruốc.
Canh khổ qua nhồi thịt còn là món canh kỳ công không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết hay đãi khách đến chơi.
Để nấu được món ngon từ khổ qua mà không bị đắng, bạn cần lưu ý 3 điều dưới đây:
1. Mua khổ qua, thấy trái nào tươi ngon thì chọn
Khổ qua rừng: trồng chủ yếu khu vực rừng núi. Trái to cỡ đầu ngón tay cái hoặc ngón chân cái, ngắn, hơi tròn và dày gai nhọn, màu xanh đậm. Khổ qua rừng thường dùng với mục đích chữa bệnh nên vị rất đắng.
Khổ qua thường: quả to, gai nở thành những múi lớn, màu xanh sáng và nhạt hơn khổ qua rừng. Khổ qua thường ít đắng nhất, quả nào gai nở càng to nấu lên càng ít đắng.
Khổ qua đèo: trái khổ qua trồng trong vườn nhà không phân thuốc, xù xì, vỏ gai dày, săn, màu sậm. Vị đắng ngang ngửa khổ qua rừng.
Video đang HOT
Khổ qua đèo là giống khổ qua đặc trưng của miền Trung. Nếu có dịp về miền Trung chơi, bạn sẽ được mời cơm với món canh khổ qua đèo nhồi thịt nước trong xanh, ăn vào thơm hương vị đặc trưng của khổ qua.
2. Sơ chế khổ qua, bỏ phần ruột khổ qua: Đúng nhưng vẫn thiếu
Ruột khổ qua màu trắng, chứa nhiều hột có vị đắng. Khi móc bỏ phần ruột, bạn nhớ nạo hết phần cùi trắng nằm sát trong lớp thịt khổ qua, sẽ giảm vị đắng nhiều đấy.
Tùy món ăn mà khổ qua để nguyên trái hoặc bào mỏng, xắt cục nhưng bạn đừng quên ngâm nước muối. Bạn ngâm khổ qua trong nước muối khoảng 20 – 30 phút, vớt khổ qua ra, rửa nhiều lần nước cho hết vị mặn đồng thời giảm vị đắng.
Nếu bạn không thích chút vị đắng nào còn sót lại thì thử thêm cách chần sơ khổ qua. Đun nước với ít muối, khi nước sôi thì bạn cho khổ qua vào nấu trong 2 – 3 phút. Cách này đương nhiên sẽ mất đi vitamin, chất dinh dưỡng tan trong nước, giảm hương vị và tính đắng đáng kể.
3. Gia vị nào nên cho vào nồi canh khổ qua trước tiên để giảm vị đắng
Theo nguyên lý ngôi sao gia vị (The Flavor Star), vị mặn của muối sẽ làm giảm vị đắng và tăng cường vị ngọt.
Vì thế, hãy cho một ít muối vào nước sôi trước khi thả khổ qua để giảm vị đắng. Bột ngọt, bột nêm hay nước mắm có thể tăng mùi vị nhưng không giảm tính đắng của khổ qua.
Ngoài ra, để giảm tính đắng của khổ qua thì đừng cho chúng làm ngôi sao trong các món ăn, bằng cách kết hợp nguyên liệu khác như trứng, thịt băm, tôm, tàu hũ, cá thác lác… để góp nhiều hương vị nhờ đó dung hòa vị đắng.
Lẩu cá thác lác khổ qua, món ngon lạ miệng khi trời lạnh
Khổ qua xào thịt bò cho bữa cơm chiều.
Gỏi khổ qua tôm thịt, đủ vị chua cay mặn ngọt, thêm chút mềm béo của thịt heo
Luộc trứng tưởng là dễ nhưng liệu chị em đã biết cách luộc trứng chín theo từng cấp độ chưa?
Trứng luộc là món ăn dễ nhất trần đời rồi nhưng có lẽ không phải ai cũng biết cách luộc trứng chuẩn như "đầu bếp".
Không phải nước mắm hay nước tương, đây mới là thứ gia vị ngon "thần sầu" khiến món ăn lên hẳn một tầm cao mới! Nếu bạn vẫn đang mơ về một cơ thể tràn trề sức sống, đây là "nước đi chắc thắng" mà chúng tôi gợi ý cho bạn Nếu đang đau đầu lo cách trị mụn, hãy làm ngay loại nước ép sau đây, đảm bảo làn da bạn sẽ láng mịn chỉ sau 2 tuần!
Với hội gái đoảng mà nói, trứng luộc có lẽ là "chân ái" bởi thao tác chế biến không thể tối giản hơn: Cho nước vào nồi, bật bếp, thả trứng và đợi trứng chín là xong!
Luộc trứng tưởng là đơn giản, nhưng để trứng chín theo từng cấp độ thì không phải ai cũng biết. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách chị em tất tần tật những điều cần biết để cho ra đời được 1 quả trứng luộc đúng ý: Lòng đào, chín hẳn hay chín "lưng lửng", muốn cách nào cũng được!
Phân biệt trứng cũ - trứng mới
Chúng ta thường có thói quen tích trữ trứng trong tủ lạnh. Thời gian tích trữ có thể ảnh hưởng tới độ chín của trứng khi luộc, chính vì thế, bạn cần phân biệt kỹ trứng cũ và trứng mới.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thả trứng vào một chậu nước và để yên trong vài phút. Sau đó, hãy so sánh theo bảng dưới đây để biết được đâu là trứng mới, đâu là trứng cũ. Những quả trứng nào nổi hẳn lên trên mặt nước là đã quá cũ, bạn không nên ăn mà hãy bỏ đi nhé!
Căn thời gian luộc trứng
Trước tiên, thay vì thả thẳng quả trứng vào nồi, bạn hãy dùng một chiếc thìa lớn, từ từ thả trứng vào nồi nước. Nếu thả thẳng xuống, trứng có thể va chạm với đáy nồi và nứt vỡ, khiến lòng trắng trứng thoát ra và trôi nổi trong nước khi luộc.
Và đây là khoảng thời gian luộc tùy theo độ chín của trứng mà bạn mong muốn:
4 phút: Trong ruột còn mềm lỏng, dùng thìa múc ăn sau khi đập vỏ.
5 phút: Lòng trắng chín định hình, lòng đỏ lòng đào.
6 phút: Lòng trắng chín định hình, lòng đỏ hơi dính.
8 phút: Lòng trắng chín, lòng đỏ bắt đầu định hình nhưng vẫn còn hơi dính và có màu vàng sậm.
10 phút: Lòng trắng chín định hình, lòng đỏ ngả màu xanh xám, chắc hơn, chỉ còn hơi mềm ở giữa lòng đỏ.
12 phút: Lòng trắng chín định hình, lòng đỏ gần như hoàn toàn định hình, chắc chắn.
14 phút: Lòng trắng chín định hình, lòng đỏ chín hoàn toàn, chắc chắn và có màu vàng nhạt, hơi chuyển sang xanh xám.
Với hướng dẫn này, hy vọng chị em có thể cho ra đời món "trứng luộc" chuẩn đét như mong muốn chứ không còn tình trạng khi thì trứng lòng đào, khi thì trứng chín hoàn toàn nữa.
Mẹo khử mùi tanh của hải sản chỉ bằng các nguyên liệu đơn giản Có sẵn các mẹo khử mùi tanh của hải sản này bạn không còn lo món ăn bị mất đi hương vị hấp dẫn nữa. Hải sản là một trong những nguyên liệu được ưa chuộng không chỉ trong nhà hàng mà ở gia đình các món ăn từ hải sản cũng được nhiều người yêu thích. Để mang đến cho những món...