3 lý do nên xem ‘Tây du ký 2011′
Kỹ thuật hiện đại, hóa trang sinh động và tính cách nhân vật đã góp phần mang đến hơi thở mới cho bộ phim Trung Quốc vốn để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả Việt.
Bốn thầy trò Đường Tăng (từ trái sang): Từ Cẩm Giang (Sa Tăng), Nhiếp Viễn (Đường Tam Tạng), Ngô Việt (Tôn Ngộ Không), Tàng Kim Sanh (Trư Bát Giới).
Cùng lúc, màn ảnh nhỏ có đến 2 bộ phim Tây du ký (Trung Quốc) công chiếu. Đó là phiên bản Tây du kýcũ do Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai chính (trên sóng HTV3 với bản lồng tiếng Việt, trên SCTV phim tổng hợp) và bản dựng Tây du ký mới của nhà sản xuất Trương Kỷ Trung (trên sóng HTV7, lúc 17h).
Với những thành công đươc ghi nhận từ 20 năm trước, nhất là tài năng của nghệ sĩ “hầu hí” Lục Tiểu Linh Đồng trong bản dựng cũ, khán giả không tránh khỏi sự so sánh khi xem phiên bản Tây du ký mới. Tuy nhiên, nếu công bằng mà đánh giá, chúng ta sẽ nhận ra câu chuyện ở tác phẩm sản xuất năm 2011 nhiều chi tiết, nhiều sự kiện hơn bộ phim Tây du ký ra đời năm 1986. Không những thế, ở bản dựng mới, khán giả được mãn nhãn với những cảnh kỹ xảo hoành tráng.
Dưới đây là 3 lý do phải xem Tây du ký 2011:
1. Giữ nguyên nguyên tác, kết hợp kỹ thuật hiện đại
Bản dựng mới trung thành đến 60% so với nguyên tác Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, đúng chất thần thoại. Nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đã mời ê-kíp kỹ xảo của bộ phim X-Men cộng tác nên tạo được hiệu quả thị giác đặc biệt, từ bối cảnh đến kỹ xảo.
Hình ảnh yêu quái trong Tây du ký 2011.
So với sự ngô nghê ở những cảnh biến hóa (chủ yếu là cột khói trắng) trong bộ phim cũ, Tây du ký 2011thật sự là một bước tiến rất đáng kinh ngạc về kỹ thuật hiện đại của phim truyền hình Trung Quốc.
Kỹ xảo trong Tây du ký 2011.
Video đang HOT
2. Tạo hình nhân vật sinh động
Tạo hình nhân vật trong Tây du ký 2011 được nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đặc biệt quan tâm nên rất chân thật. Gương mặt của những con yêu quái tuy vẫn dùng mặt nạ nhưng được thiết kế chi tiết, khiến lên phim chúng trở nên gớm ghiếc vô cùng. Với tạo hình của hai nhân vật Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, dù có nhiều ý kiến khen chê trái chiều nhưng phải thừa nhận đó là những gương mặt đúng chất… khỉ và heo. Thú vị nhất là Trư Bát Giới, tai không to nhưng mõm dài, có những nếp nhăn y như thật.
Tạo hình của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới rất giống…khỉ và heo.
3. Tính cách Đường Tam Tạng mạnh mẽ, kiên cường hơn
Trong bản dựng cũ, nhân vật Đường Tăng quá hiền, yếu đuối. Còn ở phiên bản mới, nhiều người nhận xét Đường Tăng giống như một… hiệp khách đang hành hiệp giang hồ. Bởi thật khó thuyết phục khi một người vượt chặng đường dài gần ba ngàn dặm, qua 110 nước, chịu đến 81 nạn kiếp mà da vẫn trắng trẻo như ở trong nhà.
Vai Tôn Ngộ Không trong phiên bản mới do Ngô Việt đảm nhận.
Dù là nhà tu nhưng Đường Tam Tạng vẫn phải thay đổi y phục, nên không thể suốt phim chỉ mặc độc nhất một bộ. Về tính cách, nếu quá nhu nhược, yếu đuối làm sao “quản” nổi các đệ tử vốn ai cũng có tính khí thất thường. Bởi vậy, trong Tây du ký 2011, Đường Tam Tạng mạnh mẽ, kiên cường hơn là vì thế.
Nếu cả 3 lý do vẫn không khiến bạn thoải mái ngồi xem Tây du ký 2011, thì có nghĩa là bạn đã quá ấn tượng với phiên bản của Lục Tiểu Linh Đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì phiên bản Tây du ký 1986 vốn đã in sâu trong tiềm thức của bạn từ thuở ấu thơ, và hơn thế, nó đã được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của truyền hình Trung Quốc, kho mà nhạt phai trong ký ức khán giả.
Ngày 20/7/2011, sau 5 năm vất vả, bộ phim Tây du ký của nhà sản xuất Trung Quốc Trương Kỷ Trung đã hoàn thành với các diễn viên: Ngô Việt (Tôn Ngộ Không), Nhiếp Viễn (Đường Tam Tạng), Từ Cẩm Giang (Sa Tăng), Tàng Kim Sanh (Trư Bát Giới), Lý Thế Dân (Lý Á Bằng), Nhị Lang Thần (Huỳnh Hiểu Minh), Phật Bà Quan Âm (Lưu Đào)… Chia sẻ với báo giới trong buổi ra mắt phim, Trương Kỷ Trung cho biết: “Tôi đã mất một năm ròng để suy nghĩ xem nên làm như thế nào, 2 năm cho kịch bản và xây dựng nhân vật, 9 tháng để quay, một năm rưỡi cho khâu hậu kỳ”. Tây du ký có độ dài 66 tập với chi phí đầu tư 100 triệu NDT, trong đó đến 75% số tiền đổ vào việc sản xuất cho hơn 400.000 cảnh quay (có 22 ngàn cảnh kỹ xảo), xây dựng 10 hoàng cung và 18 động yêu tinh, thực hiện hậu kỳ ở 14 quốc gia. Chung số phận với những bộ phim làm lại khác, gần nhất là bộ phim Công chúa Hoàn Châu, Tây du ký chưa lên sóng đã bị dư luận “ném đá” tơi bời. Thậm chí, người ta còn bảo Trương Kỷ Trung quá “to mồm”, tự tin quá đáng, không biết “ngã nón” trước tác phẩm kinh điển Tây du ký của đạo diễn Dương Khiết. Với cá tính “tôi đi đường tôi”, nhà sản xuất rậm râu này phát biểu: “Hãy xem phim đi rồi nói vẫn chưa muộn!”. (Ý ông nói là hãy xem phim xong rồi… chửi cũng chưa muộn!). Ông còn chia sẻ: “Làm bộ phim này, tôi giống như một người leo núi vậy. Cố gắng hết sức, vượt qua biết bao khó khăn mới lên đến đỉnh thì phát hiện, chẳng có người nào trên đó để vỗ tay. Không biết lúc xuống núi sẽ thế nào đây!”.
ANH DƯƠNG
Theo Infonet.vn
Tây Du Ký trở lại với diện mạo mới
Tây Du Ký phiên bản mới sẽ thay đổi từ tạo hình, lời thoại, bối cảnh đến tính cách nhân vật.
Vẫn tuân thủ nguyên tác của Ngô Thừa Ân nhưng bộ phim Tây Du Ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung sẽ có những điểm mới lạ hơn so với bản năm 1986.
Nếu tạo hình trong Tây Du Ký năm 86 được làm theo tạo hình trong kinh kịch thì với phiên bản này, đạo diễn Trương Kỷ Trung tạo hình các nhân vật theo hướng hiện thực hóa, do đó khuôn mặt các nhân vật nhìn chân thực hơn. Với mục đích đem lại cảm giác chân thực và gần gũi nhất cho người xem, những lời thoại trong phiên bản mới hướng đến sự ngắn gọn, xúc tích. Sự đơn giản kết hợp với cách nói truyện hài hước phù hợp với khán giả thời nay.
Diện mạo mới của bốn thầy trò Đường Tăng
Ở "Tây Du Ký" phiên bản 1986, Ngô Thừa Ân chủ yếu sử dụng bối cảnh hướng Tây, từ Trường An, qua Tân Cương, qua Trung Á rồi xuống Ấn Độ thì phiên bản mới chú ý đến những địa điểm ghi hình, đó đều là những nơi phong cảnh hữu tình của đất nước Trung Quốc: Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Hồ Nam, Sơn Tây, Hà Bắc, Thiểm Tây...
Đặc biệt, một số tình tiết, tính cách nhân vật trong bộ phim này cũng sẽ thay đổi để làm nổi bật lên tính nhân văn của câu chuyện. Ví dụ như trong một phần rất nổi tiếng của Tây Du Ký ở Tây Lương nữ quốc, Chuột Tinh vướng vào lưới tình nhưng sẵn sàng hối cải. Trương Kỷ Trung cho biết: "Yêu quái cũng có nhân tính, Chuột Tinh yêu Đường Tăng, khi cảm thấy níu giữ Đường Tăng là điều không nên. Chuột Tinh nhận ra chân lý đó nên đã sẵn sàng từ bỏ ý định của mình".
Tây Du Ký phiên bản mới này có sự tham gia của Nhiếp Viễn trong vai Đường Tăng, Tàng Kim Sinh vai Trư Bát Giới, Từ Cẩm Giang vai Sa Tăng. Riêng Tôn Ngộ Không sẽ do hai diễn viên Ngô Việt và Vương Cửu Thắng thay nhau đảm nhận.
Phim sẽ phát sóng vào lúc 17h trong ngày bắt đầu từ 15/5 trên HTV7.
Một số hình ảnh khác của phim:
Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không với tạo hình theo hướng hiện thực hóa
Bối cảnh của phim cũng được thay đổi để mang lại một làn gió mới
Đường Tăng cũng khác lạ bởi không có chiếc áo cà sa quen thuộc
Tây Lương nữ quốc hứa hẹn sẽ là một tập chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị
Theo VNN
Tân Tây Du Ký và những chuyện khó quên Hơn 250 ngày đêm cùng chung vai góp sức thực hiện Tân Tây Du Ký đã để lại trong lòng mỗi người những kỷ niệm khó quên. Phiên bản phim truyền hình của Tứ đại danh bộ của Trung Quốc (Thủy hử, Tam Quốc, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký) đã lần lượt được ra mắt khán giả trong 2 năm gần đây....