3 lý do không ngờ khiến làn da chị em bị nám, nhăn nheo và nhanh lão hóa
Để điều trị nám hiệu quả, chị em nên xác định được đúng nguyên nhân gây nám và các yếu tố khiến tình trạng nám nặng thêm.
Nám da xuất hiện khi cơ thể sản xuất quá nhiều melanin. Điều đó khiến trên da có thêm những mảng tối màu nâu, rám nắng hoặc thậm chí màu xanh xám. Mặc dù nám không gây khó chịu về thể chất và thường vô hại nhưng sự xuất hiện của các đốm đen có thể gây khó chịu và khiến mọi người cảm thấy tự ti.
Sắc tố melanin không phải là yếu tố duy nhất quyết định màu sắc da. Ngoài melanin còn có các yếu tố khác khiến da không đều màu, da sạm như do đi nắng, thay đổi nội tiết, do di truyền…
Để điều trị nám hiệu quả, chị em nên xác định được đúng nguyên nhân gây nám và các yếu tố làm cho tình trạng nám nặng thêm.
3 lý do không ngờ khiến bạn bị nám
1. Đi nắng mà không có biện pháp bảo vệ da
Da mặt không được che chắn kỹ trước khi ra nắng thì rất dễ hình thành nám sạm, nhăn nheo. Bạn cần đeo khẩu trang, quần áo bảo hộ, mũ, kính chống nắng và đặc biệt không nên quên bôi kem chống nắng.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), kem chống nắng có khả năng ngăn chặn tia UVA, UVB mạnh có thể giúp bạn không bị bỏng rát, giảm thiểu sự phát triển của nếp nhăn và nám.
Bác sĩ da liễu Sandy Skotnicki, (Trung tâm Da liễu Bay, Toronto, Mỹ) cho biết: “C ó một số nghiên cứu lớn cho thấy việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên có thể làm giảm quá trình ảnh hưởng của da – như mẩn đỏ, nám và nếp nhăn. Ví dụ, trong một nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với tia cực tím là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt”.
Chị em lưu ý hạn chế uống các loại thuốc điều trị khiến da tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ngưng sử dụng các loại kem làm trắng gây bào mòn, lột tẩy da.
2. Thay đổi nội tiết tố
Video đang HOT
Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone dao động làm tăng sản xuất melanin. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc trải qua liệu pháp thay thế hormone. Việc ngừng thuốc tránh thai hoặc điều chỉnh liệu pháp hormone có thể là cần thiết.
Các đốm nám do mang thai có thể cải thiện khi nồng độ hormone của bạn trở lại bình thường, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
3. Di truyền học
Nám da có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Vì vậy, cho dù bạn có bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời hay tránh các liệu pháp liên quan đến hormone đến mức nào thì di truyền vẫn có thể là một yếu tố có thể dẫn đến nám.
Bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn, lúc đó hãy nói cho bác sĩ biết về tiền sử gia đình để bác sĩ đưa ra cho bạn phương án điều trị hiệu quả.
Có những phương pháp điều trị nào cho bệnh nám?
Điều trị nám có thể cần một hoặc nhiều những phương pháp sau đây để làm đều màu da của bạn:
- Bôi retinoids: Các sản phẩm dưỡng da có chứa vitamin A giúp ngăn chặn sự sản xuất melanin và làm sáng các mảng tối.
- Thay da sinh học bằng axit glycolic: Lột da bằng hóa chất với axit glycolic sẽ loại bỏ các tế bào da chết và để lộ làn da khỏe mạnh hơn bên dưới.
- Mesotherapy (tiêm vi điểm) nhằm đưa các hoạt chất làm trắng da đi sâu bên trong da,
- Axit Tranexamic: Được sử dụng tại chỗ hoặc bằng đường uống, phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn sự kích hoạt của các tế bào hắc tố sản xuất sắc tố.
- Trị liệu bằng laser: Công nghệ laser loại bỏ lớp da bị tổn thương trên cùng để giảm sự xuất hiện của chứng tăng sắc tố.
- PRP giúp chống lão hóa, làm trắng sáng da…
Bảo Nam
Cách nào giúp giảm nếp nhăn ở cổ?
Cổ là một trong những vùng da mỏng manh có xu hướng nhăn nheo nhanh. Nếu biết chăm sóc đúng cách có thể hạn chế sự hình thành những nếp nhăn ở cổ...
1. Nguyên nhân gây nếp nhăn ở cổ
Các khuyết điểm trên da mặt có thể được che giấu bằng trang điểm, nhưng nếp nhăn ở cổ thì ngược lại. Nếp nhăn ở cổ thường là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hóa da do tuổi tác. Khi tuổi tác tăng, da mất đi sự đàn hồi tự nhiên và độ mịn màng, dẫn đến việc hình thành nếp nhăn và chùng nhão. Khi nếp nhăn ở cổ đã hình thành, chúng sẽ không dễ dàng biến mất.
Tuy nhiên, không phải lúc nào nếp nhăn ở cổ xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc bạn đã già đi. Nếp nhăn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhất là khi có sự tác động mạnh từ các yếu tố môi trường và lối sống không lành mạnh.
Nếp nhăn ở cổ xuất hiện như một phần tự nhiên của quá trình lão hóa da.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến da cổ dễ nhăn, bao gồm:
- Ít tuyến dầu: Da ở vùng cổ có ít tuyến dầu hơn so với các khu vực khác trên cơ thể, dẫn đến việc da dễ bị khô và thiếu độ đàn hồi, làm cho da dễ bị nhăn hơn.
- Áp lực và tư thế xấu: Vùng cổ thường phải chịu áp lực và cử động liên tục, như việc quay đầu, cúi đầu... Những hoạt động này, đặc biệt là tư thế xấu có thể tạo ra áp lực và ma sát trên da cổ, dẫn đến việc hình thành nếp nhăn theo thời gian.
- Tiếp xúc với tác nhân môi trường: Da cổ thường tiếp xúc với nhiều tác nhân môi trường như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí và các chất hóa học. Những tác nhân này có thể gây hại cho da, làm mất đi độ đàn hồi tự nhiên của da..
- Chăm sóc vùng da cổ không đúng cách: Việc không chăm sóc da cổ đúng cách, như không dùng kem chống nắng hoặc không dưỡng ẩm, có thể làm da khô và dễ bị nhăn.
2. Các biện pháp ngăn ngừa nếp nhăn ở cổ
Nếp nhăn xuất hiện như một phần tự nhiên của quá trình lão hóa da. Tuy nhiên, bằng cách chăm sóc da đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể giảm thiểu sự xuất hiện nếp nhăn ở vùng da cổ và duy trì làn da khỏe mạnh.
Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi thói quen xấu, vì nếp nhăn có thể hình thành nếu có thói quen xấu bất kể tuổi tác.
Những thói quen nhỏ trong việc rửa mặt và chăm sóc da hàng ngày cũng giúp cải thiện nếp nhăn trên cổ.
Nếu nếp nhăn nông vừa mới xuất hiện, bạn có thể cải thiện chỉ bằng cách thay đổi những thói quen sinh hoạt sau:
- Nếu là nhân viên văn phòng, làm việc lâu trước máy tính, chắc hẳn bạn có thói quen tựa cằm hoặc vô tình làm cổ rùa... Nếu làm việc trong thời gian dài với tư thế không đúng này, không chỉ sức khỏe cột sống bị tổn hại mà nếp nhăn ở cổ cũng sẽ tăng lên. Điều này cũng đúng khi sử dụng điện thoại thông minh, khi cúi nhìn màn hình. Vì vậy, nên tạo thói quen thẳng lưng và ngẩng cao đầu khi sử dụng.
- Ngủ đúng tư thế cũng có thể ngăn ngừa nếp nhăn. Cách tốt nhất là nằm ngửa khi ngủ. Ngoài ra, bất cứ khi nào có thời gian, hãy tập kéo giãn cổ bằng cách ngẩng đầu lên và nhìn lên bầu trời.
- Ngay cả những thói quen nhỏ trong việc rửa mặt và chăm sóc da hàng ngày cũng giúp cải thiện nếp nhăn trên cổ. Khi sử dụng nước tẩy trang, hãy lau từ xương quai xanh đến xương quai hàm bằng miếng bông thấm toner. Khi thoa kem dưỡng nên thoa đồng thời kết hợp massage vào phần cơ nổi lên khi bạn quay đầu từ bên này sang bên kia để ngăn ngừa da cổ chảy xệ và nếp nhăn.
- Luôn thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài một cách tỉ mỉ, cẩn thận không chỉ ở mặt mà còn ở cổ vì tia UV là nguyên nhân gây lão hóa da.
Tuy nhiên, khi các nếp nhăn đã hằn sâu cần có các phương pháp điều trị chuyên biệt hơn như tia laser cung cấp năng lượng vào da để hình thành collagen mới, giúp tái tạo da và loại bỏ nếp nhăn ở cổ. Gần đây, nâng cơ bằng chỉ cũng được ưa chuộng. Những nếp nhăn sâu cũng có thể được điều trị bằng cách tiêm botox.
Ngoài ra, có thể xử lý vùng da cổ khô, thô ráp và kém đàn hồi bằng peeling để ngăn ngừa lão hóa và làm trắng da. Phương pháp này đang trở nên phổ biến như một quy trình làm trắng và ngăn ngừa nếp nhăn cho bệnh nhân ở độ tuổi từ 40 đến 60.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để loại bỏ nếp nhăn ở cổ nhưng nguyên nhân và tình trạng của nếp nhăn ở cổ là khác nhau ở mỗi người. Vì vậy đừng mù quáng điều trị mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để có được phương pháp điều trị cần thiết cho chính mình.
7 lợi ích của vitamin C với làn da ít người biết Vitamin C là một chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó rất tốt cho làn da. Dưới đây là những tác dụng của vitamin C với da có thể bạn chưa biết. Vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc...