3 lý do khiến gần 2.000 năm qua không ai dám trộm mộ Gia Cát Lượng
Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số của Trung Hoa. Bởi vậy, ngay cả với cái chết của vị quân sư này cũng chứa đựng nhiều bí ẩn.
Theo Bách khoa toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Nơi vị trí huyệt mộ
Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân. Núi Định Quân nay nằm ở phía nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt . Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
Sử sách có ghi lại rằng Gia Cát Lượng dự đoán được vận mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi chết, ông nói với các tướng sỹ của mình rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác của ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Gia Cát Lượng là một nhân vật đặc biệt quan trọng thời Tam Quốc, ông là thừa tướng nước Thục, chức cao quyền trọng, về lý thì phường trộm mộ phải đào mộ của ông mới đúng, vậy mà cả nghìn năm sau mộ ông vẫn không hề bị động vào. Vì sao lại thế?
Không thể không thừa nhận Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật đặc biệt, lăng mộ của ông không bị trộm cắp vì ba lý do sau:
Thứ nhất, Gia Cát Lượng nhiều mưu lắm kế, phường trộm cắp lo sợ ông cài bẫy trong đó nên sẽ khó giữ được tính mạng của mình. hàng nghìn năm chưa có mấy ai cao trí, cao mưu được như Gia Cát Lượng.
Tượng của Khổng Minh Gia Cát Lượng ở Trung Quốc
Kế “thuyền cỏ mượn tên” hay “thành không nhà trống”, ngồi ung dung đánh đàn mà vẫn xua tan 15 vạn quân của Tư Mã Ý đã phần nào nói nên trí tuệ siêu phàm của ông. Phường trộm mộ biết, với trí tuệ của Gia Cát Lượng chắc chắn trong mộ ông sẽ phải bố trí rất nhiều bẫy, không sợ trộm mộ đến, chỉ sợ trộm mộ không dám đến mà thôi. Phường trộm mộ cũng không dại, trí tuệ của ông ở mức phi thường, chẳng may khi đào mộ ông lên, cung tên, thuốc độc bắn lên chết hết thì làm thế nào?
Thứ hai, Gia Cát Lượng là người luôn luôn tiết kiệm. Cả đời ông trong sạch, an phận thủ thường, lúc lâm chung vẫn yêu cầu tang lễ giản đơn, đến áo liệm không cần mặc, chỉ cần mặc quần áo ngày thường là được. Một vị thừa tướng tiết kiệm đến mức này thì thật là đáng khâm phục!
Với tính cách của ông thì không thể có chuyện ông bỏ nhiều vàng bạc châu báu vào trong quan tài của mình được. Vì thế, dù có mở nắp quan tài của ông ra thì phường trộm cắp cũng sẽ chẳng lấy được gì. Những tên trộm mộ cũng đã tính toán kỹ, dù trộm mộ của ông có kiếm được nhiều tiền chăng nữa thì cũng không bằng giữ được , tính mạng của bản thân, đây là một phi vụ làm ăn không có lời.
Thứ ba, Gia Cát Lượng được người đời tôn kính, đến phưởng trộm cắp cũng tâm phục khẩu phục. Ông không chỉ là người có trí tuệ, mà còn là một trung thần. Lưu Bị trước khi chết có nói rằng nếu Lưu Thiện không làm được lập tức phế truất, giao ông toàn quyền. Lòng độ lượng của Lưu Bị quả là vĩ đại!
Gia Cát Lượng đã làm thế nào? Ông vẫn một mực trung thành phụ tá Lưu Thiện mà không hề làm phản. Với người có chút dã tâm là có thể phế truất Lưu Thiện ngay tức thì nhưng với Gia Cát Lượng thì không. Sự việc này đã lưu truyền hậu thế ngàn năm, đến trộm còn khâm phục tôn kính ông.
Đấy chính là lý do mấu chốt vì sao mộ Gia Cát Lượng không bị đánh cắp.
Nguyễn Thị Thu Trang
Theo Khỏe & Đẹp
Tư Mã Ý - đối thủ xứng tầm của Gia Cát Lượng thời tam quốc
Trong Tam quốc diễn nghĩa, hình tượng Tư Mã Ý được phác họa có phần hèn nhát và mưu mô. Nhưng trên thực tế, Tư Mã Ý được đánh giá là một nhân vật kiệt xuất và là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.
Ông có công phò tá nhà Nguỵ chống lại các cuộc Bắc Phạt của nhà Thục do Gia Cát Lượng chỉ huy. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Tư Mã Ý trở thành vị quân sư quyền lực nhất thời đó. Dù còn nhiều tranh cãi xung quanh nhân vật này nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của ông trong thời Tam Quốc.
Theo người nổi tiếng
Ai đã ngăn trở Gia Cát Lượng diệt trừ Tư Mã Ý? Vào giai đoạn Thục - Ngụy tranh hùng, có thể nói sự tồn tại của Tư Mã Ý chính là trở ngại khó khăn nhất đối với chiến dịch phạt Bắc của Gia Cát Lượng. Để có thể phã vỡ trở ngại này, Gia Cát Lượng từng dùng kế dẫn dụ Tư Mã Ý đến một nơi gọi là Thượng Phương Cốc. Nơi...