3 lỗi sai be bét khiến bé ốm liên tục dù được mẹ chăm chút cẩn thận đến nhường nào
Nhiều người mẹ tự hỏi không biết tại sao dù họ chăm chút cho con rất cẩn thận nhưng con họ vẫn bị ốm.
Dưới đây là lỗi sai nhiều phụ huynh mắc phải khiến con trẻ dễ bị ốm mặc dù họ đã chăm sóc con rất cẩn thận.
Cho trẻ ăn tối quá no
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt nên mỗi lần ăn đều cho trẻ ăn, họ thường ép trẻ ăn thật nhiều, nhất là trong bữa tối. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ ăn no một chút trong buổi sáng cũng không sao vì bé chạy nhảy nhiều trong ngày và thức ăn được tiêu hóa nhanh.
Nhưng buổi tối thì khác, thông thường trẻ sẽ đi ngủ ngay sau khi ăn. Nếu trẻ ăn no không chỉ tích tụ thức ăn mà còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của ruột và dạ dày, ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ khiến trẻ đau ốm thường xuyên.
Trời rét, mặc quần áo cho trẻ quá dày vì sợ bé lạnh
Video đang HOT
Đôi khi cái lạnh thích hợp có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người. Bạn có biết rằng những người thường xuyên bơi vào mùa đông thường có sức khoẻ tốt hơn. Điều này cũng có thể áp dụng cho trẻ em.
Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn không cần cho trẻ mặc quá dày. Trong điều kiện đảm bảo trẻ không bị lạnh cóng, bạn hãy mặc quần áo vừa phải để trẻ rèn luyện khả năng chống lạnh, để trẻ nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhờ đó khả năng miễn dịch của bé cũng được nâng cao, bé không bị cảm lạnh.
Cho trẻ uống thuốc khi có dấu hiệu bệnh nhẹ
Khi trẻ chỉ hơi ho, sốt, nhiều mẹ đã vội vàng cho con uống thuốc. Nhưng đây là cách chăm con phản tác dụng. Cơ thể con người có khả năng chống lại bệnh tật ở một mức độ nhất định. Khi trẻ bị vi trùng, vi khuẩn tấn công, cơ thể trẻ sẽ phản ứng tương ứng để chống lại những vi trùng, vi khuẩn này.
Và trong quá trình này, khả năng miễn dịch của cơ thể liên tục được tăng cường. Đối với một số bệnh, trẻ thực sự có thể tự chữa khỏi mà không cần dùng thuốc. Nếu trẻ có một số biểu hiện bệnh nhẹ, bạn đã cho bé uống thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ suy giảm.
Ăn loại chất béo nào để giúp cơ thể khỏe mạnh?
Tăng cường chất béo lành mạnh và hạn chế ăn những chất béo không lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật.
Ảnh: Craevschii Family / Shutterstock
Theo The Epoch Times , chất béo và sức khỏe miễn dịch có mối quan hệ với nhau. Đôi khi chất béo có thể chống lại sức mạnh miễn dịch, nhưng chất béo cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Chất béo lành mạnh như chất béo có trong dầu ô liu, cá hồi, quả bơ và các loại hạt có thể có tác dụng tăng cường miễn dịch. Ảnh: NHẬT LINH
Trước hết chúng ta phân biệt giữa chất béo trong cơ thể và chất béo trong chế độ ăn. Mức độ cao của chất béo trong cơ thể có thể gây ra viêm nhiễm và hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, khiến bạn dễ bị ốm hơn.
Chất béo trong chế độ ăn là một thứ hoàn toàn khác và tùy thuộc vào những thực phẩm bạn ăn, nó có thể giúp hoặc chống lại sức mạnh miễn dịch cho cơ thể. Chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa hoặc lượng chất béo bão hòa cao có thể gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Nguồn nguy hiểm nhất của những chất béo này là những chất được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bỏng ngô, khoai tây chiên, thịt chế biến...
Mặt khác, chất béo lành mạnh như chất béo có trong dầu ô liu, cá hồi, quả bơ và các loại hạt có thể có tác dụng tăng cường miễn dịch. Chúng có thể giúp phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng cách giảm viêm.
Dầu ô liu là một nguồn giàu chất béo không bão hòa đơn, có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe. Nó có khả năng chống viêm cao và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về viêm như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Những tác dụng chống viêm này giúp hạn chế tình trạng viêm mãn tính có thể có tác dụng ức chế miễn dịch. Những tác động này có thể giúp ích trong dài hạn và ngắn hạn. Những người có tình trạng sức khỏe viêm nhiễm hiện có nguy cơ bị cảm lạnh, cúm và COVID-19 cao hơn. Cơ thể của họ không được chuẩn bị để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng có thể dẫn đến kết quả nghiêm trọng.
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp bạn tránh bệnh tật ngay từ đầu và giúp cơ thể bạn giảm bệnh hiệu quả hơn. Về lâu dài, nó có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe hơn và hoạt động tốt hơn.
Chế độ ăn uống là một trong số yếu tố chính ảnh hưởng đến sức mạnh miễn dịch. Tập trung vào việc tăng cường lượng chất béo lành mạnh và hạn chế chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật, theo The Epoch Times.
BS Nhi khoa mách bố mẹ hai vị trí trên cơ thể trẻ bắt buộc phải được giữ ấm trong ngày đông Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh, trẻ cần được mặc ấm vừa đủ, trong đó quan trọng nhất là cần phải được giữ ấm là tai và cổ. Vài ngày gần đây, nhiệt độ giảm sâu khiến không khí lạnh bao phủ toàn miền Bắc, khu vực này...