3 loại tổn thương tiền ung thư có nhiều khả năng phát triển thành ung thư, cần chữa trị kịp thời
Không phải lúc nào tổn thương tiền ung thư cũng có thể phát triển thành ung thư nhưng 3 loại tổn thương tiền ung thư này có nhiều khả năng phát triển thành ung thư nhất, cần sớm phát hiện và điều trị để tránh mắc bệnh ung thư.
Đối với phần lớn mọi người, ung thư là một loại bệnh rất kinh khủng với tỷ lệ tử vong cao. Ngay cả khi chất lượng cuộc sống được cải thiện nhờ phương pháp điều trị tiên tiến nhưng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân vẫn sẽ xấu đi và quá trình điều trị cũng đau đớn hơn.
Giống như các bệnh khác, trước khi phát triển thành ung thư sẽ cơ thể sẽ trải qua giai đoạn tổn thương trước, nó được gọi là tổn thương tiền ung thư.
Tổn thương tiền ung thư là gì?
Trên thực tế, các tổn thương tiền ung thư không phải là ung thư, nó chưa đạt đến mức độ ung thư, nghĩa là, miễn chúng được phát hiện kịp thời và được điều trị hiệu quả, tất cả đều được chữa khỏi. Tình trạng này là một tổn thương lành tính nhưng lại mang mầm mống ung thư tiềm tàng. Để phát triển thành ung thư, cơ thể phải trải qua 3 giai đoạn:
- Các tế bào bình thường (mô) tổn thương do ung thư (tăng sản không điển hình nhẹ).
- Tăng sản không điển hình/ung thư biểu mô tại chỗ (tổn thương tiền ung thư).
- Khối u xâm nhập (ung thư).
Video đang HOT
Nói một cách đơn giản, nếu tổn thương tiền ung thư phát triển ở các tế bào bình thường với mức độ biến đổi tế bào tương đối thấp thì nó có thể không nhất thiết phát triển thành ung thư. Ngay cả khi ung thư có thể xuất hiện, nó cũng sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy chúng ta phải tìm ra nó kịp thời.
3 loại tổn thương tiền ung thư có nhiều khả năng phát triển thành ung thư nhất
1. Viêm dạ dày mãn tính
Mặc dù bệnh này không nghiêm trọng, nhưng nó có thể phát triển thành ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời . Diễn biến của các tổn thương bắt đầu từ niêm mạc dạ dày bình thường chuyển sang viêm dạ dày nông mãn tính rồi viêm dạ dày teo mãn tính làm biến chất đường ruột, loạn sản và cuối cùng là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày mãn tính thường có các triệu chứng khó chịu ở bụng, đầy hơi, đau và kém ăn. Nếu bạn đã có các biểu hiện trên, cần đến kiểm tra y tế kịp thời, làm xét nghiệm dạ dày. Trong trường hợp nó chỉ là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), bạn cũng cần phải bỏ thuốc lá và rượu.
2. Tăng sản không điển hình của vú
Mặc dù tăng sản tuyến vú là một bệnh phổ biến, tăng sản tuyến vú không điển hình có thể là một tổn thương tiền ung thư của ung thư vú . Nếu bạn cảm thấy ngực có khối u cứng nhưng không có đau, massage thường xuyên mà không làm nhỏ kích thước của nó lại thì bạn phải cảnh giác.
Bạn có thể thực hiện kiểm tra siêu âm. Khi bị tăng sản không điển hình của vú, hãy chú ý đến việc sử dụng ít các sản phẩm sức khỏe estrogen và ăn ít thực phẩm béo.
3: Xơ gan
Theo báo cáo khảo sát của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, có khoảng gần 800 nghìn ca ung thư gan mới trên thế giới vào năm 2012. Sự xuất hiện của ung thư gan phải trải qua các giai đoạn viêm gan – xơ gan và cuối cùng trở thành ung thư gan.
Bệnh nhân bị xơ gan có thể lực kém, mặt thường có màu vàng hoặc xỉn màu, nếu cảm thấy đau ở vùng gan, hãy cảnh giác. Để ngăn ngừa sự phát triển của ung thư gan, tốt nhất nên kiểm tra siêu âm viêm gan B và alpha-fetoprotein cứ ba tháng hoặc nửa năm một lần, đồng thời, bạn cũng nên tránh mệt mỏi quá mức và bỏ thuốc lá.
Chuyên gia chỉ ra những món ăn dù tiếc đến mấy cũng tuyệt đối không được để qua đêm
Dù là những món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể nhưng nếu để qua đêm chúng sẽ biết thành chất kịch độc, có thể gây ung thư.
Nhiều gia đình tiếc của không bỏ đồ ăn thừa sau bữa ăn mà cất vào tủ lạnh để đến bữa sau. Thậm chí, nhiều bà nội trợ còn nấu nhiều lên để ăn nhiều bữa cho "tiện", đỡ phải vào bếp. Đây là một việc rất không nên.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đồ ăn đã chế biến để càng lâu, nguy cơ rằng hỏng càng cao, vi khuẩn sinh sôi càng nhiều. Một khi bạn ăn phải các vi khuẩn này, bạn dễ mắc các bệnh như viêm dạ dày, ruột... cấp tính.
Trứng là một trong những món được khuyên không nên để qua đêm- Ảnh minh họa
Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm có lượng vi khuẩn cao quá tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Theo các chuyên gia, có những loại thức phẩm tuyệt đối không nên để qua đêm, đó là:
Khoai tây: Khoai tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để qua đêm và hâm nóng lại bằng lò vi sóng toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là các chất có hại gây đầy hơi, khó tiêu.
Các chế phẩm từ đậu: Do có hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng cao, nên các sản phẩm từ đậu nành là nguồn nuôi dưỡng dồi dào cho các vi sinh vật. Không chỉ vậy đậu phụ và sữa đậu nành nếu để lâu dễ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulium -một loại vi khuẩn có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.
Rau xanh: Rau xanh, đặc biệt là rau chân vịt, rau cần, rau cải... có hàm lượng muối nitrat trên lá và cọng rau rất cao, khi nấu chín và để qua đêm rất dễ chuyển hóa thành nitrit - một chất có thể gây ra bệnh ung thư.
Nộm, gỏi: Đa phần các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, nên sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu để món này qua ngày hôm sau, dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn không hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí ngộ độc.
Trứng: Trứng gà luộc để qua đêm, nếu không bảo quản trong tủ lạnh mà để ở ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Đặc biệt, với những quả trứng luộc lòng đào, bạn tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu.
Những 'đại kỵ' khi dùng mật ong không phải ai cũng biết Mật ong vừa là thực phảm, vừa là dược phẩm. Nhưng không phải vì thế mà có thể dùng mật ong một cách bừa bãi bởi khi kết hợp với những thực phẩm này, mật ong có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho người dùng. Ảnh minh họa: Internet Theo nghiên cứu, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển...